Cựu cầu thủ nổi tiếng bên ngoài sống phông bạt, bên trong ăn chặn hàng trăm tỷ từ thiện, ê chề khi bị phát hiện
Cầu thủ này để lợi dụng tên tuổi của mình để kêu gọi từ thiện nhưng sau đó lại tiêu xài cá nhân.
Reggie Rucke từng là cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng, có 12 năm thi đấu nhà nghề trong màu áo các CLB nổi tiếng như Dallas Cowboys, New York Giants hay New England Patriots. Danh tiếng có được từ thời còn thi đấu đã giúp Reggie không nhỏ sau khi cầu thủ này giải nghệ.
Thế nhưng, Reggie lợi dụng chính danh tiếng của mình để kêu gọi từ thiện trước khi ăn chặn tiêu xài cá nhân. Sau cùng, Reggie đã phải trả giá đắt.
“Kẻ nói dối” bị phanh phui
Chia tay sự nghiệp thi đấu thể thao vào năm 1981, Reggie nhanh chóng có được công việc của một bình luận viên bóng bầu dục. Thế nhưng vào năm 1984, Reggie trở thành trò cười khi “bịa” trên sóng truyền hình về việc đã có bữa ăn tối và phỏng vấn với HLV Sam Wyche của đội Bengals. Tuy nhiên, Wyche lên tiếng phủ nhận điều này, đồng thời khẳng định Reggie là “kẻ dối trá”.
Vụ việc sốc với thời điểm đó khiến sự nghiệp bình luận của Reggie lụi tàn. Không ai hiểu vì sao cựu cầu thủ này phải dựng lên câu chuyện trên. Một số gắn mác Reggie “ phông bạt”, “thích khoe mẽ”.
Reggie Rucke thời còn thi đấu
Dù chịu tiếng xấu về không trung thực, Reggie sau đó vẫn tẩy trắng thành công, trở thành người điều hành của 2 quỹ từ thiện có tên Amer-I-Can và CPA. Những tưởng Reggie đã thay đổi thì đến năm 2016, tất cả ngã ngửa khi ông này bị bắt với cáo buộc ăn chặn tiền từ thiện.
Thói cờ bạc và tiêu xài hoang phí của Reggie khiến ông mắc số nợ không thể chi trả. Chính vì thế, cựu cầu thủ sinh năm 1947 đã tìm cách rút ruột số tiền quyên góp được.
Loạt hành động bị mô tả “đáng xấu hổ” đến từ Reggie không qua mắt được cơ quan điều tra. Có lần vào tháng 1/2013, quỹ từ thiện quyên góp được 150 nghìn USD. Ngay lập tức, ông này chuyển email thông báo đến một sòng bạc ở Las Vegas với mục đích hứa hẹn và giãn nợ.
Trả giá đắt
Video đang HOT
Báo cáo điều tra cho biết Reggie đã nhiều lần biển thủ tiền từ thiện. Trong giai đoạn từ 2011-2015, cựu cầu thủ này đã rút tổng cộng 48 nghìn USD từ tài khoản từ thiện để chơi tại Las Vegas. Chưa dừng lại, Reggie được cho cũng lấy 65 nghìn USD nhằm trả các khoản nợ.
Bên cạnh việc nướng tiền từ thiện vào bài bạc, Reggie được cho còn biển thủ tiền để đi du lịch, ăn uống, mua đồ tạp hóa… Bản thân Reggie cũng thừa nhận sai phạm trong biên bản lấy cung.
“Reggie đã dùng sự nổi tiếng và vị thế của mình trong cộng đồng để lừa gạt những người hào phòng”, luật sư Carole Rendon nêu tại phiên tòa xét xử. “Một mặt, ông ta xin quyên góp tiền từ thiện cho quỹ của mình. Mặt khác, ông ta lấy số tiền đó để tiêu xài tại nhiều nơi khác nhau”.
Reggie bị tuyên 21 tháng từ vì ăn chặn tiền từ thiện
Hành động sai trái của Reggie khiến ông này đối mặt với bản án lên đến 10 năm tù. Tuy nhiên sau cùng, ông này chỉ bị tuyên 21 tháng tù vào tháng 8/2016. Đến giữa năm 2018, Reggie được ra tù.
Số tiền phải Reggie phải bồi thường quá lớn nên ông này đã phải nộp đơn xin phá sản cuối năm 2018.
Nếu trong quá khứ, Reggie có thể kiếm được một công việc tốt nhờ danh tiếng của mình. Nhưng sau những hành động gian dối, Reggie đã mất tất cả, từ tiền bạc cho đến danh tiếng. Đó là cái giá đắt cựu cầu thủ này phải nhận khi nhẫn tâm ăn chặn tiền từ thiện.
Một cựu cầu thủ nổi tiếng bị bóc ăn chặn tiền từ thiện, "phông bạt" cả chục tỷ, phải trả giá đắt
Cầu thủ này kêu gọi từ thiện nhưng lại sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.
Từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của con người với con người. Tuy nhiên, một số thành phần lại lợi dụng điều này để tranh thủ trục lợi, phông bạt.
Làng thể thao cũng từng chứng kiến những nhân vật nổi tiếng, lợi dụng tên tuổi của mình để kêu gọi từ thiện nhưng không đóng góp để tiêu xài cá nhân. Trong đó, gây chú ý nhiều nhất phải kể đến trường hợp của cựu ngôi sao bóng rổ Kermit Washington.
Lợi dụng tên tuổi kiếm chác
Kermit Washington từng có 10 năm chơi tại giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) và khoác áo những CLB nổi tiếng như Boston Celtics, San Diego Clippers, Portland Trail Blazers hay Golden State Warriors.
Sự cố đấm nứt sọ người đồng nghiệp Rudy Tomjanovich bất tỉnh ngay trên sân đấu khiến sự nghiệp của cựu cầu thủ cao 2m03 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cầu thủ này cuối cùng phải giải nghệ vào năm 1987 khi chưa giành được ngôi vô địch nào.
Kermit Washington thời còn thi đấu
Sau đó, Washington được biết đến bởi các dự án thiện nguyện, hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khó khăn tại châu Phi. Đây được cho là cách Washington tìm "chính mình" sau bê bối với Rudy trong quá khứ.
Tuy nhiên, đến năm 2016, người hâm mộ ngã ngửa khi Washington bị bắt vì biển thủ tiền từ thiện. Theo phán quyết của Tòa án, Washington đã lợi dụng tên tuổi và uy tín của mình kêu gọi quyên góp nhưng sau đó lại tiêu xài cá nhân. Số tiền cựu cầu thủ sinh năm 1951 "ăn chặn" lên tới 500 nghìn USD (hơn 12 tỷ) tiền từ thiện, dùng cho việc du lịch, mua sắm và chi cho bạn gái phẫu thuật thẩm mỹ.
Cuối cùng, Washington bị tuyên án 6 năm tù, phải bồi thường số tiền tổng cộng lên tới 970 nghìn USD.
Washington sau cùng bị phát hiện lợi dụng từ thiện để trục lợi cá nhân
Ba anh em ăn chặn tiền từ thiện
Năm 2017, cựu cầu thủ bóng đá người Nigeria Efe Sodje và Stephen Sodje cùng cựu cầu thủ bóng bầu dục Bright Sodje bị phạt từ vì ăn chặn tiền từ thiện.
Theo báo cáo điều tra, ba anh em nhà Sodje đã lập ra quỹ từ thiện mang tên SSF vào năm 2009 để kêu gọi quyên góp cho người dân tại Nigeria. Tuy nhiên, công tố viên Julian Christopher cho biết nhiều khoản tiền từ thiện đã bị chuyển vào tài khoản cá nhân.
Như vào năm 2011, SSF thua được hơn 12 nghìn USD từ một phiên đấu giá nhưng "không một đồng nào được quyên góp". Số tiền bị ăn chặn lên tới hàng chục nghìn USD. Thẩm phán thất vọng với những gì mà các anh em nhà Sodje đã làm. "Điều này hủy hoại tất cả những điều tốt đẹp mà họ đã làm trong quá khứ", ông cho biết.
Sau cùng, Stephen Sodje bị tuyên 2,5 năm tù vì biển thua 30 nghìn bảng tiền từ thiện. Efe Sodje nhận án 18 tháng tù còn Bright Sodje bị tuyên 21 tháng.
3 anh em nhà Sodje đã phải ngồi tù vì ăn chặn tiền từ thiện
Giám đốc học viện lừa tiền để đi xem World Cup
Fraser White là giám đốc của một Học viện trẻ tại Anh. Lợi dụng hiểu biết của mình tại làng bóng đá, người đàn ông này đã tìm cách "moi tiền" của Football Foundation, tổ chức từ thiện thể thao lớn nhất tại Vương quốc Anh.
White đã nộp 34 đơn xin tài trợ giả mạo trong quãng thời gian từ tháng 6/2020 đến 2/2023, tự nhận cho 9 CLB khác nhau. Lý do được White đưa ra chủ yếu là để cứu các CLB khỏi phá sản do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Anh ta đã nộp 34 đơn xin tài trợ giả mạo, tự nhận là cho chín câu lạc bộ trên khắp Berkshire, Buckinghamshire và Oxfordshire từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 2 năm 2023.
Hành vi của White giúp anh ta kiếm về gần 200 nghìn bảng (6,3 tỷ đồng). Tất cả số tiền này đều được White tiêu xài cá nhân. Anh này mua đồ hiệu đắt tiền và đến World Cup 2022 để xem Tam sư thi đấu.
Dù vậy, hành vi của White cuối cùng bị phanh phui. Anh này bị tòa án tuyên phạt 32 tháng tù.
Fraser White bị tuyên phạt 32 tháng tù cho hành vi của mình
Ngôi sao từ chối lên tuyển dự EURO, chỉ muốn đi xem Đại diện cho đất nước dự EURO là vinh dự với hầu hết cầu thủ tại châu Âu, ngoại trừ Jaba Kankava. Jaba Kankava từ chối cơ hội dự EURO 2024. Jaba Kankava là một trong những cầu thủ nổi tiếng của bóng đá Georgia. Vừa qua, anh có tên trong đội tuyển quốc gia dự kỳ EURO đầu tiên. Tuy nhiên, cầu...