Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia công tác xã hội
Chương trình giao lưu “Doanh nhân, doanh nghiệp Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi và tích cực với phong trào xã hội 2019″ diễn ra tại Đài TNVN, sáng 1/12.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -22/12/2019), 30 năm ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989- 6/12/2019), Kênh Truyền hình Nông nghiệp nông thôn, nông dân VTC16 – Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC (thuộc Đài TNVN), đã tổ chức Chương trình giao lưu “Doanh nhân, doanh nghiệp Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi và tích cực với phong trào xã hội năm 2019″.
Tham dự chương trình có Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN Ngô Minh Hiển, lãnh đạo Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân cựu chiến binh ở một số tỉnh, thành phố.
Các doanh nhân, doanh nghiệp cựu chiến binh làm kinh tế giỏi tham dự buổi giao lưu tại Đài Tiếng nói Việt Nam sáng nay (1/12/2019).
Chương trình là cuộc hội ngộ giữa những người đồng chí, đồng đội một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đồng thời cũng là diễn đàn là diễn đàn để các doanh nhân, doanh nghiệp, cựu chiến binh toàn quốc đóng góp sáng kiến của mình vì sự phát triển thịnh vượng của ngành nông nghiệp trong thời kì thời kì hội nhập.
Đây cũng là dịp để khán giả truyền hình được gặp gỡ các gương mặt cựu chiến binh có những đóng góp xuất sắc trong công tác xã hội, cùng đồng chí, đồng đội giúp nhau thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng Nông thôn mới.
Chương trình giao lưu “Doanh nhân, doanh nghiệp Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi và tích cực với phong trào xã hội năm 2019″
Tại chương trình giao lưu, các khách mời là các cựu chiến binh, doanh nhân, đại diện doanh nghiệp cựu chiến binh đã trao đổi về vai trò của cựu chiến binh trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương, những câu chuyên trong quá trình phát triển kinh tế của gia đình, doanh nghiệp.
Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed – một trong những doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất các giống lúa ở Việt Nam – đã chia sẻ về quyết định trong việc lựa chọn và gắn bó với cây lúa, những trăn trở của ông để nâng tầm hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Video đang HOT
“Lúc đầu, chúng tôi chỉ nghĩ làm sao cho đủ ăn thôi, nhưng giờ chúng tôi chọn ra được những giống lúa một vụ sản xuất đạt 12 tấn rồi”, ông Báo nói.
Chủ tịch Thaibinh Seed cũng chia sẻ thêm: Đối với kinh tế thị trường, không chỉ tính chuyện đủ ăn, ăn no, mà còn phải tính chuyện xuất khẩu gạo, đòi hỏi ngành lúa gạo Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn phải tạo ra được những giống lúa có chất lượng đảm bảo yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Muốn như vậy, công tác nghiên cứu tạo ra giống lúa, nghiên cứu để chế biến, bảo quản hạt gạo phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn cạnh tranh trên thế giới.
Cùng với trao đổi về hoạt động phát triển kinh tế, các cựu chiến binh cũng chia sẻ về hoạt động từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, hay những hoạt động xã hội tại địa phương… Doanh nhân cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội Doanh nhân cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình Phước đã được người dân dành tặng nhiều tên gọi trìu mến như: Bông hồng giữa đại ngàn chiến khu D, Cựu chiến binh giữ rừng Bình Phước bởi những đóng góp xuất sắc của bà trong việc bảo vệ trọn vẹn 512 ha rừng chiến khu D.
Thế nhưng, khi kể về câu chuyện bảo vệ rừng của mình và các cựu chiến binh, bà Nguyễn Thị Hồng Tươi không nói về những khó khăn, vất vả đã trải qua mà chỉ cho rằng đó là công việc hàng ngày nên làm để bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ sau.
“Rừng của chúng tôi là 512ha rừng bảo vệ trên tinh thần cựu chiến binh thì chúng tôi chia thành 6 chốt mà chốt trưởng của chúng tôi đều là cựu chiến binh, là những đồng chí đã 40 năm, 50 năm, 60 năm tuổi Đảng cũng đều là những đồng chí chốt trưởng. Về bảo vệ rừng thì không có gì là phát triển kinh tế, chủ yếu là mình giữ được rừng là giữ được tài sản quốc gia và giữ được cái gì quý nhất. Người ta nói “một đời người, một rừng cây” nhưng tôi nghĩ một rừng cây và rất nhiều đời người chứ không phải là một đời người”, nữ cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi chia sẻ.
Phút nghỉ ngơi của vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi trên rừng chiến khu D. (Ảnh: Văn Chiến/ Pháp luật VN)
Năm 2019 là tròn 10 năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn. Đây là Nghị quyết có vai trò hết sức quan trọng, làm thay đổi về cơ bản nền nông nghiệp, đời sống người nông dân và diện mạo của nông thôn Việt Nam.
Suốt một thập niên vừa qua, đông đảo cựu chiến binh Việt Nam đã tích cực, sáng tạo trong sản xuất làm kinh tế, nhiệt tình trong hoạt động xã hội và gương mẫu tham gia, góp phần vào thành công của Chương trình xây dựng Nông thôn mới, phát huy tốt vai trò của “những người lính thời bình” trên mặt trận kinh tế.
Chương trình giao lưu kết thúc với bài hát “Cuộc đời vẫn đẹp sao”.
Các cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nên phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, gương mẫu trong xây dựng Nông thôn mới “đã đạt được kết quả tốt đẹp.
Tại buổi giao lưu, ông Ngô Minh Hiển – Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Nguyễn Duy Tường – Tổng biên tập Báo cựu chiến binh Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Cựu chiến binh Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lượng – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam cùng đại diện ban tổ chức đã trao tặng kỉ niệm chương cho các doanh nhân, doanh nghiệp cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Nhân dịp này, ban tổ chức cùng các nhà tài trợ cũng có những phần quà trao tặng các gia đình chính sách, gia đình cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn./.
Theo Trần Ngọc-Minh Hường/VOV.VN
Khai mạc chương trình gặp gỡ nông dân 3 nước Đông Dương
Lễ khai mạc chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia gắn với hội chợ nông sản sạch đã long trọng được diễn ra tại quảng trường Lâm Viên TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) với sự tham gia của hơn 300 đại biểu trong và ngoài nước.
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: "Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia gắn với hội chợ nông sản sạch là cơ hội để tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa ba nước trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản.
Ngoài ra, chương trình cũng giúp nắm bắt nhu cầu về mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ, thúc đẩy các cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất, xuất khẩu nông sản giữa ba nước; giới thiệu các thành tựu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, tiêu biểu, hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, tiếp cận thị trường nội địa và xuất khẩu".
Đồng chí Đinh Khắc Đính - Phó chủ tịch Ban chấp hành TƯ Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc.
Đồng chí Đinh Khắc Đính cũng cho biết, trong thời gian qua, mặc dù Campuchia và Lào không có tổ chức Hội nông dân như của Việt Nam, nhưng qua nhiều kênh và nhiều hình thức phù hợp, Trung ương Hội nông dân Việt Nam luôn quan tâm, chỉ đạo Hội nông dân các tỉnh tích cực hỗ trợ nông dân các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Lào trong các hoạt động như: hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, hỗ trợ cây giống, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi nông dân nước bạn.
Trong khi đó, đồng chí Mê-a Pi-sét, Phó Quốc vụ khanh, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, Trưởng đoàn đại biểu Vương quốc Campuchia chia sẻ: "Trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi luôn quan tâm, giúp đỡ người dân trong việc chăm sóc, trồng trọt, chăn nuôi để sản xuất ra những nông sản sạch, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chúng tôi luôn luôn cổ vũ, động viên các doanh nghiệp, công ty trong cả nước đảm bảo sản xuất những lương thực, thực phẩm sạch, đó là mục đích cao nhất của lãnh đạo Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp chúng tôi. Thông qua cuộc gặp gỡ hữu nghị này, đoàn Campuchia chúng tôi mong muốn trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm cùng với các bạn Việt Nam, đặc biệt là của 63 tỉnh thành cùng với đoàn của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng tham gia chương trình".
Đồng chí Mê-a Pi-sét, Phó Quốc vụ khanh, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, Trưởng đoàn đại biểu Vương quốc Campuchia phát biểu tại lễ khai mạc.
Ngoài ra, chương trình cũng sẽ diễn ra một số sự kiện khác như: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ba nước; hội chợ nông sản sạch; tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; lễ ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi an toàn thực phẩm và bao tiêu nông sản...
Đồng chí Chủ tịch Trung ương Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Thào Xuân Sùng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham gia chương trình.
Đặc biệt, cũng trong sáng cùng ngày, Ban tổ chức chương trình cũng đã tuyên bố khai mạc Hội chợ nông sản sạch với sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp thuộc ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng hơn 250 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm tôn vinh thành quả lao động của nông dân ba nước. Hội chợ là cơ hội để nông dân ba nước giới thiệu sản phẩm tới những nhà tiêu dùng thông thái và các đối tác để hợp tác cung cấp kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản trong thời gian tới.
Đồng chí Thào Xuân Xùng cùng đại biểu các đoàn tham quan một số gian hàng trong hội chợ nông sản sạch.
Đồng chí Thào Xuân Sùng tham quan một gian hàng vải tơ lụa.
Đồng chí Thào Xuân Sùng nếm thử rượu của nước bạn Lào tham gia gian hàng tại hội chợ nông sản sạch.
Theo Danviet
Mở rộng hợp tác tam nông 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia Từ ngày 29/11 đến 2/12 tại tỉnh Lâm Đồng diễn ra Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN) phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Nhân sự kiện này, Báo NTNN đã trao đổi với ông Mai Bắc Mỹ, (ảnh) Phó Trưởng ban phụ...