Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là “ngày sấm sét”
Cựu cố vấn thân cận của ông Donald Trump dự đoán rằng mỗi ngày làm tổng thống của ông trong 4 năm tới sẽ đều là “ ngày sấm sét”.
Cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Steve Bannon (Ảnh: The Hill).
Cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Steve Bannon, nhận định rằng mỗi ngày trong nhiệm kỳ của ông chủ Nhà Trắng hiện tại sẽ là một “ngày sấm sét.”
Ông Bannon, một chuyên gia truyền thông và là giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ông từng được bổ nhiệm vào vị trí cố vấn cấp cao, chiến lược gia trưởng trong bộ máy chính quyền mới sau khi ông Trump đắc cử tổng thống năm 2016. Ông rời khỏi chính quyền Mỹ vào năm 2019 sau khi ông đưa ra những quan điểm trái ngược với lập trường của Tổng thống Trump về vấn đề Triều Tiên.
“Bốn năm của ông ấy, tôi nghĩ mỗi ngày sẽ là một ngày sấm sét. Tổng thống hiểu rằng ông ấy đã suýt rơi vào tình trạng bị loại bỏ về mặt chính trị, và tôi nghĩ ông ấy cũng hiểu rằng giai đoạn này sẽ được nhớ đến như thời đại của Trump”, ông Bannon nói thêm.
Những dự đoán của ông Bannon xuất hiện sau một vài tuần đầu đầy biến động trong nhiệm kỳ thứ 2 của Trump với những quyết sách và phát ngôn làm rung chuyển chính trường Mỹ và thế giới.
Trong những tuần đầu tiên, ông Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp, trong khi tỷ phú Elon Musk cùng Ban hiệu quả chính phủ (DOGE) của ông đã thực hiện những hành động quyết liệt để cải tổ chính phủ liên bang.
Ông Bannon thậm chí so sánh ông Trump với các cựu tổng thống nổi tiếng của Mỹ như George Washington, Abraham Lincoln liên quan tới các nỗ lực làm xoay chuyển đất nước.
“Tôi nghĩ ông ấy đang bước vào thời khắc lịch sử”, ông Bannon nói.
Đảng Dân chủ gần đây đã bày tỏ sự bất bình với các quyết định của ông Trump. Tuy nhiên, phản ứng của họ bị giới quan sát đán.h giá là chưa nhất quán và chưa đủ mạnh để đối phó với ông Trump, người đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tái cấu trúc chính phủ.
Trong khi đó, giới quan sát nhận định, ông Trump đang thể hiện mình là một chính trị gia khó đoán, yếu tố có thể giúp ông tạo ra đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với các đối thủ cũng như cả những quốc gia đối tác, đồng minh thân cận với Mỹ, với mục tiêu rõ ràng là đặt lợi ích của Washington lên hàng đầu.
Video đang HOT
Thấy gì từ tuần đầu của chính quyền Trump 2.0?
Chính quyền Trump 2.0 tỏ ra có kinh nghiệm và tự tin hơn so với 8 năm về trước. Họ đã thi hành hàng loạt chính sách để thực thi những lời hứa của ông Trump trong quá trình tranh cử.
Từ khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ hai hôm 20/1, hàng loạt chính sách của Mỹ đã thay đổi (Ảnh: Reuters).
Trò chuyện với báo giới trên chuyến bay từ Las Vegas tới Miami hôm 25/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra tự tin về thành tựu của mình trong tuần đầu nhậm chức.
"Chúng tôi đang được điểm A về những gì đã làm được - cũng như về khối lượng công việc đã thực hiện. Mọi người nói rằng theo trí nhớ của họ, đây là tuần đầu thành công nhất của một vị tổng thống", ông Trump nói.
Các phóng viên chuyên theo dõi tổng thống Mỹ có thể nhận thấy rõ sự khác biệt giữa ông Trump và ông Biden. Trên chuyến bay, ông Trump dành 20 phút trao đổi với báo giới, chia sẻ hàng loạt vấn đề từ Greenland, Trung Đông tới quan hệ cá nhân với Thủ tướng Anh. Những cuộc trò chuyện "không có kịch bản" như vậy là điều ông Biden hiếm khi thực hiện.
Tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, nút bấm "Diet Coke" - giúp tổng thống gọi nước uống bất cứ lúc nào - đã được lắp đặt trở lại. Bức tượng cố Thủ tướng Anh Winston Churchill và chân dung Tổng thống thứ 7 của nước Mỹ Andrew Jackson cũng đã được đưa trở lại căn phòng này.
Tuy vậy, thay đổi tại Washington không chỉ dừng lại ở sở thích cá nhân của ông chủ Nhà Trắng. Hàng loạt chính sách mới đã được chính quyền Trump 2.0 ban bố về nhập cư, khí hậu, năng lượng hay văn hóa, đem lại chuyển biến lớn với bức tranh chính trị Mỹ.
Những thay đổi
Nhập cư là vấn đề nổi trội nhất trong tuần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng. Ông đã ngăn hàng nghìn người nhập cư đang trong quá trình tới Mỹ, khởi động quá trình trù xuất khoảng một triệu người nhập cư tạm thời, cũng như chấm dứt hàng loạt chương trình tạm trú với công dân các nước như Ukraine, Haiti hay Venezuela.
Ông dự định chấm dứt cấp quyền công dân cho mọi đứ.a tr.ẻ sinh ra tại Mỹ, dù chính sách này đã bị tòa án tạm đình chỉ.
Chính quyền Trump cũng hạn chế các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hóa thạch và hạn chế hỗ trợ cho ngành năng lượng tái tạo tại Mỹ.
Một lần nữa, nước Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu - điều ông Trump từng làm trong nhiệm kỳ đầu tiên. Một số khu vực rộng lớn tại Alaska được cấp phép khai thác dầu. Trong khi đó, Mỹ đã tạm ngừng cấp phép cho các dự án điện gió ngoài khơi mới trong các khu vực thuộc thẩm quyền của chính quyền liên bang.
Một trong những lĩnh vực khác được ông Trump chú ý là "cuộc chiến văn hóa" - vấn đề mà phe bảo thủ và tự do tại Mỹ đã tranh cãi trong nhiều năm qua.
Ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp quy định chính phủ Mỹ chỉ công nhận hai giới tính: Nam và nữ. Quy định này đã bắt đầu có tác động trên thực tế: Bộ Ngoại giao Mỹ đã bỏ lựa chọn "không nói rõ hoặc giới tính khác" trên trang web đăng ký hộ chiếu.
Bên cạnh đó, ông Trump yêu cầu các cơ quan liên bang Mỹ chấm dứt các chương trình về thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế như phụ nữ, người da màu hay người khuyết tật (DEI). Cơ quan phụ trách vấn đề này trong các bộ ngành đã bị đóng cửa, trong khi các nhân viên sẽ bị sa thải.
Về nhân sự, chính quyền Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp giúp họ dễ dàng sa thải các nhân viên trong chính quyền liên bang hơn. Sắc lệnh này đang bị một công đoàn công chức kiện ra tòa án.
Một số công chức cấp cao trong các bộ ngành cũng đã bị sa thải. Hôm 24/1, chính quyền Trump đột ngột thông báo sa thải 17 chánh thanh tra của một số bộ ngành tại Mỹ, bao gồm Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Phe Dân chủ cáo buộc phe Cộng hòa muốn thay thế các vị trí này bằng các nhân vật trung thành.
Bên cạnh những gì ông Trump đã làm, những gì ông chưa làm cũng đáng chú ý.
Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump cam kết đán.h thuế 25% lên mọi sản phẩm từ Mexico và Canada, cũng như áp thuế bổ sung 10% lên các sản phẩm từ Trung Quốc ngay trong ngày đầu tiên.
Các chính sách này vẫn chưa trở thành hiện thực. Thay vào đó, ông ban hành một sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo tổng thể về vấn đề thương mại, hoàn thành muộn nhất ngày 1/4.
Ông cũng đã đề cập đến khả năng bắt đầu áp thuế từ ngày 1/2, nhưng chưa rõ đây là dự định thực tế hay chỉ là con bài trong đàm phán.
Việc ông Trump chưa thực hiện những lời hứa về kinh tế - thương mại trong tuần đầu nhậm chức mở ra cơ hội cho phe Dân chủ, vốn đang ch.ỉ tríc.h ông Trump không hoàn thành các cam kết trước bầu cử.
Học từ quá khứ
Tuần vừa qua đã cho thấy sự khác biệt giữa chính quyền Trump 2.0 và Trump 1.0: Dày dạn hơn, tự tin hơn và quyết liệt hơn.
Khi nhậm chức lần đầu năm 2017, ông Trump chỉ là nhân vật "tay ngang" bước vào chính trị. Chiến thắng của ông cũng không hoàn toàn thuyết phục: Xét về số phiếu phổ thông, số người bầu cho ông thấp hơn đối thủ Hillary Clinton.
Giờ đây, ông đã trở thành một chính trị gia đầy kinh nghiệm với sự ủng hộ gần như tuyệt đối từ phe Cộng hòa. Ông cũng có "tính chính danh" sau thắng lợi toàn diện trong cuộc bầu cử vừa qua.
Thay cho những cố vấn khuyến cáo ông Trump thận trọng và tôn trọng các quy chuẩn chính trị ở nhiệm kỳ đầu, giờ đây đội ngũ của ông Trump bao gồm những người thực sự trung thành và tin tưởng vào các chính sách của Tổng thống.
Đại diện tiêu biểu là Cố vấn An ninh Nội địa kiêm Phó Chánh văn phòng Nhà Trắng Stephen Miller, người được coi là "bộ não" đằng sau chính sách hạn chế nhập cư của ông Trump. Ông Miller được coi là người có vai trò quan trọng nhất trong soạn thảo các sắc lệnh hành pháp về nhập cư được ông Trump ký vừa qua.
Nếu như trong nhiệm kỳ đầu tiên, nhiều dự định của ông Trump đã không thể vượt qua "cửa ải" tòa án - thường là do khâu chuẩn bị không tốt và đội ngũ của ông vẫn thiếu kinh nghiệm chính trị. Giờ đây, phe Cộng hòa tự tin hơn khi hệ thống tư pháp liên bang Mỹ có khá nhiều thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm từ nhiệm kỳ đầu.
"Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông ấy và các cố vấn đã học được nhiều điều về cách chính phủ vận hành", ông Charlie Savage, chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc gia và tư pháp của báo New York Times, phân tích.
Theo ông Savage, ông Trump còn hưởng lợi từ yếu tố khác: Nếu như năm 2016, ông được coi như kẻ "ngoài lề" và ít được giới tinh hoa trong đảng Cộng hòa hỗ trợ, giờ đây "chủ nghĩa Trump" đã trở thành tư tưởng chủ đạo của đảng Cộng hòa. Hàng loạt viện nghiên cứu chính sách bảo thủ tại Washington đã giúp đỡ ông trong quá trình hoạch định chính sách.
Do vậy, các chính sách của chính quyền Trump 2.0 dường như được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn chính quyền Trump 1.0. Ví dụ, trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp về các quy định với người nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ.
Dù ít được chú ý hơn các sắc lệnh khác, văn bản này yêu cầu chính phủ dành hai tháng để nghiên cứu quá trình kiểm tra an ninh tại các quốc gia trên thế giới và nhận diện những quốc gia thực hiện quá trình này không tốt. Đây được coi là cơ sở giúp ông Trump tái áp đặt lệnh cấm nhập cảnh với các nước có đa số dân là người Hồi giáo, vốn từng bị tòa án Mỹ bác bỏ năm 2017.
"Họ đã có 4 năm chuẩn bị cho khả năng quay trở lại. Giờ đây, họ đã có trong tay một kế hoạch mà họ có thể thực hiện", ông Eric Ruark, Giám đốc nghiên cứu tại tổ chức vận động siết chặt nhập cư NumbersUSA, chỉ ra với BBC.
Nghị sĩ tung dự luật để Tổng thống Trump làm nhiệm kỳ 3 Một hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ đã đưa ra đề xuất khó khả thi là sửa đổi hiến pháp để cho phép Tổng thống Donald Trump làm thêm nhiệm kỳ thứ 3. Hạ nghị sĩ Andy Ogles từ bang Tennessee ngày 23.1 công bố dự luật sửa đổi hiến pháp để cho phép Tổng thống Donald Trump cũng như các tổng...