Cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng dùng tiền lừa đảo được vào việc gì?
Với số tiền 8.000 tỷ đồng lừa đảo từ thủ đoạn phát hành trái phiếu, Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã sử dụng vào việc trả nợ ngân hàng, mua bán trái phiếu của các công ty khác và đầu tư dự án bên ngoài…
Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh là người sáng lập, đại diện theo pháp luật là người điều hành, chỉ đạo, quyết định cao nhất các hoạt động kinh tế tại Tân Hoàng Minh, như thành lập các công ty có liên quan, mua bán cổ phần, dự án, chỉ định cá nhân, pháp nhân đứng tên cổ phần, vốn góp tại các công ty, bổ nhiệm, phân công Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Trung tâm, Ban để phục trách các phần việc chuyên môn tại Công ty Tân Hoàng Minh và các công ty, dự án liên quan.
Đỗ Anh Dũng khai nhận, đầu năm 2021, tình hình tài chính của Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, dư nợ các ngân hàng khoảng 14.000 tỷ đồng, nhiều khoản nợ đã đến hạn nhưng không thể thanh toán. Đứng trước những khó khăn này, Dũng giao cho con trai là Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính có phương án tài chính duy trì hoạt động của Tập đoàn và có nguồn tiếp tục mua bán các dự án.
Đỗ Anh Dũng và con trai Đỗ Hoàng Việt.
Dũng được Việt báo cáo không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng, đề xuất chủ trương phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn cho tập đoàn sử dụng và Dũng đã đồng ý thực hiện. Về chủ trương lựa chọn tổ chức phát hành trái phiếu, phương án, mục đích phát hành, Dũng không chỉ đạo cụ thể mà giao cho Việt và cấp dưới thống nhất thực hiện.
Khi thống nhất được các vấn đề có liên quan đến phát hành trái phiếu, Việt báo cáo miệng với Dũng những nội dung như lựa chọn công ty thuộc tập đoàn để phát hành, giá trị phát hành dự kiến, tài sản đảm bảo, lãi suất, sử dụng Công ty Tân Hoàng Minh mua trái phiếu sơ cấp để lấy uy tín, thương hiệu Tân Hoàng Minh bán trái phiếu ra cho nhà đầu tư…và được Dũng đồng ý cho thực hiện.
Đối với các tờ trình, báo cáo đề xuất phát hành trái phiếu của Trung tâm Tài chính kế toán, Ban Nguồn vốn và Đỗ Hoàng Việt ký trình Chủ tịch, Tổng Giám đốc xin chủ trương. Do đã đồng ý báo cáo miệng của Việt nên Dũng không ký, phê duyệt mà giao cho Việt ký thừa ủy quyền bút phê “đồng ý”, làm căn cứ triển khai trong tập đoàn. Sau đó, các tờ trình này được gửi lên Văn phòng Chủ tịch, Tổng Giám đốc, kèm tài liệu, hồ sơ phát hành trái phiếu để làm cơ sở đóng dấu Công ty Tân Hoàng Minh và các công ty khác trong tập đoàn.
Video đang HOT
Để bán trái phiếu rộng rãi ra cho người dân, tháng 7/2021, ngay khi các gói trái phiếu đang làm thủ tục phát hành, Dũng quyết định thành lập Trung tâm Kinh doanh trái phiếu thuộc Tân Hoàng Minh và giao cho Việt, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành việc bán trái phiếu.
Sau mỗi đợt phát hành trái phiếu, Công ty Tân Hoàng Minh ký hợp đồng mua trái phiếu từ các công ty phát hành như Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông, lấy uy tín của Tân Hoàng Minh để bán rộng rãi cho nhà đầu tư.
Việt và hoặc Trung tâm Kinh doanh trái phiếu trình giấy ủy quyền để Đỗ Anh Dũng ủy quyền cho Lê Văn Thịnh, Phó Tổng Giám đốc và 21 cá nhân tại Tân Hoàng Minh ký hợp đồng, thủ tục bán trái phiếu, huy động tiền của người mua trái phiếu cho tập đoàn sử dụng. Kết quả bán trái phiếu tại Tân Hoàng Minh, hàng ngày lấy các số liệu thu – chi đều được báo cáo cho Đỗ Anh Dũng qua Trung tâm Tài chính kế toán và Văn phòng Chủ tịch, Tổng Giám đốc để biết.
Dũng cũng thừa nhận các khoản tiền huy động được từ trái phiếu đều được tổng hợp để báo cáo Dũng chỉ đạo hoặc Việt xin ý kiến để Dũng đồng ý sử dụng không đúng mục đích phát hành trái phiếu như thanh toán nợ đến hạn, quá hạn cho Ngân hàng SHB, Agribank (tổng cộng 1.976 tỷ đồng); mua cổ phần các công ty để chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư các dự án (mua cổ phần Công ty Thiên Bảo Phú Quốc 1.475 tỷ đồng, mua cổ phần Công ty Bình Minh 1.050 tỷ đồng, mua cổ phần Công ty Nam Anh Tú 370 tỷ đồng, mua cổ phần của Công ty Sao Đỏ Đà Nẵng 320 tỷ đồng, mua dự án Yên Phụ 620 tỷ đồng); đặt cọc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm 585 tỷ đồng; đầu tư mã chứng khoán VPB lỗ 153,9 tỷ đồng; tạm ứng tiền giải phóng mặt bằng dự án Thái Nguyên 50 tỷ đồng; chuyển tiền từ thiện 62,8 tỷ đồng; chi trả nợ, tiêu dùng cá nhân, mua USD, thanh toán chi phí hoạt động của Tân Hoàng Minh nhưng Dũng không nhớ chi tiết, cụ thể.
Quá trình điều tra, Dũng thừa nhận vai trò chỉ đạo, điều hành cao nhất đối với toàn bộ hoạt động của Tân Hoàng Minh; chỉ đạo Đỗ Hoàng Việt nghiên cứu phương án huy động vốn; đồng ý, chấp thuận chủ trương, ký giấy ủy quyền để các công ty như Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông phát hành các gói trái phiếu, Công ty Tân Hoàng Minh mua lại để bán trái phiếu, huy động tiền về cho Dũng và Tân Hoàng Minh sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng phương án phát hành trái phiếu và vi phạm pháp luật. Đỗ Anh Dũng nhận thức được hành vi vi phạm và mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Tân Hoàng Minh xin cho chủ tịch về nhà, có thuộc trường hợp tại ngoại?
Việc các bị can có được thay đổi biện pháp ngăn chặn hay không do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định, trên cơ sở quy định của pháp luật.
Trước thông tin Tân Hoàng Minh xin cho chủ tịch được tại ngoại, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, chỉ có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú với người già yếu bệnh nặng, phụ nữ có thai hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng. (Ảnh: Bộ Công an).
Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tân Hoàng Minh là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12-20 năm, hoặc tù chung thân. Bởi vậy, cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tạm giam đối với các bị can là có căn cứ, đúng pháp luật.
Theo luật sư, trong thời hạn thực hiện hoạt động tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú, khi đó đòi hỏi cần có bảo lĩnh của người thân bị can theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Luật sư cho biết, theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự, "bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh".
Như vậy, việc thay thế tạm giam bằng bảo lãnh phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng, qua việc đánh giá sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp tạm giam trong từng trường hợp cụ thể.
Trong trường hợp kết quả điều tra đã rõ ràng, những lời khai của các bị can đã đầy đủ, xét thấy không cần thiết phải tạm giam nữa hoặc bị can là người già yếu, bệnh nặng, phụ nữ có thai và có đơn xin bảo lĩnh của người thân, lúc này cơ quan điều tra có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
"Còn đối với lý do doanh nghiệp không có người điều hành, khó khăn trong công tác quản lý, đây không phải lý do để thay đổi biện pháp ngăn chặn", luật sư Cường nhận định.
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, yêu cầu của doanh nghiệp trong trường hợp này sẽ khó có căn cứ để cơ quan tố tụng chấp nhận thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với các bị can. Việc các bị can có được thay đổi biện pháp ngăn chặn hay không do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định, trên cơ sở các quy định của pháp luật chứ không phải theo ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng hay của người khác.
Theo quy định của luật doanh nghiệp, điều lệ của doanh nghiệp, khi người đại diện theo pháp luật chết, bị bắt, sẽ quy định cấp phó, những chức danh khác thay thế làm người đại diện theo pháp luật.
Trong trường hợp tất cả người được dự kiến là người đại diện theo pháp luật thay thế đều bị bắt, đại diện sở hữu vốn của doanh nghiệp là Đại hội đồng cổ đông, hội nghị thành viên góp vốn sẽ tiến hành họp để bầu ra, cử ra người đại diện theo pháp luật.
Về nguyên tắc chung, để ai là người quản lý trực tiếp doanh nghiệp sẽ do chủ sở hữu vốn quyết định, trên cơ sở điều lệ của doanh nghiệp hoặc nghị quyết của hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên.
Theo quan điểm của luật sư, vụ án Tân Hoàng Minh đang trong giai đoạn điều tra, nhiều nội dung diễn biến phức tạp, liên quan nhiều người, cơ quan, tổ chức nên việc đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với các bị can ở thời điểm này là rất khó có thể được cơ quan tố tụng chấp nhận.
Một điều đáng lưu ý là cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp này để tránh việc tẩu tán tài sản, đảm bảo quyền lợi cho những người bị hại và các nhà đầu tư trong các giao dịch dân sự, kinh tế đối với doanh nghiệp.
Đồng thời, trong thời gian này, các cơ quan chức năng cũng cần tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, phát triển, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, những người đã mua cổ phần, góp vốn, thành lập doanh nghiệp.
Thi hành án vụ Alibaba: Tăng cường nhân lực, viết phần mềm riêng mới làm xuể Tổng cục Thi hành án dân sự biệt phái 15 người thuộc các cơ quan thi hành án tại các địa phương vào TP.HCM hỗ trợ thi hành án vụ Alibaba. Ngày 27-6, Ban Pháp chế HĐND TP.HCM có buổi giám sát về tình hình, kết quả thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS) và công tác giải quyết đơn...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Camera ghi cảnh người đàn ông nghi phóng hỏa nhà dân giữa đêm

Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh

Kêu gọi 20 người liên quan trong vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc" ra trình diện

Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe

Làm theo yêu cầu từ tài khoản Viber của con gái, người mẹ mất hơn 1,3 tỷ đồng

Hàng loạt phòng khám đa khoa của người Trung Quốc sử dụng giấy tờ giả

Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Đường dây đưa bác sĩ Trung Quốc khám "chui" tại Đà Nẵng lĩnh án

Giao dịch ma túy qua Facebook, 3 đối tượng chia nhau 42 năm tù

Mất gần 1,5 tỷ đồng vì liên lạc với "người thân" qua Facebook

Cảnh sát thu giữ gần 250.000 con tôm hùm giống không rõ nguồn gốc

Sát hại đồng nghiệp bảo vệ, người đàn ông ở TPHCM lĩnh án
Có thể bạn quan tâm

Video nghẹt thở hé lộ cảnh mắc kẹt trong đống đổ nát ở Myanmar: Hai bé gái cùng bà để lại thông điệp cuối cùng giữa tuyệt vọng
Netizen
1 phút trước
Lấy "phi công" kém 34 tuổi, cụ bà 74 tuổi có cuộc sống bất ngờ
Lạ vui
11 phút trước
Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí
Thế giới
40 phút trước
Rapper Kanye West chọc giận, nói xấu gia đình vợ cũ Kim Kardashian
Sao âu mỹ
58 phút trước
Hot nhất phòng vé lúc này: 1 phim Việt chưa chiếu đã có doanh thu cao gấp 3 lần 24 đối thủ cộng lại
Phim việt
1 giờ trước
Thu Trang vướng tin mang thai, Tiến Luật liền gây dậy sóng: "Có 2 con gái cũng vui"
Sao việt
1 giờ trước
Giới chuyên môn nói về 'Địa đạo': Phim Việt có tầm vóc của một tác phẩm quốc tế
Hậu trường phim
1 giờ trước
Duy Mạnh và ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lượn phố bằng xe máy, sở hữu tài sản bạc tỉ vẫn giản dị thế này!
Sao thể thao
1 giờ trước
Seungri lên kế hoạch trở lại làng giải trí tại Trung Quốc
Sao châu á
1 giờ trước
Hồng Nhung, Quang Dũng hòa giọng tưởng nhớ 24 năm ngày mất Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
3 giờ trước