Cứu cánh cho các ngân hàng nhà nước trong tăng vốn điều lệ
Tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là vấn đề nóng bỏng khi thời điểm áp dụng chuẩn Basel II đang đến gần. Việc Chính phủ đang xem xét để chấp thuận cho cho các ngân hàng này được tăng vốn điều lệ bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu được xem là cứu cánh khi thực tế cho thấy, nỗ lực tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là nhà đâu tư nước ngoài không hề dễ dàng.
Việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước cần sớm hơn. Ảnh: ST.
Tăng vốn điều lệ là vấn đề cấp bách
Câu chuyện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank để cải thiện các chỉ số tài chính, qua đó có thêm điều kiện để có thể tăng mạnh tín dụng bằng đã được nhắc tới từ năm 2016 khi dự kiến việc áp dụng Basel II sẽ được áp dụng vào năm 2016. Sau đó, việc áp dụng chuẩn Basel II cũng đã được lùi tới 2020, trong thời gian đó, đề xuất tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này càng ngày càng khó khăn bởi năm 2017, nghị quyết sử dụng ngân sách trung hạn của Quốc hội năm 2018 đã không cơ cấu việc bố trí nguồn ngân sách để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhiều lần đề xuất Chính phủ được tăng vốn điều lệ qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để có nguồn vốn giữ lại phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như vốn đáp ứng chuẩn Basel II song đề xuất này của các ngân hàng không được chấp thuận. Để cải thiện vấn đề này, các ngân hàng này đã xoay xở để tăng vốn như: Thay đổi cơ cấu sở hữu cổ đông thông qua các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn cho nhà đầu tư, gồm nhà đầu tư nước ngoài hoặc cho công chúng và nhà đầu tư trong nước, tuy nhiên, vấn đề này gặp phải khá nhiều trở ngại.
Chia sẻ về vấn đề này, mới đây, tại một hội nghị lớn của ngành ngân hàng, đại diện Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT đã có những đề xuất tới Chính phủ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, trong đó có Vietcombank. Theo đó, kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước, bởi hiện nay việc tăng vốn điều lệ là cấp bách hơn bao giờ hết, ông Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh: “Theo tính toán, tỷ lệ an toàn vốn hiện nay thì các ngân hàng đã chạm đến ngưỡng tỷ lệ an toàn, chứ chưa tính đến việc phải áp dụng theo Basel II. Còn nếu áp dụng theo Basel II thì tỷ lệ này đã chắc chắn chưa đạt. Chưa bao giờ việc tăng vốn lại cấp bách như hiện nay. Với tỷ lệ CAR đang có, nếu áp chuẩn Basel II thì các ngân hàng phải nâng vốn lên thậm chí gấp đôi mới đạt”. Đồng thời, đại diện Vietcombank kiến nghị cho phép các ngân hàng này được giữ lại cổ tức hàng năm để tăng vốn điều lệ.
Trên thực tế, thời gian qua các ngân hàng này đã có những nỗ lực để cải thiện vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng nhưng bất thành. Trong khi các nhà đầu tư trong nước chưa đủ tiềm năng, thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính rất tốt và bày tỏ sự quan tâm lớn tới việc đầu tư vào các ngân hàng song điều này đang bị cản đường bởi những vướng mắc về cơ chế.
Tăng vốn trong năm 2018?
Về những vướng mắc trong việc tăng vốn điều lệ trong bán cổ phiếu cho nhà đầu tư tại các ngân hàng này, cụ thể với Vietcombank, từ năm 2016 đến này, vì nhiều lý do ngân hàng này chưa thể bán hơn 7% vốn cho Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC). Theo chia sẻ của đại diện Vietcombank, ngân hàng này đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho phép phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên quá trình thực hiện gặp khó khăn do quy định phải bán lô lớn và giá cũng không được thấp hơn giá định giá và giá thị trường, yêu cầu nhà đầu tư phải nắm giữ 1 năm không được giao dịch. Với quy định này là rất khó khăn khi mà giá cổ phiếu trên thị trường liên tục biến động. Tương tự như Vietcombank, ngân hàng VietinBank thời gian qua chưa nhận sáp nhập xong ngân hàng PGBank do còn vướng mắc về một số vấn đề, trong đó có tỷ lệ hoán đổi, còn ngân hàng BIDV cũng chưa tìm được đối tác để bán tối đa 30% cổ phần như mục tiêu đề ra từ năm 2014.
Video đang HOT
Liên quan đến vốn điều lệ, đại diện ngân hàng Agribank mới đây cũng cho biết, ngân hàng này gánh vác nhiệm vụ cung ứng vốn cho tam nông tới trên 70% tổng dư nợ, lãi suất đầu vào huy động trên 6%, cho vay 6,5% trong khi vốn thiếu. Vì thế, ngân hàng này mong muốn được nhận một số nguồn vốn từ phía Chính phủ như vốn uỷ thác, vốn khác nhàn rỗi, và sẵn sàng chấp nhận cả phương án đấu thầu.
Về vấn đề này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ đang yêu cầu Bộ Tài chính sớm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước xây dựng trình Chính phủ xem xét phê duyệt cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước tăng vốn điều lệ. “Chúng tôi đã làm việc với Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính năm nay và cũng đang bàn với các cơ quan của Quốc hội để trình Chính phủ. Năm nay là năm chúng ta phải tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước từ cổ tức sau thuế. Cùng với việc cổ phần hóa Agribank năm 2019 thì sẽ tiếp tục cho bán bớt vốn của các ngân hàng BIDV và Vietcombank, còn VietinBank hiện đã hết room. Chính phủ cũng đã chỉ đạo giải pháp tăng vốn cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước”, Phó Thủ tướng cho biết.
Thông tin này được xem là niềm hy vọng cho các ngân hàng thương mại nhà nước khi mà những nỗ lực tăng vốn điều lệ gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực, lẽ ra việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này phải được làm sớm hơn và khẩn trương hơn, vì hệ thống ngân hàng thương mại của chúng ta thời gian vừa qua luôn luôn được các tổ chức tế khuyến nghị những bất cập liên quan đến an toàn vốn. “Chúng ta liên tục tăng trưởng tín dụng 16-15% nhưng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại chỉ tăng 9-10%, dẫn đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại là tương đối thấp nếu đối chiếu với thông lệ quốc tế và Basel II. Rõ ràng là chúng ta cần sớm phải sớm tăng vốn điều lệ cho hệ thống ngân hàng dể tránh rủi ro lớn đối với hệ thống ngân hàng”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.
Hoài Anh
Theo baohaiquan.vn
Tài chính 24h: 4 tháng "chạy" một nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018, liệu có kịp?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào cuối tháng 8/2018, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cập nhật, đến ngày 30/8, tăng trưởng tín dụng đạt 8,5%, tương ứng một nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay là 17%. Điều này đồng nghĩa với việc, còn một nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 sẽ được thực hiện trong 4 tháng còn lại.
Ảnh minh họa.
Nhiều khả năng không đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2018
Nhận định về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng: "Trong nửa đầu năm 2018, tăng trưởng GDP tăng mạnh 7,08% so với 6 tháng cùng kỳ trong 10 năm qua, nhiều khả năng không cần tăng trưởng tín dụng cao để thúc đẩy GDP nên Chính phủ sẽ quay lại bài toán siết chặt nhằm ổn định kinh tế. Do vậy, tăng trưởng tín dụng của năm 2018 có thể không cần đạt mục tiêu 17% đặt ra từ đầu năm". (Xem tiếp)
Ông lớn ngân hàng lại kêu thiếu tiền
Bốn ngân hàng (NH) thương mại nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank liên tục kêu thiếu vốn.
Mới đây nhất, tại hội nghị liên quan tới xử lý nợ xấu, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho hay: Đối với các NH thương mại nhà nước, việc tăng vốn là cấp bách hơn bao giờ hết. Lý do là hiện nay, hệ số an toàn vốn dù chưa áp dụng theo Basel II nhưng đã chạm ngưỡng thiếu an toàn. Nếu áp dụng theo tiêu chuẩn trên, tỷ lệ này đã vi phạm ngưỡng an toàn. (Xem tiếp)
Lãi suất cho vay tiêu dùng đang quá cao và cần phải áp trần?
Trước thực trạng lãi suất hiện nay, có một số ý kiến cho rằng nên áp dụng trần lãi suất cho vay tiêu dùng, tuy nhiên chuyên gia cho rằng không nên làm vậy.
Lý do là bởi việc áp trần lãi suất rất rủi ro, tốn kém về mặt quản lý. Chẳng hạn nếu áp trần 20% như vay thương mại thì các công ty sẽ không thể cho vay được bởi không đủ trang trải về chi phí và yêu cầu lợi nhuận. (Xem tiếp)
Lê Nguyễn Hưng đã "cuỗm" hơn 264 tỷ đồng của Eximbank như nào?
Theo điều tra, Lê Nguyễn Hưng, cựu Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank chi nhánh TP.HCM chiếm đoạt hơn 264 tỷ đồng.
Nội dung trên được đề cập trong cáo trạng VKSND Tối cao truy tố 6 bị can, cựu nhân viên Eximbank chi nhánh TP.HCM về tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. (Xem tiếp)
Ngân hàng đang nắm giữ khối bất động sản lớn cỡ nào?
Hiện tại, dù không phải ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất hệ thống, Vietinbank lại sở hữu khối tài sản đảm bảo cho các khoản vay có giá trị lớn nhất.
Cụ thể, khối tài sản đang được cầm cố tại nhà băng này có giá trị lên tới hơn 1,74 triệu tỷ đồng, gấp đôi số dư nợ cho vay hiện tại của ngân hàng là 867.600 tỷ đồng. Hơn 55% trong đó là giá trị đến từ bất động sản. Chỉ riêng giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản tại nhà băng này đã lên tới 961.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay hiện nay. (Xem tiếp)
Quản lý tiền ảo: Tiếp tục ngồi chờ hay có quy định "mềm"?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết bộ này đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng về rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế; nhận diện, đề xuất các định hướng hoàn thiện.
Theo ông Lê Thành Long, tài sản ảo, tiền ảo nói chung hay tài sản mã hóa, tiền mã hóa nói riêng là vấn đề rất mới, và khung pháp lý đối với lĩnh vực này còn rất sơ khai, nên nhiều vấn đề pháp lý liên quan cần phải được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hướng hoàn thiện.
HOÀNG HÀ
KBSV thông qua phương án phát hành cổ phiếu Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ với tổng giá trị theo mệnh giá 1.380 tỷ đồng. KBSV sắp phát hành 138 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Ảnh: BNEWS/TTXVN Cụ thể, số cổ phiếu được chào bán là 138 triệu cổ phiếu. KBSV...