Cựu chiến binh đặc công Hải quân Nghệ Tĩnh gặp mặt kỷ niệm ngày truyền thống
Sáng 11/4, tại thành phố Vinh, Hội Truyền thống CCB đặc công Hải quân khu vực Nghệ Tĩnh tổ chức gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Đặc công Hải quân (13/4/1966 – 13/4/2021).
Tham dự buổi gặp mặt có đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; đại diện Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126; thân nhân các liệt sỹ của Lữ đoàn 126 và hơn 200 cựu chiến binh đặc công Hải quân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ảnh: Công Kiên
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu và CCB đặc công Hải quân khu vực Nghệ Tĩnh có dịp ôn lại truyền thống vẻ vang của lực lượng đặc công Hải quân. Theo đó, ngày 23/10/1963, Cục Hải quân quyết định thành lập Đội 1 – Đặc công Hải quân do đồng chí Mai Năng làm Đội trưởng. Nhiệm vụ của đội là nghiên cứu nội dung huấn luyện, phương pháp tổ chức xây dựng lực lượng, nghiên cứu cách đánh tàu địch.
Đến ngày 3/6/1964, Bộ Tổng tham mưu ra quyết định thành lập Đoàn 8 đặc công trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Đoàn có 3 đội thực hiện huấn luyện với 3 nội dung: Đánh tàu bằng phương pháp áp mạn; đánh tàu bằng phương pháp thả thủy lôi và phương pháp dùng hỏa lực bắn thẳng.
Trung tá Nguyễn Hữu Đồng – Chủ tịch Hội Truyền thống CCB đặc công Hải quân khu vực Nghệ Tĩnh ôn lại truyền thống vẻ vang của lực lượng đặc công Hải quân. Ảnh: Công Kiên
Ngày 13/4/1966, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Đoàn Huấn luyện trinh sát đặc công Hải quân. Từ đó, ngày 13/4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của cán bộ, chiến sỹ Đoàn Huấn luyện trinh sát đặc công Hải quân trước đây và đặc công Hải quân ngày nay.
Từ khi thành lập đến ngày 30/4/1975, Đoàn Đặc công Hải quân đã chi viện cho chiến trường 44 Đội Đặc công nước. Lực lượng chi viện đã đốt cháy 1,7 tỷ lít xăng dầu; bắn cháy, bắn chìm hàng ngàn tàu, xuồng chiến đấu của Mỹ – Ngụy; phá sập 326 lần/chiếc cầu giao thông quan trọng. Cùng với đặc công địa phương đánh 19.329 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch, phá hủy hàng ngàn thiết bị quân sự và vũ khí của địch, góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Video đang HOT
Trong kháng chiến chống Mỹ, lực lượng đặc công Hải quân đã góp phần quan trọng cùng quân, dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu
Ngày 5/4/2001, Bộ Quốc phòng ra quyết định đổi tên Đoàn Đặc công nước 861 thành Đoàn Đặc công Hải quân 126. Ngày 23/5/2012, được nâng lên thành Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 cho đến ngày nay. Với thành tích đạt được, Đặc công Hải quân 126 đã 3 lần được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và được Bác Hồ tặng 16 chữ vàng: “Anh dũng muu trí, khắc phục khó khăn, đoàn kết lập công, chiến thắng liên tục”.
Là những người lính đặc công Hải quân trở về với đời thường, 260 CCB khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh luôn thể hiện tốt truyền thống anh Bộ đội Cụ Hồ và truyền thống người lính đặc công Hải quân. Tất cả đều gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tổ chức giúp đỡ những hội viên nghèo và thăm hỏi lúc ốm đau, bệnh tật; đặc biệt là phong trào vận động xây dựng nhà tình nghĩa…
Cựu chiến binh đặc công Hải quân khu vực Nghệ Tĩnh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh Nghệ An. Ảnh: Công Kiên
Tại buổi gặp mặt, đại diện Hội Truyền thống CCB đặc công Hải quân khu vực Nghệ Tĩnh cảm ơn sự quan tâm của các cấp, các ngành và hứa sẽ phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và truyền thống của đơn vị, tiếp tục xây dựng mối đoàn kết, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Làm rõ vụ tai nạn trong giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng Nghề số 4
Trong quá trình thực hành, Nhân không may bị máy tiện cuốn, khiến cánh tay bị em đứt lìa. Sau vụ tai nạn, cơ quan chức năng đã dựng lại hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để đưa ra kết luận điều tra.
Trung tuần tháng 12/2020, sau nhiều tháng điều trị tại bệnh viện, em Trần Đức Nhân (trú xã Hưng Chính, thành phố Vinh), đã quay trở lại Trường Cao đẳng Nghề số 4 - Bộ Quốc phòng để tiếp tục việc học. Tuy nhiên, do cánh tay phải đã mất, Nhân trước mắt chỉ theo học văn hóa trước khi chọn một ngành nghề khác phù hợp.
Học sinh Trần Đức Nhân và cánh tay phải bị cắt lìa hoàn toàn với thương tật được giám định là 75%. Ảnh: PV
Theo hồ sơ vụ việc, chiều 25/6, lớp Cắt gọt kim loại K8 với 8 học viên do giáo viên Khoa Cơ khí Nguyễn Thị Huyền Trang phụ trách lên lớp bài thực hành "tiện ren tam giác và chuẩn bị phôi".
Trong quá trình học, Nhân và Trần Thành Trai được giáo viên phân thành một kíp lần lượt vận hành máy tiện. Tuy nhiên, em Nhân sau đó sơ ý để phôi thép cuốn vào tay áo bảo hộ khiến cánh tay phải bị cuốn vào trục phôi máy dẫn đến bị đứt lìa cả cánh tay.
"Khi tôi chạy đến thì em Nhân đã nằm dưới sàn, cánh tay bị đứt lìa nhưng em vẫn rất tỉnh táo và liên tục xin lỗi thầy về vụ tai nạn", Thượng tá Hà Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề số 4 - Bộ Quốc phòng kể và cho hay, ông cũng là người trực tiếp mang thùng đá để bảo quản cánh tay của Nhân, cắt cử cán bộ, giáo viên lập tức theo xe cấp cứu đưa em tới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An cách đó chỉ vài trăm mét với hy vọng cứu được cánh tay của học trò.
Ngay trong thời điểm đầu tiên cấp cứu trong tình huống nguy cấp, bệnh viện hết máu dự phòng cùng nhóm với em Nhân, nhà trường đã huy động thầy, cô giáo và nhiều học sinh, sinh viên thức trắng đêm để hiến máu.
Thượng tá Cường và một số giáo viên sau đó theo ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để phối hợp với gia đình điều trị cho em Nhân. Tuy nhiên, do Nhân có bệnh nền kháng thuốc kháng sinh, nên việc phẫu thuật để ghép lại cánh tay đã không đạt như mong muốn, mặc dù nhà trường đã liên hệ với các bác sĩ đầu ngành của bệnh viện để trực tiếp điều trị.
Ngay sau vụ việc, đoàn điều tra tai nạn lao động được thành lập theo đúng quy định pháp luật và Quân đội để lấy lời khai đầy đủ các nhân chứng, thu thập vật chứng, sơ đồ hiện trường và các tài liệu liên quan.
Theo kết quả điều tra, sau khi Nhân thực hành xong bài học của mình, đến lượt Trai. Tuy nhiên, thay vì trở về vị trí bàn học ở tuyến chờ đợi thì em Nhân đi lại vị trí đầu máy tiện đang vận hành, sơ ý để phôi thép cuốn vào áo bảo hộ khiến cánh tay phải bị cuốn vào phôi tiện dẫn đến bị đứt lìa cánh tay.
Phòng thực hành máy tiện do ODA tài trợ và được lắp đặt, vận hành theo đúng tiêu chuẩn quy định. Ảnh: PV
Hiện trường vụ tai nạn là một lối đi hẹp nằm kẹt giữa 4 máy tiện ở trong phòng học. Chia sẻ với phóng viên Báo Nghệ An về lý do có mặt tại khu vực này thay vì trở về vị trí chỗ ngồi theo quy định, Nhân cho hay sau khi tiện xong, em đứng ở đầu máy tiện hỗ trợ bạn rồi đưa sản phẩm của mình qua máy khác để tiếp tục hoàn thiện. Trên đường trở về chỗ ngồi bằng lối đi tắt này thì không may gặp nạn. "Em không hề biết khu vực này cấm vào. Bình thường em vẫn hay đi qua", Nhân nói.
Theo kết luận của đoàn điều tra: Trước khi vào học thực hành, các học viên ở đây đều phải học qua môn an toàn lao động, đồng thời trong mỗi bài học đều có phần quy định an toàn lao động và ngay trước cửa phòng học cho đến cạnh các thiết bị, đều có bảng nội quy an toàn. Do đó, các học sinh trong quá trình thực hành không được đi lại và đứng xung quanh vị trí máy tiện. Không được tự ý rời khỏi vị trí học tập đã được quy định... Lúc xảy ra tai nạn, em Nhân đã hoàn thành phần thực hành của mình, theo quy định phải trở về chỗ ngồi chờ đợi, nhưng đã tự ý đi lại vị trí máy tiện đang vận hành.
Đoàn điều tra cũng đã quy trách nhiệm giáo viên đứng lớp Nguyễn Thị Huyền Trang đã không kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành nội quy an toàn lao động của xưởng thực hành trong thời gian giảng dạy, tại thời điểm xảy ra tai nạn không có mặt tại hiện trường.
Về việc giáo viên không có mặt lúc xảy ra vụ việc, lãnh đạo Trường Cao đẳng Nghề số 4 cho biết, lúc đó cô Trang ra ngoài đi vệ sinh cá nhân. Vừa rời khỏi phòng học khoảng 20m thì xảy ra tai nạn.
"Dù với lý do gì cũng không thể ra ngoài mà không có giáo viên khác thay thế. Chúng tôi sau đó đã kỷ luật cô với hình thức cảnh cáo, trưởng khoa cũng bị xử lý khiển trách vì liên đới trách nhiệm", Thượng tá Hà Kiên Cường cho hay.
Khu vực đặt máy tiện, nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: PV
Sau vụ tai nạn, phía nhà trường đã trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí sơ, cấp cứu, điều trị với tổng số tiền hơn 124 triệu đồng. Ngoài ra, cũng đã hỗ trợ gia đình 60 triệu đồng và tạo điều kiện tiếp tục dạy nghề và hỗ trợ việc làm phù hợp với sức khỏe của Nhân. Tuy nhiên, theo Thượng tá Hà Kiên Cường, cho rằng mức tiền hỗ trợ thấp, gia đình nam sinh làm đơn đề nghị hỗ trợ bồi thường thiệt hại. Theo đó, ngoài số tiền đã nhận, gia đình yêu cầu nhà trường hỗ trợ thêm 2,45 tỷ đồng. Trong đó, 1,2 tỷ đồng là thiệt hại tổn thương cơ thể; 80 triệu đồng do tổn thất tinh thần; 90 triệu đồng do bố mẹ Nhân mất thu nhập và 1,08 tỷ đồng là khoản tiền mà gia đình cho rằng do Nhân đã bị mất khả năng lao động theo điều 601 của Luật Dân sự.
Khu vực xảy ra vụ tai nạn, kề bên cạnh có bảng nội quy quy tắc an toàn sử dụng máy tiện. Ảnh: PV
Theo Thượng tá Hà Kiên Cường: Liên quan đến vấn đề này, giữa nhà trường và đại diện gia đình đã 3 lần họp để thống nhất giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, do chưa tìm được tiếng nói chung về việc hỗ trợ 1 lần sau khi có kết quả giám định của Hội đồng Y khoa nên việc giải quyết vẫn chưa hoàn thành. Đề nghị của gia đình là không phù hợp vì điều này chỉ áp dụng cho các nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng như trong nhà máy sản xuất... Trong khi, vụ tai nạn xảy ra trong xưởng thực hành của nhà trường. Vì vậy, phải áp dụng Luật An toàn vệ sinh lao động và Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
"Sự việc xảy ra tai nạn trong khi học sinh đang học tập tại trường là một điều đáng tiếc và không ai mong muốn. Về phía nhà trường, trong quá trình giải quyết sự việc đã nỗ lực cố gắng tìm giải pháp khắc phục và trong tương lai tiếp tục hỗ trợ gia đình như các vụ việc tương tự đã xảy ra trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, các vấn đề giải quyết đều phải căn cứ trên các quy định hiện hành và tính chất của sự việc để đảm bảo vừa đúng và phù hợp với nguyện vọng của hai bên liên quan", Thượng tá Hà Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Tuổi trẻ Quân đội với chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2021 Thượng tá Nguyễn Đức Cương, Phó trưởng Ban Thanh niên Quân đội cho biết, trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2021, tuổi trẻ Quân đội sẽ tập trung đội tổ chức các hoạt động tình nguyện tại chỗ, như xây dựng đơn vị sáng - xanh - sạch - đẹp, tình nguyện thực hiện khâu khó, mặt khó, khâu yếu, mặt...