Cứu con trong trận lốc xoáy, mẹ bị dập nát đôi chân
Thảm họa 8 năm trước đã lấy đi đôi chân của Stephanie Decker song cũng là khởi đầu mới đối với cuộc đời cô.
Ngày 2/3/2012, cơn lốc xoáy cấp 4 tàn phá thị trấn Henryville (bang Indiana, Mỹ). Khi đó, Stephanie Decker (hiện 45 tuổi) đối diện với tình huống nguy hiểm để bảo vệ 2 con Dominic và Reese, dẫn đến việc cô mất đi đôi chân, theo Goal Cast.
Khi gió bắt đầu nổi lên, 3 mẹ con tìm đường đến tầng hầm. “Tôi ngước lên thì thấy tấm bạt lò xo đặt dưới đất bay ngang qua sân. Sau đó, toàn bộ căn nhà của chúng tôi bắt đầu rung chuyển. Tôi như hóa đá vào thời điểm đó”, Stephanie kể lại với ABC News.
Cơn lốc xoáy với sức gió 285 km/h phá tan ngôi nhà của Stephanie. Người mẹ vội lấy chiếc chăn để quấn các con vào đó và ôm lấy chúng. Sau đó, một thanh dầm bằng thép dài 6 m rơi về phía họ đang ẩn náu.
“Lúc ấy, tôi có thể buông các con ra, đẩy đống đồ đạc khỏi người và chạy thoát. Tuy nhiên, tôi đã để thanh dầm rơi vào người thay vì bỏ mặc chúng. Tôi chỉ nghĩ thà mình bị xé toạc cánh tay chứ không thể buông bỏ các con”, Stephanie nói.
Stephanie Decker khiến nhiều người cảm phục khi mạo hiểm mạng sống để cứu các con trong thảm họa. Ảnh: Andrew Brusso.
Đôi chân của Stephanie bị nghiền nát sau đó, nhưng mọi chuyện chưa kết thúc. Khi cô bị mắc kẹt vì thanh dầm chèn lên phần dưới cơ thể, một cơn lốc xoáy cấp 2 khác tiến thẳng về phía 3 mẹ con, khiến cột nhà sập xuống.
“Cây cột rơi thẳng về phía đầu con gái tôi. Tôi chỉ có thể cử động phần trên cơ thể nên cố xoay người qua lại để hứng lấy những mảnh vụn bay tứ tung. Việc này khiến tôi sau đó gãy 8 xương sườn và thủng phổi”, người mẹ nhớ lại.
Sau tất cả, 2 con của Stephanie vẫn an toàn. Dù đôi chân bị dập nát, cô vẫn cố giữ sự tỉnh táo vì nghĩ các con cần mình.
Cậu bé Dominic sau đó chạy đi tìm người giúp đỡ mẹ. Nhờ sớm được đưa tới bệnh viện, Stephanie không gặp nguy hiểm về tính mạng.
Chia sẻ với P eople, Stephanie tiết lộ cô hoàn toàn không hối hận về lựa chọn cứu các con thay vì bản thân năm đó.
“Nếu trở lại, tôi vẫn không thay đổi quyết định dù có được trả 1 triệu USD. Tất cả đã được an bài. Trong giây phút kinh hoàng, tôi chỉ nghĩ nếu có thể thoát ra, tôi sẽ cố gắng vượt qua và tạo ra sự tác động”, cô nói.
Stephanie coi việc 2 con được an toàn sau trận lốc xoáy đã là phước lành, dù cô mất đi đôi chân. Ảnh: Stephanie Decker.
Một năm sau trận lốc xoáy, người mẹ lập ra Stephanie Decker Foundation – tổ chức đã giúp hàng trăm trẻ em bị cụt tay, chân tham gia trại thể thao địa phương. Stephanie cũng đi khắp nước Mỹ với tư cách diễn giả truyền động lực.
Cô và chồng, Joe (hiện 50 tuổi, giáo viên dạy toán ở trường trung học và huấn luyện viên bóng chày) đã không xây lại nhà. Hiện họ sống cách nơi xảy ra thảm họa năm đó khoảng 15 phút lái xe.
Stephanie tập quen với việc sử dụng đôi chân giả, thậm chí có thể chạy bộ. Người mẹ hy vọng một ngày nào đó có cơ hội tham gia cuộc thi Dancing with the Stars.
“Tôi yêu những điều không thể. Đó là sở trường của tôi”, cô nói.
Trên website của mình, Stephanie cho biết với cô, thảm họa 8 năm trước không phải sự kết thúc, mà là khởi đầu kỳ lạ cho cuộc đời.
Kinh hoàng khoảnh khắc lốc xoáy cuốn tung bạt che lên trời
Một cơn lốc xoáy cuốn theo nhiều cát bụi và tấm bạt che khi đổ bộ qua một công trường đã tạo nên khoảnh khắc đầy ấn tượng.
Một cơn lốc xoáy đã đổ bộ vào một công trường ở Battambang, Campuchia. Cảnh quay cho thấy cơn lốc xoáy cuốn theo hai mảnh bạt lớn màu xanh lên không trung trong cơn sốc của những người công nhân chứng kiến cảnh tượng này.
Cơn lốc xoáy bất chợt vùng lên cuốn theo nhiều cát bụi và bạt che, sau đó lại nhanh chóng lắng xuống khiến các công nhân phải tốn nhiều thời gian để dọn dẹp mớ hỗn độn mà nó gây ra.
Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hoặc siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy. Nhưng may mắn là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường dông tố) hay từ một cơn bão.
Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động. Nhưng khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân lốc xoáy con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.
Phát hiện cây hóa thạch 10 triệu năm tuổi Thân cây hóa đá khổng lồ được tìm thấy tại Peru tiết lộ môi trường trên dãy Andes thay đổi mạnh mẽ trong hàng triệu năm qua. Thân cây hóa thạch bị chôn vùn dưới một thảm cỏ. Ảnh: Rodolfo Salas Gismondi. Hóa thạch thực vật hiếm, ước tính khoảng 10 triệu năm tuổi, được các nhà cổ sinh vật học từ Viện...