Cựu cố vấn của ông Yeltsin tiết lộ lý do Putin được chọn làm người kế vị
Trong bản danh sách 10 ứng cử viên có khả năng kế nhiệm cựu Tổng thống Yeltsin, ông Putin tỏ ra xuất sắc vượt trội so với những người còn lại.
Đối với cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin, trong vấn đề chọn người kế vị, điều quan trọng là phải chọn được người mà ông “ có thể tin tưởng giao phó đất nước” và “ là người có thể tiếp tục con đường” mà cựu Tổng thống đã đặt ra trước đó. Đó là câu trả lời của cựu Chánh văn phòng Tổng thống thời ông Yeltsin, ông Valentin Yumashev, khi giải thích lý do tại sao ông Yeltsin lại chọn Vladimir Putin làm người kế nhiệm. Ông Yumashev tiết lộ điều này trong cuộc phỏng vấn với nhà báo nổi tiếng Vladimir Pozner tại Trung tâm Yeltsin.
Vị cố vấn cho biết, ông Yeltsin có khoảng 10 người trong danh sách ứng cử viên, trong đó có Putin. Ông Putin bắt đầu được coi là người kế nhiệm vào năm 1998, khi ông đảm nhiệm chức vụ Phó chánh Văn phòng Tổng thống. “ Quan trọng, đó là một người mạnh mẽ, và những quan điểm mà ông ấy có là có thể tận dụng. Những gì Vladimir Vladimirovich đã làm là thực sự xuất sắc” – ông Yumashev giải thích.
Ông cho biết thêm rằng, thành công của ông Putin còn đến từ hiệu ứng của sự mới lạ: mỗi cử tri đều nhìn thấy ở ông ấy có “ một thứ gì đó của mình“. Cụ thể, những người theo chủ nghĩa tự do ghi nhận ông là “ người kế thừa tư tưởng của Yeltsin“, những người bảo thủ và quan chức thấy ông là “ một sĩ quan Cheka cũ“, trong khi những người tin rằng, ông sẽ lấy lại cho nước Nga một thứ gì đó, cũng đã nhìn thấy được điều đó trong ông.
Trong con mắt của cựu Tổng thống Yeltsin, ông Putin thực sự xuất sắc và toàn diện. (Ảnh: RIA)
Ngoài ra, theo ông Yumashev, điều quan trọng đối với cựu Tổng thống Yeltsin là người kế nhiệm ông phải đại diện cho thế hệ mới: ông Putin trẻ hơn Yeltsin và các chính trị gia cùng thời ông 20 tuổi.
Ông Boris Yeltsin rất hạnh phúc vào ngày 31/12/1999, khi tuyên bố rằng, ông quyết định từ chức, – cựu cố vấn của Tổng thống nhớ lại. Đối với ông ấy, đây giống như lời thông báo về “ sự ra đời của đứa con trai ông” vậy. Cũng cần nhấn mạnh rằng, quyết định từ chức được ông Yeltsin đưa ra 6 tháng trước cuộc bầu cử, nhằm trao cho Tổng thống tương lai của Nga “ chút lợi thế để chống lại Primakov và Luzhkov“.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, theo cựu Chánh văn phòng Tổng thống, ông Putin sẽ không tham gia tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. “ Ông ấy chắc chắn 99% sẽ nói rằng, ông ấy sẽ rời đi vào năm 2024” – ông Yumashev khẳng định.
Chính Tổng thống Putin 1 năm trước tiết lộ rằng, ban đầu ông đã từ chối lời đề nghị của cựu Tổng thống Yeltsin. “ Ông ấy đã rất ngạc nhiên. Ông thắc mắc và hỏi: Tại sao lại như vậy?” – ông Putin thuật lại lời của Tổng thống Nga đầu tiên. Theo lời kể của ông Putin, ông trả lời rằng, ông “c hưa sẵn sàng“, mặc dù lúc đó ông đã là “ một cậu bé lớn“.
Cựu Tổng thống Yeltsin tỏ ra quả quyết khi đưa ra quyết định bổ nhiệm ông Putin làm người kế nhiệm vào tháng 9/1999. Ít nhất, thì điều đó cũng diễn ra sau cuộc trò chuyện của ông Yeltsin với người từng giữ chức Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông Yeltsin đã nói với nhà lãnh đạo Mỹ rằng, vào thời điểm gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ứng cử viên, ông tình cờ “ bắt gặp Putin“.
Sau khi nghiên cứu về quá khứ của Putin, ông Yeltsin nhận thấy đây là “ một người đáng tin cậy” và là người có thể đảm đương được trách nhiệm.
Trong cuộc trò chuyện với bà Clinton, ông Yeltsin còn gọi ra được những phẩm chất khác của Putin: sự thấu đáo, sức mạnh, quảng giao và có khả năng tìm kiếm liên lạc với những người có thể trở thành đối tác. Ông Yeltsin chắc chắn rằng, Putin sẽ được các cử tri ủng hộ trong cuộc bầu cử.
Và thế là, vào ngày 31/12/1999, ông Yeltsin thông báo về việc từ chức của mình trên sóng truyền hình tới người dân Nga: “ Tôi sẽ rời đi, tôi đã làm mọi thứ có thể“. Ông nói rằng, “ theo Hiến pháp, khi từ chức, tôi đã ký một sắc lệnh chuyển giao nhiệm vụ Tổng thống Nga cho Thủ tướng Vladimir Vladimirovich Putin“. “Chính ông ấy sẽ điều hành đất nước trong 3 tháng tới” – ông Yeltsin nói thêm, đồng thời nhắc lại rằng, cuộc bầu cử Tổng thống sẽ được tổ chức sau đó.
Ông Putin cũng có bài phát biểu cùng ngày, nói rằng, ông Yeltsin “ yêu cầu tôi phát biểu trước đất nước“. Theo lời ông Putin, vào đêm giao thừa, ông đã lên kế hoạch bên cạnh bạn bè và người thân để cùng lắng nghe lời chúc của Tổng thống Yeltsin. “ Nhưng rồi mọi việc đã khác” – ông nói. Quyết định của ông Yeltsin đưa đưa ra dựa trên Hiến pháp Nga – ông Putin nói thêm. “ Tôi thực sự đánh giá cao những cống hiến to lớn của ông ấy cho nước Nga, dù có thể chỉ sau một khoảng thời gian” – ông Putin nhấn mạnh (trích dẫn từ trang web của Điện Kremlin).
Ông Valentin Yumashev là Chánh văn phòng Tổng thống từ ngày 11/3/1997 đến ngày 7/12/1998, và hiện là cố vấn cho Tổng thống Nga trên nguyên tắc công tác xã hội. Ông kết hôn với con gái của cựu Tổng thống Boris Yeltsin – bà Tatyana Dyachenko.
Video đang HOT
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Putin thay đổi thế nào trong 20 năm cầm quyền?
"Tôi sẽ làm việc ở nơi mà Ngài chỉ định" - Putin đáp lời Yeltsin, một cách ngắn gọn, theo phong cách quân nhân.
20 năm trước - vào ngày 5/8/1999 - Tổng thống đương nhiệm của nước Nga, ông Vladimir Putin, nhận được một lời đề nghị từ Tổng thống lúc đó là ông Boris Yeltsin để lên lãnh đạo chính phủ, và sau đó đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu nhà nước. (Ảnh: Reuters)
Trong hồi ký của mình, ông Yeltsin mô tả cuộc trò chuyện với giám đốc Tổng cục an ninh Liên bang (FSB) Vladimir Putin như sau: "'Tôi đã có quyết định, Vladimir Vladimirovich ạ, và tôi đề cử anh giữ chức thủ tướng'. Putin suy nghĩ giây lát rồi trả lời ngắn gọn, theo phong cách quân nhân: 'Tôi sẽ làm việc ở nơi mà Ngài chỉ định'... 'Nhưng vị trí cao nhất ư?' - Putin ngập ngừng. Có vẻ như tại giây phút này anh ấy mới thực sự nhận ra nội dung cuộc nói chuyện. 'Tôi không biết, thưa ngài Boris Nikolayevich. Tôi không nghĩ mình đã sẵn sàng cho việc này'. 'Cứ suy nghĩ đi. Tôi tin tưởng anh'" - ông Yeltsin hồi tưởng lại cuộc nói chuyện. (Ảnh: Reuters)
Vào ngày 9/8/1999, Vladimir Putin đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo chính phủ, và đến ngày 16/8, chính thức là Thủ tướng của nước Nga. Tại thời điểm đó, ông Putin 46 tuổi. (Ảnh: Reuters)
Ngày 31/12/1999, Tổng thống Nga Boris Yeltsin tuyên bố từ chức. Vladimir Putin tiếp nhận quyền Tổng thống. (Ảnh: Reuters)
Ngày 26/3/2000, Vladimir Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 52,9%. Ông đã nhận được tổng cộng 39.740.434 phiếu bầu. (Ảnh: Reuters)
Ngày 7/5/2000, tại Điện Kremlin diễn ra lễ tuyên thệ của tổng thống mới. (Ảnh: RIA)
Ngày 18/12/2003, trả lời trực tuyến trên sóng truyền hình, Vladimir Putin công bố ý định tham gia tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. (Ảnh: Reuters)
Ngày 14/3/2004, ở tuổi 51, ông Putin tái đắc cử vị trí tổng thống với 71,31% phiếu bầu ở ngay vòng đầu tiên. (Ảnh: Reuters)
Vladimir Putin có bài phát biểu chính thức đầu tiên tại nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 7/5/2004. (Ảnh: RIA)
Theo Hiến pháp Nga, Vladimir Putin không có quyền ra tranh cử tổng thống lần thứ 3 liên tiếp vào năm 2008. Ngày 17/12/2007, ông Putin ủng hộ đề cử ứng viên Dmitry Medvedev vào vị trí tổng thống. (Ảnh: Reuters)
Năm 2008, Vladimir Putin trở thành Thủ tướng Nga và nhà lãnh đạo của đảng "Nước Nga thống nhất" - chính đảng luôn hỗ trợ ông trong thời gian giữ chức Tổng thống. (Ảnh: RIA)
Ngày 2/3/2008, Dmitry Medvedev giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 70,28%. (Ảnh: RIA)
Ngày 24/9/2011, tại Đại hội đảng "Nước Nga thống nhất", Tổng thống đương nhiệm lúc đó là Dmitry Medvedev đề cử Vladimir Putin ra tranh cử tổng thống. (Ảnh: RIA)
Ngày 27/11/2011, đảng "Nước Nga thống nhất" thuyết phục được Putin ra tranh cử. (Ảnh: Reuters)
Ngày 4/3/2012, Vladimir Putin lần thứ ba giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với 63,6% phiếu bầu. Lúc này, ông Putin đã 59 tuổi. Nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của ông Putin kéo dài đến mùa xuân năm 2018. (Ảnh: Reuters)
Năm 2013, Vladimir Putin được bầu làm lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Toàn Nga - tổ chức được lập ra vào năm 2011 theo sáng kiến của ông. (Ảnh: RIA)
Năm 2014, trong thời điểm Ukraine đang khủng hoảng chính trị, tại Crưm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Người dân trên bán đảo này quyết định đi bỏ phiếu về việc sát nhập lãnh thổ vào Nga. Theo số liệu chính thức, hơn 82% cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý, trong đó hơn 96% ủng hộ việc sát nhập vào Nga. Vào ngày 17/3, ông Putin và người đứng đầu Crưm tiến đến ký kết thỏa thuận, và đến ngày 18/3, nhà lãnh đạo Nga gửi một thông điệp tới Hội đồng Liên bang. (Ảnh: RIA)
Vào cuối năm 2017, tại một cuộc đối thoại với các công nhân nhà máy ở Nizhny Novgorod, Vladimir Putin tuyên bố ông sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018. (Ảnh: RIA)
Vào ngày 18/3/2018, ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong sự nghiệp của mình, đồng thời lập luôn kỷ lục về số phiếu nhận được. Hơn 55 triệu người Nga đã bỏ phiếu cho ông. (Ảnh: RIA)
Ông Putin sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhà nước Nga cho đến năm 2024. Đến lúc đó, Vladimir Putin sẽ 72 tuổi. Theo Hiến pháp, ông sẽ không có quyền ra tranh cử tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp. (Ảnh: Kremlin)
Đa số người dân vẫn coi ông Putin là người vực dậy nước Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô và là người bảo đảm cho sự ổn định của nước Nga sau này. (Ảnh: RIA)
(Tổng hợp)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Ông Putin suýt 'rớt đài' trước khi thành tổng thống năm 2000 Cuộc cạnh tranh giữa ông Putin và ông Primakov cho chức tổng thống Nga vào cuối những năm 1990 là một trong những câu chuyện hậu trường chính trị Moscow vừa được tiết lộ. Sự nghiệp của Tổng thống Vladmir Putin có thể đã tiêu tan trước khi ông trở thành nhà lãnh đạo nước Nga, theo một cựu quan chức Điện Kremin....