Cựu binh Mỹ tìm thấy bình yên tại Việt Nam sau 40 năm
Trở lại Việt Nam sau nhiều năm, tôi đã không thể nhận ra đất nước với những thay đổi lớn lao tại đất nước này… Mọi người chào đón chúng tôi với vòng tay rộng mở và những nụ cười ấm áp, dù tôi và họ từng ở bên kia chiến tuyến…”.
Cựu chiến binh Andonios Neroulias chụp ảnh khi ông trở lại thăm Việt Nam. (Ảnh: NYT)
Ông Andonios Neroulias, một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, mới đây đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về cuộc chiến và về những thay đổi tại đất nước nhiều năm chịu đựng mưa bom, bão đạn này.
Dưới đây là những chia sẻ của Neroulias với tờ Guardian:
Hành trình của tôi bắt đầu từ những năm 1960, khi tôi gia nhập ROTC (một chương trình đào tạo sỹ quan) tại trường Cao đẳng New York. Lúc bấy giờ, chiến tranh Việt Nam dường như chỉ là một cuộc chiến nhỏ và sẽ chỉ cần đến một vài cố vấn quân sự Mỹ.
Là một người Mỹ gốc Hy Lạp, tôi luôn cho rằng nghĩa vụ quân sự là bản năng, là bổn phận của một người đàn ông trẻ và với chức vụ của tôi lúc bấy giờ ở Đức cũng giúp tôi có thể dễ dàng về thăm quê ở Hy Lạp. Tuy nhiên, trong năm 1967, mệnh lệnh đã thay đổi, chúng tôi được điều đến Việt Nam.
Tôi đã dành vài tuần liền về thăm gia đình trước khi sang Việt Nam. Ngày tiễn tôi đi, chị gái đã trao cho tôi một quyền Kinh Thánh cùng với chùm chìa khóa căn hộ của chúng tôi như là biểu tượng của niềm tin và hy vọng rằng tôi sẽ trở về nhà bình an.
Trước khi được điều đến Củ Chi cùng những người lính trẻ, tôi luôn cho rằng mình hiểu rõ chiến tranh. Tôi được sinh ra trong thời kỳ chiếm đóng của Đức quốc xã và đã sống sót qua cuộc nội chiến sau đó. Khi đó, tôi tự hỏi: “Liệu mình có thể sống sót qua cuộc chiến thứ 3 này hay không?”.
Đến khi quay trở lại Mỹ sau cuộc chiến, nhiều người vẫn tiếp tục tranh luận về nguyên nhân của cuộc chiến này, còn bản thân tôi lại trăn trở với câu hỏi: “Tại sao có những người bị thương hoặc tử nạn, trong khi bạn sống sót? Là do số phận hay may mắn?”. Dần dần, tôi học được cách không quá gần những người lính khác, bởi nó làm cho tôi khó có thể vượt qua sự mất mát khi có người hy sinh.
Video đang HOT
Trong một bức thư nhà tháng 12/1967, tôi đã nói rằng: với tôi, món quà Giáng sinh tuyệt nhất là “có thể không cảm thấy gì”. Thời gian dần trôi qua cũng làm vơi đi những nỗi đau, tôi tự hỏi có bao nhiêu người lính có thể sống sót trở về mà không có vết thương về thể chất hoặc tinh thần.
Trở lại Việt Nam sau 40 năm, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những con đường cao tốc kéo dài qua cửa sổ máy bay. Trên đường đến khách sạn, một tài xế taxi đã hỏi: đây có phải là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam hay không. Khi nghe tôi trả lời “không hẳn”, ông nhận ra tôi là một cựu chiến binh Mỹ.
“Chiến tranh đã trôi qua rất lâu rồi. Hãy cố gắng quên đi quá khứ. Chúng tôi luôn chào đón ông quay trở lại Việt Nam”, người lái taxi nói với tôi.
Trong 10 ngày dạo quanh khắp các con phố ở Sài Gòn và vùng nông thôn, tôi cảm thấy nhẹ lòng khi Việt Nam dường như đang trở nên tốt đẹp hơn. Những người dân chăm chỉ không còn xem tôi như kẻ thù.
Ở những nơi chúng tôi đi qua, mọi người chào đón chúng tôi với vòng tay rộng mở và những nụ cười ấm áp, dù tôi và họ đã từng ở bên kia chiến tuyến và họ đã bị thương sau chiến tranh…
Nguyễn Hiếu
Theo Dantri/ Guardian
Chân dung cựu binh Mỹ gốc Việt luôn hướng về quê hương
Nhiều năm kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, một cựu chiến binh Mỹ gốc Việt sinh ra trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến đã về thăm Việt Nam, làm công tác từ thiện với mong muốn hàn gắn vết thương chiến tranh và hướng đến tương lai.
Tướng David Petraeus chúc mừng Đại úy James Van Thach (phải) hoàn thành nhiệm vụ tại Baghdad, 11/2007 (Ảnh: The Epoch Times).
Một cựu binh quả cảm gốc Việt
Theo The Epoch Times, James Van Thach sinh ra vào tháng Giêng năm 1975, là con lai giữa hai dòng máu Mỹ - Việt. Mẹ anh Thach là người gốc Bến Tre. Bà rời Việt Nam năm 1974 sang Mỹ với người chồng Mỹ. Đến tháng Giêng năm 1975 bà sinh ra James Van Thach. Hiện bà đã ngoài 80 và sống với người chồng Mỹ ở thành phố New York, miền đông nước Mỹ.
Anh Thach bắt đầu học tại trường Đại học St. John năm 1994 và tốt nghiệp với hàm trung úy năm 1998.
Năm 2002, vì đã có bằng luật, quân đội muốn anh Thach phục vụ ở vị trí luật sư trong bộ phận pháp lý. Tuy nhiên, Thach đã tình nguyện đến Baghdad, Iraq để phục vụ trong vai trò cố vấn quân sự.
Khi được hỏi về lý do, anh Thach nói khi nghe tin về vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001, "tôi muốn tôn vinh những người bị sát hại vào ngày 11/9 và thực hiện bổn phận bảo vệ nước Mỹ khỏi những cuộc tấn công tương tự. Tôi thấy mình không thể hoàn thành nhiệm vụ đó nếu chỉ ngồi ở bàn giấy, mà phải chiến đấu trực diện với kẻ thù trên chiến trường".
Anh cho biết tại Baghdad, anh đã "tham gia vào viện trợ nhận đạo ở Iraq, phân phối thuốc và chăm sóc ý tế tại các trường học và nhà thờ Hồi giáo, cung cấp chăn và áo khoác mùa đông cho trẻ em và người lớn".
Tại Iraq, Thach đã gặp 2 vụ nổ nghiêm trọng và may mắn sống sót. Anh cho biết: "Tôi trải qua nhiều bài kiểm tra và điều trị vật lý, nhưng không có cách nào chữa được vết thương. Tháng 3/2009, tôi xuất ngũ. Quân đội là cuộc sống của tôi. Tôi hoàn toàn suy sụp".
Tình trạng cơ thể và tinh thần của Thach tiếp tục xấu đi sau khi xuất ngũ: Thị lực của anh suy giảm, anh bị khó ngủ và đôi lúc muốn tự tử. Tác dụng phụ của thuốc tàn phá thân thể và tâm trí của anh.
Lúc này, James Van Thach "nhận ra rằng những người có thể giúp đỡ tôi nhiều nhất là những người xung quanh mình. Tôi trở về với bố mẹ để nhận sự giúp đỡ và tình yêu vô điều kiện của họ".
Làm từ thiện tại Việt Nam để hàn gắn vết thương chiến tranh
James Van Thach và Trung Úy Võ Văn Sang tại Mỹ Tho, Việt Nam (Ảnh:Twitter).
James Van Thach có chuyến trở về Việt Nam đầu tiên năm 1985 và từ đó đến nay anh đã về quê hương được 20 chuyến.
Trong những chuyến trở về gần đây, không chỉ thăm viếng người thân tại Việt Nam, anh còn tham gia vào những hoạt động từ thiện do Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam tổ chức, cũng như tự tìm đến những người nghèo khổ và thương binh có cuộc sống khó khăn để giúp đỡ họ.
Ngày 14/4 vừa qua, James Van Thach cho biết anh đến gặp gia đình chị Út tại một bệnh viện ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, và giúp đỡ đứa con chị đang nằm viện tại đó. Anh nói đã đưa mọi thông tin lên Facebook cá nhân để những người muốn giúp đỡ có thể liên lạc trực tiếp với gia đình cần hỗ trợ.
Mong muốn thực hiện một dự án môi trường
Hiện anh Thach và anh John Donovan, người cũng là cựu chiến binh Mỹ, đang lên kế hoạch về một dự án môi trường. Mục tiêu là giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
Thach cho biết mục đích của anh chỉ là công tác nhân đạo, từ thiện để giúp cho những người đồng bào có chung nửa dòng máu Việt Nam.
Theo kế hoạch, anh sẽ trở lại Việt Nam để tiếp tục những công tác giúp đỡ cho người nghèo, thương binh trong nước và thực hiện dự án môi trường đang được hình thành.
Thoa Phạm
Theo dantri/Epoch Times
Cựu binh Mỹ vẫn ám ảnh với chiến tranh Việt Nam sau 40 năm Sonny Sowell, một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, chia sẻ rằng cho đến nay ông luôn bị ám ảnh với những ký ức khốc liệt của cuộc chiến. Cựu binh Mỹ Sonny Sowell, 66 tuổi, bên cạnh bức ảnh năm 21 tuổi trong quân phục. (Ảnh: Rrstar) Sonny Sowell, hiện nay 66 tuổi, từng phục vụ quân đội...