Cựu cố vấn dự đoán thỏa thuận của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Ukraine
Cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ có thể đề xuất với Tổng thống Nga Vladimir Putin một thỏa thuận về xung đột Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, hôm 25/1 cho biết chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền tại Nhà Trắng có thể là tin không thuận lợi với Ukraine.
Ông Bolton đề cập đến việc Tổng thống Trump gần đây đã “cảnh báo Ukraine bằng cách cắt viện trợ quân sự” nếu nước này từ chối đàm phán hòa bình với Nga.
Theo ông Bolton, Tổng thống Trump và đội ngũ của ông muốn đàm phán, vì khi ông Trump lên nắm quyền, ông muốn thế giới sẽ là một chuỗi dài các thỏa thuận.
“Ông ấy muốn một thỏa thuận để loại Ukraine khỏi chương trình nghị sự của mình. Ông ấy coi đó là cuộc chiến của cựu Tổng thống Joe Biden… Ông ấy muốn chấm dứt cuộc chiến đó. Ông ấy không muốn cuộc chiến đó làm phức tạp thêm chương trình nghị sự của mình”, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lập luận.
Video đang HOT
Ông Bolton cho rằng, các điều kiện để giải quyết xung đột Ukraine do Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance nêu ra trong chiến dịch tranh cử giống như “một kế hoạch hòa bình được viết tại Điện Kremlin”.
Ông cho rằng, Tổng thống Trump có thể sẽ đề xuất với Tổng thống Vladimir Putin một thỏa thuận hòa bình khiến nhà lãnh đạo Nga “rất hài lòng”.
“Tôi nghĩ ông Putin và Điện Kremlin sẽ rất hài lòng với thỏa thuận cho phép họ giữ nguyên quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ ở Ukraine; có lệnh ngừng bắ.n; và NATO không chấp nhận Ukraine là thành viên”, ông Bolton nói thêm.
Theo ông Bolton, ông Putin coi ông Trump là người dễ bị thuyết phục và sẽ cố gắng lợi dụng niềm tin của tổng thống Mỹ rằng, “mối quan hệ của Mỹ với các nước bên ngoài phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân của ông ấy với các nguyên thủ quốc gia”.
Ông Bolton đã làm việc cho chính quyền Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng cuối cùng đã bị sa thải vào tháng 9/2019 chỉ sau 18 tháng làm việc. Tổng thống Trump sau đó đã ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ ông Bolton.
Đầu tuần này, Tổng thống Putin hoan nghênh ý định của Tổng thống Trump trong việc nối lại liên lạc giữa Moscow và Washington. Ông Putin nhấn mạnh Moscow chưa bao giờ “từ chối đối thoại” với Washington và luôn sẵn sàng hợp tác với bất kỳ chính quyền nào của Mỹ.
Ông Putin cho biết Nga sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán với ông Trump về cuộc chiến ở Ukraine.
“Về vấn đề đàm phán, chúng tôi luôn nói – và tôi muốn nhấn mạnh điều này một lần nữa rằng chúng tôi sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine, về cuộc xung đột”, ông Putin nói với các phóng viên.
Tổng thống Putin nói rằng Nga và Mỹ vẫn có thể tìm thấy “nhiều điểm đối thoại” trong các vấn đề cấp bách nhất, bao gồm xung đột Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga mô tả ông Trump là người “đáng tin cậy”, nhắc lại mối quan hệ “thực chất” của hai nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump tại Nhà Trắng.
Tổng thống Trump tuần này cho biết, ông sẵn sàng gặp gỡ nhà lãnh đạo Nga ngay lập tức để chấm dứt xung đột.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 24/1 cho rằng, Tổng thống Putin đang cố gắng “thao túng” Tổng thống Trump. Lời cảnh báo của ông Zelensky được đưa ra sau khi ông Putin bày tỏ sẵn sàng đối thoại với ông Trump và đưa ra những nhận xét tích cực về nhà lãnh đạo Mỹ.
Kiev một lần nữa nhấn mạnh sự phản đối với bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào giữa ông Trump và ông Putin về cuộc chiến kéo dài gần 3 năm mà không có sự tham gia của Ukraine và các đối tác châu Âu.
NATO đổ gần 200 tỷ USD vào Ukraine
Gần 3 năm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, các nước NATO ước tính đã viện trợ hơn 191 tỷ USD cho Ukraine.
Phương Tây liên tục viện trợ cho Ukraine kể từ khi xung đột Ukraine - Nga nổ ra cách đây 3 năm (Ảnh: AFP).
Theo tính toán của Sputnik, kể từ đầu năm 2022 đến nay, các nước NATO do Mỹ dẫn đầu đã cung cấp cho Ukraine 191,2 tỷ USD. Trong đó, viện trợ quân sự là hơn 133 tỷ USD, viện trợ tài chính 43 tỷ USD và viện trợ nhân đạo 13,4 tỷ USD.
Mỹ đóng góp 54%, tương đương gần 104 tỷ USD. Với con số này, Mỹ là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraine.
Đứng thứ hai là Đức với đóng góp 17 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 9%. Tiếp đến là Anh với gần 15 tỷ USD. Các nước NATO khác đóng góp chưa đến 5%.
Phương Tây tiếp tục dành những khoản viện trợ lớn cho Ukraine. Mặc dù vậy, sau 3 năm, Ukraine vẫn chưa thể ngăn chặn được chiến dịch quân sự của Nga.
Truyền thông Mỹ cuối tháng trước nhận định Ukraine đang cạn dần tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ, gồm ATACMS và Storm Shadow. Trong khi đó, Ukraine có nguy cơ mất nguồn viện trợ lớn nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.
Ông Trump nhiều lần tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine. Đội ngũ của ông nêu rõ, Kiev cần thừa nhận thực tế để sớm kết thúc xung đột. Họ cho rằng Ukraine khó khôi phục các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát, ít nhất trong tương lai gần.
Nga hiện kiểm soát gần 20% lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea. Moscow tuyên bố sẽ đạt mọi mục tiêu đề ra trong chiến dịch quân sự.
Moscow cũng cho biết luôn sẵn sàng đàm phán để chấm dứt xung đột với những điều kiện mà Tổng thống Vladimir Putin đã nêu như Ukraine phải cam kết trung lập, không gia nhập NATO, giảm quy mô quân đội, thừa nhận thực tế mới về lãnh thổ.
Trung Quốc nêu cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine Trung Quốc ủng hộ nỗ lực giải quyết vấn đề Nga - Ukraine của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng đàm phán là cách duy nhất chấm dứt chiến sự. Binh sĩ Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty). "Chúng tôi vui mừng khi thấy tất cả các bên đang đóng vai trò mang tính xây dựng và tạo điều kiện...