Cựu Chủ tịch hãng máy ảnh Olympus đã bị bắt giữ
AFP dẫn nguồn báo chí Nhật Bản ngày 16/2 cho biết, cựu chủ tịch Olympus, ông Tsuyoshi Kikukawa đã bị bắt giữ tại Tokyo vì tội che giấu các khoản thua lỗ khổng lồ tại hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng nhưng đang gặp khó khăn này.
Ông Tsuyoshi Kikukawa bị bắt vì che giấu khoản lỗ tại Olympus (Nguồn: AP)
Ông Tsuyoshi Kikukawa bị cho là một trong những nhân vật chủ chốt trong vụ che giấu khoản thua lỗ lên tới 1,7 tỷ USD của hãng Olympus để cân bằng sổ sách. Báo chí Nhật cho biết ông này đã bị tạm giam để thẩm vấn.
Theo Jiji Press, ông Kikukawa bị bắt theo yêu cầu của các công tố viên, trong khi hai người khác cũng đã bị bắt vì tình nghi làm sai lệch kết quả thu chi, kênh truyền hình Asahi đưa tin.
Các công tố viên cho biết sẽ tiếp tục mở rộng điều tra vụ án này.
Video đang HOT
Trước đó, đã có ba quan chức cấp cao của Olympus thú nhận với các công tố viên về sự dính dáng của họ đến vụ làm sai lệch các cáo bạch tài chính, kênh Asahi cho hay./.
Theo TTXVN
Olympus OM-D - lời chào tạm biệt DSLR của Olympus?
Trong thông báo của mình, Olympus cho rằng OM-D sẽ mang đến cho fan hâm mộ của dòng máy ảnh SLR OM-series trước đây, một sản phẩm đột phá với thiết kế nhỏ gọn và tinh tế.
Tuy nhiên, Olympus cũng tiết lộ OM-D không phải là một máy ảnh DSLR, thay vào đó chỉ là một hệ thống máy ảnh compact nhỏ gọn (CSC) dựa trên thiết kế DSLR và kính ngắm sử dụng là điện tử chứ không phải quang học. Theo các fan hâm mộ SLR, một kính ngắm điện tử sẽ thiếu đi độ rõ cũng như khả năng xử lí nhanh chóng so với một kính ngắm quang. Vì vậy, liệu OM-D cho thấy việc từ bỏ lĩnh vực máy ảnh DSLR của Olympus?
Theo nhà quản lí tiếp thị của Olympus tại Anh, ông Mark Thackara, cho biết: "Không loại trừ khả năng OM-D là một máy ảnh Four Thirds mới".
Hiện tại, DSLR mới nhất của Olympus là mẫu E-5 được hãng phát hành trong năm 2010, nghĩa là khoảng 2 năm Olympus vẫn chưa tung ra một phiên bản mới, trong khi vào năm 2009 hãng đã cho phát hành hai thành viên E-450 và E-620.
Tương lai hướng về Micro Four Thirds
Máy ảnh CSC thực sự là con đường phía trước mà Olympus muốn thay đổi để thay thế cho DSLR?
Theo các nhận xét thì nhược điểm mà DSLR của Olympus gặp phải chính là kích cỡ cảm biến và số lượng ảnh, với định dạng cảm biến APS-C. Cụ thể là dòng E-series của hãng thiếu độ chính xác về màu sắc so với các đối thủ DSLR khác. Trong khi đó, dòng máy ảnh PEN-series sử dụng chuẩn cảm biến Micro Four Thirds lại gây được nhiều sự chú ý về chất lượng.
Olympus bắt đầu gia nhập thị trường DSLR với E-400 cung cấp cảm biến 10 Mpx, trong khi bản nâng cấp E450 xuất hiện với cảm biến Live MOS 12 Mpx.
Và để sống lại thương hiệu OM mang tính biểu tượng của công ty, OM-D ra đời với thiết kế khá gần so với bản gốc. Theo hãng thì OM-D chỉ là một bản sao kĩ thuật số của OM chứ không phải là một sự tái sinh thương hiệu.
Lợi thế hệ thống máy ảnh nhỏ gọn
Định dạng CSC không có lợi thế, việc loại bỏ gương sẽ giúp hoạt động chụp ảnh trở nên đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả trong khả năng xem trực tiếp - những điều khó khăn cho một máy ảnh DSLR. Mặc dù OM-D E-M5 mang phong cách rộng và cao như E-400 cũ nhưng thân máy mỏng hơn, kính ngắm điện tử có thể hiển thị một cách chính xác các thông tin tương tự như màn hình hiển thị LCD.
Về cải tiến kĩ thuật, máy cũng trang bị màn hình xoay cảm ứng, cảm biến 5 trục thay đổi hệ thống chống rung và tự động lấy nét nhanh chóng.
OM-D E-M5 có thể được xem là một máy ảnh tốt nhưng đó không phải là một DSLR. Sản phẩm thực sự nhẹ nhàng, tăng độ chính xác và cung cấp một cảm nhận giống như những DSLR của hãng trước đó.
Theo ICTnew
Pentax quản lý toàn bộ mảng máy ảnh của Ricoh Dù được mua lại bởi Ricoh nhưng Pentax sắp tới sẽ quản lý toàn bộ mảng sản xuất, kinh doanh máy ảnh của công ty mẹ. Với kinh nghiệm của mình và những thay đổi từ Ricoh, Pentax sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn. Ảnh: Daylife Ricoh hôm nay đã ra thông báo chính thức về việc Pentax Ricoh Imaging (PRI),...