Cựu cán bộ hải quan gây thất thoát hơn 2,3 tỉ đồng được giảm 3 năm tù
Phạm Phú Lộc, cựu cán bộ hải quan tỉnh Đồng Tháp được tòa phúc thẩm, chuyển đổi tội danh, giảm án và tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Ngày 6.3, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận một phần kháng cáo, sửa án sơ thẩm, chuyển đổi tội danh, tuyên phạt bị cáo Phạm Phú Lộc (58 tuổi) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mức án này giảm một nửa so với cấp sơ thẩm mà TAND tỉnh Đồng Tháp phạt Lộc 6 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo tòa phúc thẩm, Lộc đề nghị người có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô cho các Việt kiều theo diện di chuyển tài sản của người Việt Nam định cư tại nước ngoài hồi hương. Bị cáo không báo cáo người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát với những hồ sơ này, nên đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thu tiền thuế của nhà nước.
“Những hồ sơ đều có đầy đủ giấy tờ, chưa có căn cứ cho thấy Lộc làm trái công vụ, không thỏa mãn tội “lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”, HĐXX nhận định.
Do đó, hành vi của bị cáo phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999 (có khung hình phạt từ 3-12 năm tù).
Tuy nhiên, bị cáo phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, do được phát hiện kịp thời nên xe ô tô của 1 Việt kiều đã bị tịch thu và người này chưa được miễn giảm thuế. Từ đó, tòa xử phạt bị cáo mức án thấp nhất của khung hình phạt cũng đủ răn đe.
Video đang HOT
Bị cáo Phạm Phú Lộc, cựu cán bộ hải quan tỉnh Đồng Tháp tại tòa sơ thẩm. Ảnh TRẦN NGỌC
Theo hồ sơ, năm 2012 bà Phạm Thị Hoàng Phi mang hồ sơ xin nhập hộ khẩu của 3 Việt kiều đến gặp bị cáo Lộc (Trưởng phòng Nghiệp vụ Cục Hải quan Đồng Tháp) để nhờ giúp đỡ.
Sau đó, Lộc nhờ trưởng công an xã và một công an viên của xã Mỹ Trà làm hộ khẩu khống cho các Việt kiều, để làm hồ sơ nhập khẩu xe ô tô theo diện di chuyển tài sản của Việt kiều hồi hương. Mục đích để được miễn thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, trước đó vào tháng 8.2012, Tổng cục Hải quan ra công văn đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, TP tạm ngưng cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô theo chế độ trên. Thế nhưng, Lộc vẫn phê duyệt đề xuất, tham mưu cho cấp trên cấp giấy phép nhập khẩu.
Hậu quả, nhà nước bị thất thu thuế hơn 3,3 tỉ đồng, trong đó Lộc gây thất thoát hơn 2,3 tỉ đồng.
Xét xử sơ thẩm lần đầu vào năm 2018, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Lộc 6 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo kháng cáo kêu oan.
Năm 2020, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, cho rằng để xét xử đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm, tòa này tuyên hủy bản án sơ thẩm, để điều tra lại.
Tháng 8.2022, TAND tỉnh Đồng Tháp mở phiên tòa sơ thẩm lần 2, tiếp tục tuyên phạt Lộc 6 năm tù.
Tại phiên tòa phúc thẩm lần này, luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm, tuyên Lộc không phạm tội và đình chỉ giải quyết vụ án. Bởi theo luật sư, Tổng cục Hải quan không có quyền tạm dừng văn bản của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, cũng có một số địa phương vẫn cấp phép cho nhập khẩu.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm vì cho rằng cấp sơ thẩm xử phạt là đã tương xứng với hành vi phạm tội.
Vụ Sở Y tế Cần Thơ: Bà Hoàng Thị Thúy Nga nói rất sợ đấu thầu
"Mặc dù rất sợ đấu thầu và chỉ muốn là nhà phân phối nhưng với gói thầu này, tôi đã trực tiếp thực hiện và vi phạm pháp luật.
Tôi rất tiếc và ăn năn..." - bị cáo Nga nói.
Sáng 13-2, TAND TP.HCM tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.
Hai cựu giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ là bà Bùi Thị Lệ Phi và ông Cao Minh Chu, chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group Hoàng Thị Thúy Nga và 17 bị cáo khác cùng bị truy tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại gần 33 tỉ đồng.
Đại diện cho Sở Y tế Cần Thơ (bị hại trong vụ án) đề nghị HĐXX xem xét giảm án cho các bị cáo Phi, Chu và Lương Tấn Thành, Hồ Phương Quỳnh (cùng là chuyên viên Ban quản lý dự án).
Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga nói mình rất sợ đấu thầu. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo Sở Y tế, bà Phi và ông Chu có nhiều thành tích trong công tác, được nhận Huân chương, Bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Các bị cáo này đóng góp rất thiết thực cho ngành y tế Cần Thơ. Trong khi đó, gia đình các bị cáo Thành, Quỳnh có hoàn cảnh rất khó khăn.
Đại diện Sở Y tế đề nghị Công ty NSJ, Công ty Bình An và cá nhân bà Nga bồi thường các thiệt hại theo quy định.
Tại tòa, bị cáo Nga khai biết bà Phi từ khi còn làm cho Công ty AIC (của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn).
VKS hỏi: "Quá trình xét hỏi, các bị cáo có nêu chất lượng sản phẩm các thiết bị y tế tốt... Giá bị cáo chào hàng thấp nên bị cáo Phi đồng ý. Nếu mình tự tin về sản phẩm và giá của sản phẩm mình như vậy, sao lại đến làm việc với chủ đầu tư, thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu. Bị cáo không phải là người không có trình độ, có thâm niên về đấu thầu rất lâu. Hỏi câu này để VKS đánh giá nhận thức của bị cáo cũng như phản ánh hoạt động đấu thầu...?
Bị cáo Nga tỏ ra lúng túng trước câu hỏi nêu trên của đại diện VKS. Chủ tọa nhắc: Bị cáo có hiểu câu hỏi của đại diện VKS không. Chủ tọa diễn giải: Ý câu hỏi của VKS là sản phẩm của bị cáo tốt so với các sản phẩm khác, giá thành thấp thì căn cứ nào, mắc mớ gì mình phải thực hiện hành vi trái pháp luật để mà trúng thầu?
Bị cáo Nga trả lời: "Công ty chúng tôi không cần phải quen biết ai, không cần phải gặp chị Phi, không cần gặp chủ đầu tư chúng tôi cũng bán được một thiết bị lớn hơn thiết bị CT và nhỏ hơn thiết bị DSA ở BV Ung bướu, trước các gói thầu này".
"Tôi mặc dù có kinh nghiệm, mặc dù rất sợ đấu thầu và mặc dù chỉ muốn là nhà phân phối thôi nhưng với gói thầu này, tôi đã trực tiếp đấu thầu và đã vi phạm pháp luật. Đây là điều mà tôi rất tiếc và rất ăn năn với tất cả các bị cáo ở đây" - nữ bị cáo nói.
Trước đó, bị cáo Nga cho biết máy móc trong bốn gói thầu mà các công ty của bà trúng thầu đều có chất lượng tốt, thuộc hàng tối tân (như hệ thống DSA hai bình diện...).
Phiên tòa kết thúc phần xét hỏi và sẽ chuyển sang phần tranh luận vào sáng mai (14-2). Trước khi đi vào phần tranh luận, VKS sẽ đọc bản luận tội đối với các bị cáo.
Cựu cán bộ hải quan nhập viện, tòa hoãn Bị cáo Phạm Phú Lộc có đơn xin hoãn do đang phải nhập viện để điều trị bệnh nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa. Ngày 13-2, TAND Cấp cao tại TP.HCM quyết định hoãn phiên toà xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Phú Lộc (cán bộ Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp) về tội lợi dụng chức vụ...