Cựu bộ trưởng giáo dục Anh đề xuất dạy đạo đức thay tôn giáo

Theo dõi VGT trên

Cựu bộ trưởng giáo dục Anh vừa đề xuất các trường học giảng dạy đạo đức cho học sinh thay cho việc dạy tôn giáo.

Cựu bộ trưởng giáo dục Anh đề xuất dạy đạo đức thay tôn giáo - Hình 1

Cựu bộ trưởng giáo dục Anh đề xuất dạy đạo đức thay cho tôn giáo – Ảnh minh họa: AFP

Cựu bộ trưởng giáo dục Anh, Charles Clarke cùng giáo sư đầu ngành về giáo dục tôn giáo Linda Woodhead, Đại học Lancaster, cùng đề xuất bãi bỏ chương trình học tôn giáo tại trường, thay vào đó chú trọng giáo dục khía cạnh đạo đức cho học sinh, theoIndependent ngày 15.6.

Giáo dục tôn giáo là một chương trình học bắt buộc ở Anh, trong đó học sinh sẽ được học về các tôn giáo một cách tổng quát như niềm tin, nghi lễ, giáo lý… Chương trình học về tôn giáo này không hẳn nghiêng về giáo lý của bất kỳ tôn giáo nào.

Ông Clarke và giáo sư Woodhead cho biết giáo dục tôn giáo là cần thiết nhưng không nên dạy ở trường vì các em học sinh có rất ít thời gian cho hoạt động này. Các em sẽ không thể đặt câu hỏi, tham gia tranh luận về tôn giáo, hay thậm chí sẽ có trường hợp hiểu sai lệch và bóp méo các tín ngưỡng.

Huỳnh Mai

Theo Thanhnien

Nhóm đối thoại giáo dục đưa ra hướng cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam

Nhóm Đối thoại giáo dục Việt Nam (VED) do GS Ngô Bảo Châu chủ trì vừa có bản tổng kết nghiên cứu khoa học và ước vọng về một nền đại học Việt Nam lành mạnh và tiến bộ. Bản tổng kết này đã gửi tới lãnh đạo có thẩm quyền.

Quan điểm chung của nhóm Đối thoại giáo dục là: Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần được cải cách cơ bản và sâu sắc ngay từ nguyên lý và quy tắc tổ chức; không thể chỉ thay đổi một vài chi tiết. Cải cách cơ bản và sâu sắc là một quá trình lâu dài và liên tục, không phải là một đơn thuốc có tính công phạt. Mô hình dài hạn cần hướng tới là mô hình của các nước đã phát triển, nhưng cũng cần lưu ý tới những đặc thù của đại học Việt nam để xây dựng một lộ trình cải cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, tự chủ đại học là một động lực rất lớn của quá trình cải cách. Vấn đề cần suy nghĩ là hình thành khung pháp lý, thiết kế qui tắc quản lý nhà nước và quản trị nội bộ, những thành tố làm nên nội dung của khái niệm "tự chủ đại học".

Nhóm đối thoại giáo dục đưa ra hướng cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thân mật tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu và Nhóm đối thoại giáo dục năm 2014

Nhóm đối thoại đã đưa ra 5 đề mục cải cách đại học Việt Nam, cụ thể:

Giao đại học về địa phương có khả năng tự chủ ngân sách.

Video đang HOT

Phân tích về mô hình này tại Việt Nam, nhóm đối thoại giáo dục cho rằng, các trường đại học công lập thuộc sở hữu toàn dân, được nhà nước đại diện làm chủ sở hữu. Cần phân biệt trách nhiệm điều tiết ở tầm quốc gia với trách nhiệm làm "chủ" từng trường đại học. Định chế được uỷ thác trách nhiệm làm chủ một đại học phải hoạt động toàn tâm toàn ý vì sự phát triển, vì lợi ích riêng của trường mình, trong khi Bộ giáo dục và đào tạo có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự phát triển chung. Theo một nghĩa nào đó, hơn 330 trường đại học và cao đẳng công lập ở Việt nam chưa có "chủ" thực sự.

Hiện tại, một số đại học Việt nam đã có hội đồng trường, nhưng số lượng ít và những hội đồng đang tồn tại chủ yếu chỉ có chức năng tham vấn. Trên thực tế, ít người biết đến sự tồn tại của các hội đồng trường.

Nhóm đối thoại cho rằng thay cho các hội đồng trường có vai trò tham vấn, các trường đại học cần có hội đồng uỷ thác (hay còn gọi hội đồng tín thác - board of trustees) với quyền lực tương tự như hội đồng quản trị của các doanh nghiệp. Địa phương và các bộ ngành liên quan thực hiện quyền và trách nhiệm làm "chủ" của mình thông qua hội đồng uỷ thác. Mọi quyết định quan trọng trong đó có việc chỉ định ban giám hiệu trường và đề ra những phương hướng chính sách lớn liên quan đến quyền lợi và sự phát triển của trường phải được thực hiện trong các cuộc họp của hội đồng uỷ thác.

Việc thành lập hội đồng uỷ thác và thiết lập cơ cấu của nó gắn liền với việc nhà nước phân quyền làm "chủ" đại học cho địa phương và các bộ, ngành liên quan. Chỉ những định chế có lợi ích gắn chặt với định mệnh của một trường đại học mới thực hiện tốt vai trò làm "chủ".

Việc giao đại học về địa phương có thể bắt đầu từ các tỉnh thành phố có khả năng tự chủ ngân sách. Có thể xem xét việc cho phép địa phương trích lập quỹ hỗ trợ giáo dục đại học từ khoản ngân sách địa phương phải chuyển về trung ương nếu địa phương cam kết bảo trợ tài chính cho đại học mình làm chủ. Khi ấy, trách nhiệm đảm bảo tài chính cho việc vận hành trường của nhà nước sẽ giảm bớt một cách tương ứng.

Tăng đầu tư toàn xã hội vào hệ thống đại học

Nhóm nghiên cứu đưa ra Ba thách thức tài chính lớn trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là:

Các trường đại học thiếu kinh phí một cách trầm trọng.

Thứ nhất, do mức đầu tư của nhà nước cho các trường công còn rất thấp.

Thứ hai, mức học phí cho các trường công cũng rất thấp.

Thứ ba, các nguồn thu khác như nguồn thu từ dịch vụ, nguồn thu từ dịch vụ khoa học, công nghệ, từ viện trợ, tài trợ, hiến tặng cũng quá thấp, trung bình chỉ khoảng 3% tổng nguồn thu hiện nay của các trường đại học Việt Nam.

Hệ quả của các vấn đề nêu trên là chất lượng đào tạo suy giảm, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu và xuống cấp, các trường phải tăng số lượng sinh viên và mở rộng các hệ đào tạo phi chính quy làm giảng viên quá tải, không còn đủ thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.

Nhóm đối thoại khuyến nghị:

Cải cách tài chính cho hệ thống các trường đại học Việt Nam cần tập trung vào ba lĩnh vực ưu tiên sau: Tăng đầu tư toàn xã hội vào hệ thống đại học, bao gồm cả tài trợ từ ngân sách lẫn đóng góp của xã hội; Tự chủ tài chính cho các đại học; Thay đổi cách phân bổ ngân sách cho từng trường.

Cần lưu ý rằng tăng tự chủ không có nghĩa là Nhà nước giảm hỗ trợ cho giáo dục đại học. Ngược lại, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này, nhất là ưu tiên đầu tư về nghiên cứu khoa học, vì đây là đối tượng đầu tư quan trọng trong sự phát triển lâu dài của Việt Nam. Tăng tự chủ là một phương thức giúp nhà nước phân bổ ngân sách hỗ trợ cho đại học một cách hiệu quả hơn thay vì cào bằng, hay theo những chỉ tiêu có thể bàn cãi.

Cơ chế thị trường cần được coi là động lực mạnh mẽ nhất để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, huy động nguồn thu và sử dụng nguồn lực hiệu quả. Dùng thị trường làm động lực có nghĩa là tăng tự chủ, tạo điều kiện cho các trường (công và tư) cạnh tranh với nhau về chất lượng giáo dục, mức học phí, và số lượng tuyển sinh, và qua đó, phục vụ xã hội tốt hơn.

Song song, Chính phủ cần can thiệp để giảm thiểu các khiếm khuyết chính sau của thị trường: Bất công bằng trong giáo dục: chỉ người giàu mới đủ t.iền đi học; Thiếu thông tin về chất lượng của các trường để người đi học lựa chọn đúng đắn; Các trường chỉ tập trung đào tạo theo nhu cầu của thị trường, và xem nhẹ những ngành có lợi ích lâu dài cho xã hội.

Nhóm đối thoại giáo dục đưa ra hướng cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam - Hình 2

Nhóm đối thoại kiến nghị: Giảm số môn bắt buộc, giảm số giờ lên lớp cho sinh viên

Chất lượng giáo dục đại học công bố hàng năm

Nhóm đối thoại cho rằng, có bốn công cụ đảm bảo chất lượng chính như sau: Kiểm định chất lượng, công khai thông tin chất lượng, xếp hạng và đối sánh.

Đối chiếu với hệ thống đảm bảo chất lượng ở nước ta hiện nay, có thể thấy mặc dù cả bốn công cụ trên đều đã được triển khai, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.

Theo nhóm đối thoại, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, áp dụng đồng bộ cả 4 công cụ của đảm bảo chất lượng kể trên là một điều cần làm. Theo đó, giao cho một tổ chức độc lập tiến hành việc thu thập thông tin chất lượng giáo dục đại học và công bố hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trường đại học, cao đẳng có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức nói trên trong quá trình thu thập dữ liệu.

Có thể tham khảo từ các nước đã áp dụng trước đó như Mỹ, Anh, Hàn Quốc để thiết lập bộ chỉ số thông tin chất lượng. Bộ thông tin chỉ số có thể bao gồm: mức độ hài lòng của sinh viên sau tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm 12 tháng sau tốt nghiệp, thu nhập trung bình của sinh viên sau tốt nghiệp ...

Tuy vậy, trong điều kiện nguồn lực hữu hạn, nhà nước nên tập trung vào hai công cụ kiểm định chất lượng và công khai thông tin chất lượng hơn vì tính khả thi, và tính phổ dụng (có thể cho toàn bộ hệ thống giáo dục đại học) cao hơn.

Giảm số môn bắt buộc, giảm số giờ lên lớp.

Nhóm đối thoại cho rằng vấn đề nổi cộm nhất trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở đại học Việt nam là sự ưu tiên dành cho số lượng thay cho chất lượng.

Vấn đề này thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, đó là khả năng nghiên cứu khoa học; Tài trợ nghiên cứu khoa học của nhà nước; Môi trường trao đổi và hợp tác; Số môn học và số giờ lên lớp bởi về số lượng, học trình ở đại học Việt Nam nặng hơn nhiều so với đại học ở các nước tiên tiến.

Để lấy ví dụ, số môn học toán ở ĐHQGTPHCM nhiều gấp hai số môn học toán ở Đại học Chicago. Tại ĐHKHXHNV, sinh viên phải hoàn thành 60 môn học trong 7 học kỳ, trong khi trung bình sinh viên ở đại học Mỹ trung bình học 4 môn một học kỳ. Nhìn chung, sinh viên Việt nam học nhiều môn hơn, nhưng vì ít làm đề án, bài tập nên mức độ hiểu biết không sâu, kỹ năng tự học và nghiên cứu còn rất yếu so với sinh viên ở các nước phát triển.

Vì số lượng môn học quá nhiều (và một phần vì lý do thu nhập), số lượng giờ đứng lớp của giảng viên hiện tại là quá lớn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công tác nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên tìm tòi khám phá...

Khuyến nghị: Giảm số môn bắt buộc, giảm số giờ lên lớp. Tăng số giờ thực tập, thực hành, làm đề tài và làm bài tập. Khuyến khích việc sử dụng trực tiếp học liệu do các trường đại học tiên tiến cung cấp để giảng viên giảm giờ dạy, tăng giờ hướng dẫn thực hành và làm bài tập.

Lấy trình độ nghiên cứu khoa học làm ưu tiên hàng đầu cho việc tuyển chọn giảng viên. Thiết lập một số vị trí với điều kiện làm việc và đãi ngộ đặc biệt để tạo ra những đầu tầu trong nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Thiết lập cơ chế tài chính để hỗ trợ chi phí cho các nhà khoa học nước ngoài sang Việt Nam làm việc.

Bên cạnh đó, tài trợ nghiên cứu khoa học của nhà nước; tạo môi trường trao đổi và hợp tác.

Nhóm đối thoại giáo dục đưa ra hướng cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam - Hình 3

Năm 2014, Nhóm đối thoại giáo dục đã tổ chức hội thảo với chủ đề " Đối thoại giáo dục VN: Cải cách giáo dục ĐH" có sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân, lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các nhà giáo dục, đại diện các trường ĐH, CĐ, các doanh nhân.

Thiết lập nghị trường giảng viên

Nhóm đối thoại cho rằng, uy tín của các trường đại học trong xã hội không chỉ phụ thuộc vào tiềm năng tài chính và chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy mà còn phụ thuộc vào các định chế dân chủ nội bộ, cũng như khả năng duy trì đạo đức và tự do trong học thuật. Bản thân chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy cũng bị chi phối bởi khả năng duy trì đạo đức và tự do trong học thuật. Môi trường học tập và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học có lành mạnh hay không phụ thuộc vào tính minh bạch của các định chế dân chủ nội bộ.

Nhóm đối thoại khuyến nghị: Thiết lập nghị trường giảng viên (Faculty Senate) với vai trò tham vấn mọi vấn đề liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong trường. Nghị trường giảng viên có thể đưa ra tiếng nói chung của giảng viên đối với các hiện tượng vi phạm đạo đức khoa học hoặc tự do học thuật. Nghị trường giảng viên bầu ra đại diện để tham vấn ban giám hiệu nhà trường.

Thiết lập nghị trường sinh viên (Student Senate) với vai trò tham vấn mọi vấn đề liên quan đến học tập và đời sống sinh viên. Nghị trường sinh viên bầu đại diện của mình để tham vấn ban giám hiệu nhà trường.

Thiết lập các ủy ban thông qua đó giảng viên có thể tham vấn trực tiếp cho Ban giám hiệu. Trong số những ủy ban như thế có thể kể đến: ủy ban kế hoạch, ủy ban tuyển dụng, ủy ban đề bạt, ủy ban đ.ánh giá thường niên ... Ban giám hiệu giao cho các uỷ ban nhiệm vụ tham vấn về những vấn đề cụ thể.

Mỗi trường đại học có quy chế nội bộ để điều tiết quan hệ giữa hội đồng uỷ thác, ban giám hiệu, nghị trường giảng viên, nghị trường sinh viên và các uỷ ban, phù hợp với quy chế chung của nhà nước.

Các trường đại học được tự chủ trong việc thiết lập ưu tiên trong nghiên cứu khoa học và học trình giảng dạy.

Nhóm Đối thoại giáo dục gồm: Trần Ngọc Anh (Đại học Indiana, Hoa Kỳ); Đỗ Quốc Anh (Học viện Nghiên cứu Chính trị Sciences Po, Paris, Pháp); Vũ Thành Tự Anh (Đại học Princeton, Hoa Kỳ và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Việt Nam); Ngô Bảo Châu (Đại học Chicago, Hoa Kỳ và Viện nghiên cứu cao cấp về toán, Việt Nam); Lê Hồng Giang (Sydney); Phạm Hùng Hiệp (Đại học Văn Hoá Trung Hoa, Đài Loan) ; Ngô Quang Hưng (Đại học bang New York ở Buffalo, Hoa Kỳ); Phạm Ngọc Thắng (Hà Nội); Phạm Hữu Tiệp (Đại học Arizona, Hoa Kỳ); Trịnh Hữu Tuệ (Đại học Wisconsin tại Milwaukee, Hoa Kỳ); Vũ Hà Văn (Đại học Yale, Hoa Kỳ); Nguyễn Phương Văn (TPHCM).

Hồng Hạnh ( lược ghi)

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Lý do Israel chọn thời điểm này để kích nổ hàng loạt thiết bị của Hezbollah
08:58:24 19/09/2024
Cố vấn Israel đề xuất cho lãnh đạo Sinwar của Hamas sống lưu vong
19:03:31 20/09/2024

Tin đang nóng

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"
23:13:31 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Chồng bác sĩ bay vào Sài Gòn cổ vũ Thanh Lam đến tận 12h đêm
23:09:27 20/09/2024
Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?
21:56:46 20/09/2024
Nam diễn viên U80 khoe con vừa lên 3 với tình nhân kém 39 t.uổi
21:27:17 20/09/2024
Hay tin bạn thân sinh con, tôi hào phóng gửi tặng 10 triệu rồi 'hóa đá' trước tin trả lời sốc hé lộ bí mật động trời
05:42:30 21/09/2024
Showbiz có 1 mỹ nam đúng chuẩn tổng tài xé truyện bước ra, đã đẹp trai thâm tình còn sở hữu khối tài sản 16.000 tỷ
21:54:20 20/09/2024

Tin mới nhất

KOL người Malaysia bị cáo buộc biển thủ t.iền quyên góp từ thiện

07:34:45 21/09/2024
Tòa án sau đó đã chấp thuận cho Mohd Hazalif đóng mức phí 50.000 RM để được bảo lãnh tại ngoại và đồng ý với các điều kiện bên công tố đưa ra. Tòa án cũng ấn định xét xử vào ngày 21/10 tới.

Lũ lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại Ấn Độ, Malaysia

07:29:22 21/09/2024
Hằng năm, mưa bão đều gây tàn phá trên diện rộng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái thời tiết và làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban

06:16:28 21/09/2024
Theo Bộ trưởng Y tế Liban Firass Al-Abyad, trong hai ngày qua, các vụ nổ ở Liban xảy ra sau khi máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đã làm ít nhất 37 người t.hiệt m.ạng và 2.931 người bị thương.

NASA và SpaceX lên lịch đưa phi hành đoàn thứ 9 lên ISS

06:14:29 21/09/2024
Theo NASA, Crew-9 sẽ tiến hành công trình nghiên cứu khoa học mới để chuẩn bị cho hoạt động thám hiểm của con người ngoài quỹ đạo Trái Đất tầm thấp và mang lại lợi ích cho nhân loại.

Đ.âm dao tại Hà Lan khiến một người t.ử v.ong

06:12:24 21/09/2024
Cảnh sát Hà Lan cho biết, một vụ đ.âm dao xảy ra vào tối 19/9 (theo giờ địa phương) tại thành phố Rotterdam đã khiến một người t.ử v.ong và hai người bị thương.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

06:09:38 21/09/2024
Trước đó cùng ngày, bão đã vào tỉnh Chiết Giang trong lần đổ bộ đầu tiên lên lục địa Trung Quốc. Dù vẫn gây mưa lớn nhưng bão Pulasan được dự báo sẽ suy yếu dần khi di chuyển vào đất liền.

Tiến sĩ Phan Bích Thiện lọt vào danh sách 21 nhân vật truyền cảm hứng ở Hungary

06:00:25 21/09/2024
Những điều này sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình hoàn thiện thủ tục để người Việt Nam tại Hungary được công nhận là dân tộc thiểu số mà cơ quan đại diện và Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary đang nỗ lực thực hiện.

UNICEF sẽ bổ sung dinh dưỡng cho t.rẻ e.m tại Dải Gaza

05:47:21 21/09/2024
Theo ông Chaiban, cần đẩy mạnh và áp dụng phương thức tương tự việc triển khai tiêm vaccine phòng bại liệt để cung cấp các loại vaccine cơ bản khác cũng như hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cần thiết cho t.rẻ e.m tại Gaza.

Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người

05:42:03 21/09/2024
Theo báo cáo của chính quyền quân sự Myanmar, gần 270.000 ha lúa và các hoa màu khác bị ngập úng và hơn 100.000 động vật nuôi bị c.hết. Liên hợp quốc cảnh báo 630.000 người có thể cần cứu trợ tại Myanmar sau bão Yagi.

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Cảnh sát Ireland bắt giữ 19 người biểu tình chống nhập cư

21:11:04 20/09/2024
Lý do chính khiến những người biểu tình xuống đường tuần hành là sự gia tăng số lượng người xin tị nạn tại Ireland trong thời gian gần đây. Họ cho rằng điều này gây áp lực lên các dịch vụ công cộng và ảnh hưởng tới quyền lợi của người.....

Quốc gia châu Phi đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

21:09:14 20/09/2024
Trong khi đó, Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ hoạt động tiêm chủng diện rộng dự kiến được tiến hành tại CHDC Congo trong tuần đầu tiên của tháng 10.

Có thể bạn quan tâm

Sao Kpop 21/9: MC 'quốc dân' bị điều tra, Hyun Bin ghen tuông với Jung Hae In

Sao châu á

07:34:28 21/09/2024
MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra vì nghi trốn thuế, Hyun Bin từng ghen tuông với Jung Hae In khi anh đóng chung phim với Son Ye Jin.

Khởi tố nhóm đối tượng bán b.é g.ái 14 t.uổi vào quán karaoke

Pháp luật

07:33:11 21/09/2024
Là những đối tượng không có nghề nghiệp ổn định nên để có t.iền tiêu xài, nhóm đối tượng đã bàn với nhau dụ dỗ, ép buộc các cô gái dưới 16 t.uổi vào phục vụ tại các quán karaoke.

Sao Việt 21/9: Kasim Hoàng Vũ lộ diện gầy gò, Xuân Bắc già nua bất ngờ

Sao việt

07:16:52 21/09/2024
Hình ảnh mới nhất của Kasim Hoàng Vũ nhận được nhiều chú ý của khán giả, NSND Xuân Bắc khoe tạo hình già nua trong vai diễn mới.

Con gái tôi đi công tác 2 tuần, con rể liền có biểu hiện bất thường, tôi lén theo dõi và hốt hoảng khi biết đầu đuôi sự việc

Góc tâm tình

06:22:01 21/09/2024
Con rể ra hiệu cho người đàn ông lạ mặt kia đi trước, sau khi phòng khách im ắng trở lại, con mới bắt đầu kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Việt Nam có 1 tỉnh được báo Anh xếp vào top kỳ quan dành riêng cho những người không thích đám đông: Lý do giải thích gây bất ngờ

Du lịch

06:21:58 21/09/2024
Với cảnh đẹp non nước hữu tình cùng nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, Ninh Bình đã nhiều lần xuất hiện trong các bảng xếp hạng uy tín của nhiều chuyên trang du lịch và báo chí quốc tế.

Món ăn ngon bất ngờ từ loại "rau" lượng vitamin C cao gấp 5 lần táo, tốt cho dạ dày, dưỡng ẩm và giúp bổ sung khí huyết

Ẩm thực

06:04:18 21/09/2024
Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một công thức mới làm món ngon từ củ sen thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn này t.rẻ e.m sẽ đặc biệt thích thú.

5 nữ chính không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ: Số 1 là "t.iểu t.am" b.ị g.hét suốt 10 năm qua

Hậu trường phim

06:01:56 21/09/2024
Không phải nữ chính nào cũng được lòng khán giả, thậm chí còn trở thành nhân vật không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ.

'Không nói điều dữ': Một kỳ nghỉ khó đoán diễn ra kéo dài đến tận khi kết thúc

Phim âu mỹ

06:01:25 21/09/2024
Speak no evil (tựa Việt: Không nói điều dữ) đang là dự án kinh dị - giật gân được mong chờ nhất màn ảnh thế giới tháng 9 này.

Sự kết hợp giữa tlinh và Lisa đang khiến giới trẻ "phát cuồng"

Nhạc việt

06:00:50 21/09/2024
Vừa qua, tlinh và Low G chính thức cho ra mắt E.P FLVR cùng MV chủ đề Hop On Da Show. Sự kết hợp giữa hai rapper đỉnh lưu Gen Z khiến dân tình đứng ngồi không yên.

Cặp đôi phim Hàn đẹp mê hồn còn có "chemistry" cực đỉnh: Ánh mắt biết nói tạo nên siêu phẩm lãng mạn hay nhất 2024?

Phim châu á

06:00:18 21/09/2024
Với một kịch bản hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc cộng thêm diễn xuất tuyệt vời của dàn cast, Những điều đến sau tình yêu có khả năng sẽ là một trong những bộ phim lãng mạn Hàn hay nhất năm 2024.