Cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh: “Sai phạm do kế thừa thiếu sót của nhiệm kỳ trước”
“Tôi có phần đúng có phần sai… nhưng cái sai của tôi là kế thừa thiếu sót của nhiệm kỳ trước”.
Đó là lời khai của ông Lê Đức Vinh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trong phần xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử 7 cựu quan chức của tỉnh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, ngày 6/4, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Khánh Hòa xét hỏi bị cáo Lê Đức Vinh, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2019 và Lê Văn Dẽ, cựu Giám đốc Sở Xây dựng về những hành vi liên quan đến dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc ở phía Tây TP Nha Trang do Công ty TNHH SX-XD Khánh Hòa làm chủ đầu tư.
Bị cáo Lê Đức Vinh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, với tư cách Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 13/6/2012, ông Lê Đức Vinh đã ký quyết định 1429/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 cho Công ty Khánh Hòa thực hiện dự án BTSN Vĩnh Trung. Đến ngày 15/8/2012, ông Vinh tiếp tục ký quyết định 2026/QĐ-UBND cho phép Công ty Khánh Hòa chuyển mục đích sử dụng đất (MĐSDĐ) hơn 19,6ha từ đất rừng sản xuất sang đất ở và đất có mục đích công cộng là trái với Nghị quyết 46/2007/NQ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ và quyết định 1702/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) 5 năm (2006-2010) của tỉnh Khánh Hòa và TP Nha Trang, trái với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Nha Trang đến năm 2020 được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại quyết định 487/QĐ-UBND ngày 2/3/1998 thì vị trí dự án BTSN Vĩnh Trung quy hoạch là đất cây xanh sinh thái, còn Quyết định 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Nha Trang thì vị trí dự án BTSN Vĩnh Trung quy hoạch là đất đồi núi.
Bị cáo Lê Văn Dẽ, cựu Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa.
Tại tòa, ông Lê Đức Vinh cho rằng, thời điểm ký quyết định chuyển MĐSDĐ đã có Nghị quyết của Quốc hội về quy hoạch SDĐ cấp quốc gia, trong đó có Khánh Hòa. Mặc dù HĐXX đã đưa ra nhiều văn bản pháp luật quy định để chứng minh ông Vinh ký quyết định chuyển mục MĐSDĐ khi chưa có quyết định của Chính phủ phê duyệt KHSDĐ tỉnh Khánh Hòa là hành vi trái pháp luật, thế nhưng ông Vinh vẫn nói: “Lúc đó đã có điều chỉnh quy hoạch, trong đó có đất ở nên tôi ký cho chuyển mục đích SDĐ. Tôi không vi phạm Luật Đất đai, không vi phạm KHSDĐ”.
Hai dự án trên núi Chín Khúc đã đưa 7 quan chức tỉnh Khánh Hòa vào vòng tố tụng hình sự.
Về việc ký quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, ông khai không biết trước đó dự án chưa có quy hoạch 1/2000. Ông Vinh cho rằng 3 nội dung cáo trạng quy kết thì ông nhận có hành vi sai phạm là kế thừa cái sai quy hoạch nên dẫn đến những cái sai kế tiếp. Khi HĐXX hỏi bị cáo cho rằng mình bị oan, ông Vinh nó: “Tôi có phần đúng có phần sai. Đó là sai về quy hoạch kéo theo những cái sai khác, nhưng cái sai của tôi là kế thừa thiếu sót của nhiệm kỳ trước”.
Bị cáo Lê Văn Dẽ với tư cách Giám đốc Sở Xây dựng nhưng không thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định tại Luật quy hoạch đô thị và quản lý đô thị, mà có báo cáo thẩm định ngày 8/6/2012 đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án BTSN Vĩnh Trung trái với quy hoạch chung TP Nha Trang. Đây cũng là cơ sở để Sở TN-MT tham mưu UBND tỉnh Khánh Hòa chuyển mục địch sử dụng đất trái pháp luật.
Tại tòa ông Dẽ thừa nhận sai phạm nhưng cho rằng, chủ đầu tư trình hồ sơ lên UBND tỉnh, mà không qua Sở Xây dựng là không đúng quy định, nhưng Chủ tịch Nguyễn Chiến Thắng vẫn có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng tham mưu điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, bỏ qua quy hoạch 1/2000, mình là cấp dưới nên phải thực hiện”.
Video đang HOT
Cựu Chủ tịch Khánh Hòa: "Tôi rất hối hận về những gì đã làm!"
Bị cáo Nguyễn Chiến Thắng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - nói trước tòa, bản thân rất hối hận về những gì đã làm tại dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự.
Một bị cáo xin xét xử vắng mặt
Sáng 4/4, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Khánh Hòa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 2 cựu Chủ tịch UBND tỉnh này cùng 5 thuộc cấp về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, xảy ra tại Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và Dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung thuộc khu vực núi Chín Khúc (Khánh Hòa).
Trong phiên tòa, các bị cáo có mặt gồm: Ông Nguyễn Chiến Thắng và ông Lê Đức Vinh đều là cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Đào Công Thiên - cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Lê Mộng Điệp - cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); ông Lê Văn Dẽ - cựu Giám đốc Sở Xây dựng; ông Trần Văn Hùng - cựu Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai - Sở TN&MT.
Bị cáo Nguyễn Chiến Thắng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Riêng bị cáo Võ Tấn Thái - cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa - có đơn xin xét xử vắng mặt vì đang nằm điều trị bệnh tại bệnh viện. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Thái đề nghị cho giám định sức khỏe đối với bị cáo này.
"Giám định để xác định bị cáo Thái có bị bệnh hiểm nghèo hay không. Nếu bị cáo Thái có bệnh hiểm nghèo thì theo quy định tại khoản 2 điều 29 Bộ Luật hình sự được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự" - luật sư đề nghị.
Ngoài ra, luật sư của bị cáo Thái còn đề nghị những bị cáo cùng giữ một chức vụ, phạm một tội giống nhau thì cần xét xử chung một phiên tòa; đề nghị triệu tập đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa và các sở ngành có liên quan.
Về việc này, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Khánh Hòa cho rằng, bị cáo Thái chỉ có bệnh lý chứ không có bệnh hiểm nghèo nên không cần giám định.
Bị cáo Lê Đức Vinh.
Đưa ra xét xử 2 cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng thuộc cấp.
Về vấn đề xét xử chung, đại diện VKSND cho rằng không cần thiết. Kiểm sát viên đề nghị đủ điều kiện để tiếp tục xét xử.
Sau khi hội đồng xét xử (HĐXX) của TAND tỉnh Khánh Hòa hội ý, quyết định, việc triệu tập đại diện UBND và các sở ngành có liên quan là không cần thiết, vì các bị cáo từng là người đứng đầu của tỉnh, sở ngành và phạm tội với hành vi cá nhân. Bên cạnh đó, các hậu quả đã được khắc phục bằng các văn bản của UBND tỉnh nên không cần thiết triệu tập.
Về phần giám định sức khỏe đối với bị cáo Thái, HĐXX cũng bác bỏ và quyết định không gộp các phiên tòa với nhau vì các vụ án hoàn toàn độc lập. HĐXX quyết định phiên tòa được tiếp tục diễn ra và kéo dài trong 5 ngày (kể từ ngày 4/4).
HĐXX bác những yêu cầu của luật sư tại phiên tòa và quyết định phiên tòa được tiếp tục diễn ra.
Cáo trạng VKSND tỉnh Khánh Hòa xác định qua quá trình điều tra, có đủ căn cứ xác định 7 bị cáo nêu trên phạm tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ Luật hình sự có khung hình phạt 5-12 năm tù.
Xét hỏi bị cáo Nguyễn Chiến Thắng
Sau khi đọc cáo trạng của vụ án, bị cáo Nguyễn Chiến Thắng là người đầu tiên được gọi tên để tiến hành xét hỏi.
Khi thẩm phán phiên tòa hỏi ông Thắng có đồng ý với những gì VKSND tỉnh Khánh Hòa cáo buộc, ông Thắng nói: "Chỉ đồng ý một phần".
Ông Thắng trình bày, về vấn đề không thu tiền sử dụng đất đối với đất khoanh nuôi tái sinh ở Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự vì đây là vùng đất cằn cỗi, đồi núi trọc, sau đó lại có một doanh nghiệp muốn vào để khoanh nuôi, bảo vệ mà lại thu tiền là vô lý.
Bị cáo Nguyễn Chiến Thắng được HĐXX cho phép ngồi trong phần xét hỏi.
Bị cáo này cũng diễn giải thêm, sau khi thấy điều vô lý, ông Thắng đã tổ chức cuộc họp với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa và nhận thấy tại thời điểm đó việc không thu tiền sử dụng đất không có quy định trong văn bản pháp luật, "vì trên chưa có hướng dẫn, phải chờ".
Sau đó, ông Thắng kết luận tại thông báo 652/TB-UBND "chưa thu tiền sử dụng đất" đối với hơn 370 ha đất khoanh nuôi tái sinh trong dự án.
Giải thích về việc sau này dự án được miễn luôn tiền sử dụng đất, ông Thắng nói vì Võ Tấn Thái - cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa - tại thời điểm đó mới về tiếp nhận công việc của Sở nên không nắm được nội dung cuộc họp. Ông Thái đã có tờ trình và ông Đào Công Thiên - Phó Chủ tịch tỉnh - cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Khánh Hòa và miễn tiền sử dụng đất đối với 370 ha đất khoanh nuôi tái sinh tại dự án trên.
Hơn 10 luật sư tham dự phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo.
Về vấn đề giao hơn 500 ha đất cho doanh nghiệp triển khai dự án, ông Thắng cho rằng mình chỉ sai 1% diện tích đất, còn đối với 99% diện tích còn lại là đúng, tuy nhiên VKSND lại cáo buộc toàn bộ.
Đối với các quyết định đã ký trái pháp luật, ông Thắng cho rằng bản thân đã không kiểm tra vì "một ngày phải ký và xử lý từ 50 đến 100 văn bản".
Ông Thắng cũng cho hay, Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự là dự án ông tâm huyết nên ông mới ký. "Nếu tôi không ký thì Phó Chủ tịch tỉnh ký" - ông Thắng nói.
Nói trước tòa, ông Thắng cho biết rất hối hận về những gì đã làm tại dự án tâm linh Cửu Long Sơn Tự.
Truy tố 2 cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa với khung hình phạt lên đến 12 năm tù Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định truy tố 2 cựu Chủ tịch tỉnh này và 5 cán bộ khác tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", với khung hình phạt từ 5 đến 12 năm tù. Ngày 27/2, nguồn tin của Dân trí cho biết, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Khánh...