Cựu Chủ tịch và Tổng Giám đốc Cienco-1 hầu tòa vì tự ý xóa nợ hàng trăm tỷ đồng
Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 6/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Dũng (SN 1961, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) và bị cáo Cấn Hồng Lai (SN 1955, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 – Công ty cổ phần Cienco-1) cùng đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Thẩm phán Đào Bá Sơn làm chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử là 4 kiểm sát viên Viện KSND TP Hà Nội. 14 luật sư tham dự phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo. Phía Cienco-1 cũng có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Theo cáo trạng, Cienco-1 ban đầu thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Năm 2013, có chủ trương cổ phần hóa nên Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa do bị cáo Phạm Dũng là Trưởng ban, bị cáo Cấn Hồng Lai là Phó trưởng Ban thường trực.
Tháng 6/2014, Cienco-1 được cổ phần hóa thành công với đăng ký kinh doanh mới thể hiện vốn điều lệ doanh nghiệp này là 700 tỷ đồng, trong đó có 35% của Nhà nước. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải thoái toàn bộ 35% vốn. Quá trình cổ phần hóa, các bị cáo trong vụ án và một số người, đơn vị liên quan có sai phạm gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch HĐTV Cienco1 Phạm Dũng (trái) và cựu Tổng Giám đốc Cienco1 Cấn Hồng Lai.
Sai phạm thứ nhất thể hiện qua việc, nhóm bị cáo Cần Hồng Lai đã xóa khoản nợ phải thu 184 tỷ đồng sai quy định. Kết quả điều tra xác định, từ năm 2010 đến năm 2012, Cienco-1 đã trích lập dự phòng với những khoản thu khó đòi của 50 công ty với số tiền 306 tỷ đồng.
Video đang HOT
Năm 2013, để xử lý các vấn đề khi cổ phần hóa, nhóm bị cáo Cấn Hồng Lai xác định, 50 công ty trên nợ Cienco-1 với tổng số 364 tỷ đồng có 184 tỷ đồng là nợ “khó đòi” nên quyết định xóa nợ, dù đây là tài sản công. Sau khi cổ phần, nhóm điều hành mới của Cienco-1 đã đòi được 65 tỷ đồng trong số này nhưng không bàn giao cho Nhà nước.
Cienco-1 trước khi cổ phần hóa phải bàn giao “các khoản nợ phải thu đã xử lý xóa nợ” cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam. Tuy vậy, nhóm bị cáo Cấn Hồng Lai và cấp dưới khi bàn giao đã “bỏ quên” 184 tỷ đồng. Quá trình điều tra, bị cáo Cấn Hồng Lai thừa nhận sai phạm nhưng cho rằng, vẫn thực hiện với động cơ “ Làm đẹp sổ sách kế toán, thuận tiện việc chào bán cổ phần phục vụ cổ phần hóa”.
Sai phạm thứ hai thể hiện qua việc, Cienco-1 khi cổ phần hóa còn “bỏ quên” giá trị quyền sử dụng 4 khu đất vào giá trị doanh nghiệp. Số tài sản này gồm 422m2 tại số 135 Nguyễn Văn Đậu, TP Hồ Chí Minh; 916m2 tại TP Tân An, tỉnh Long An; 16.706m2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và 852m2 tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Theo quy định của Chính phủ, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND cấp tỉnh sẽ có ý kiến chính thức để làm căn cứ xác định giá trị đất. Tuy nhiên, nhóm lãnh đạo Cienco-1 và các bị cáo thuộc Công ty A&C đã xác định 4 khu đất trên là “tài sản cố định vô hình” với tổng giá trị 12,6 tỷ đồng.
Hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự tại 4 tỉnh thành trên xác định, năm 2013, tổng giá trị 4 khu đất của Cienco-1 là hơn 67,4 tỷ đồng. Do vậy, hành vi của bị cáo Cấn Hồng Lai và các bị cáo khác gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 54,7 tỷ đồng.
Người nổ súng bắn giám đốc ở quán cà phê lãnh án 10 năm tù
Mâu thuẫn, nghi ngờ nhau trong làm ăn nên Thuận mang khẩu súng tới quán cà phê ở TP Vinh, Nghệ An bắn trọng thương một giám đốc công ty xây dựng, bất động sản.
Bị cáo Thuận tại phiên tòa sáng 26-9 - Ảnh: DOÃN HÒA
Sáng 26-9, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đậu Đức Thuận (38 tuổi, ngụ phường Hưng Bình, TP Vinh) về hành vi giết người và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Đây là vụ án từng gây xôn xao dư luận TP Vinh vào tháng 11-2021.
Theo cáo trạng, do mâu thuẫn, nghi ngờ nhau trong làm ăn nên Thuận nảy sinh ý định giết ông N.Đ.T. (49 tuổi, ngụ phường Quang Trung, TP Vinh), là bạn kinh doanh của Thuận.
Khoảng 8h ngày 20-11-2021, Thuận mang theo một khẩu súng quân dụng K59 có sẵn 7 viên đạn trong súng, thuê taxi đến một quán cà phê trên đường Đinh Công Tráng, TP Vinh.
Tại đây, khi thấy ông T. ngồi trong quán uống cà phê, Thuận tiến lại gần bắn một phát trúng vào vùng tay trái của ông T..
Nổ súng xong, Thuận lên taxi rời khỏi hiện trường và sau đó bị lực lượng công an bắt giữ. Trên đường bỏ trốn khi ngồi trên xe taxi, Thuận còn nổ hai phát súng lên trời.
Về ông T., sau khi bị bắn, nạn nhân được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu. Kết quả giám định, ông T. bị tổn thương cơ thể 55%.
Sau khi xảy ra vụ án, phía gia đình bị cáo Thuận đã đền bù cho ông T. hơn 265 triệu đồng.
Về nguồn gốc khẩu súng K59, Thuận khai mua từ một người đàn ông quốc tịch Lào (không rõ tên tuổi, địa chỉ) trong thời gian làm ăn ở Lào năm 2018.
Tại phiên tòa, hội đồng xét xử, phía luật sư và đại diện viện kiểm sát làm rõ việc Thuận gây án là do mâu thuẫn trong chuyện làm ăn chứ không có chuyện mâu thuẫn tình ái như lời khai ban đầu của bị cáo Thuận.
Kết thúc phiên tòa, hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Thuận 8 năm 6 tháng tù về tội giết người và 1 năm 6 tháng tù về tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng; tổng hợp chung hình phạt 10 năm tù.
Người phụ nữ đốt nhà mẹ đẻ bị tuyên phạt 14 năm tù Sau khi ly hôn, Anh về nhà mẹ đẻ ở căn biệt thự thời Pháp xin ở cùng nhưng không được em trai đồng ý. Bị em trai đánh, Anh bỏ đi uống rượu. Khi quay lại nhà, Anh đổ xăng ra lối đi chung châm lửa đốt rồi gọi 114 báo cháy. Ngày 29/3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình...