Cựu binh Mỹ tặng xe lăn cho người khuyết tật Việt Nam
Ngày 12/11, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ cùng Hiệp hội Thể thao Khuyết tật Việt Nam đã trao tặng xe lăn, do Hội cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam khu vực Diablo Valley (California, Mỹ) và Tổ chức Wheelchair Foundation tài trợ, cho người khuyết tật tại TPHCM.
Theo đại diện Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, các cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam và Wheelchair Foundation sẽ dành tặng 320 xe lăn cho người khuyết tật Việt Nam tại 10 tỉnh thành, bao gồm: Hà Hội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đồng Nai, TPHCM và Cần Thơ.
Các cựu binh Mỹ và đại diện Wheelchair Foundation trao tặng xe lăn cho người khuyết tật tại TPHCM
320 chiếc xe lăn này bao gồm 260 xe thường và 60 xe lăn thể thao. Xe lăn thông thường sẽ được trao cho cá nhân người khuyết tật để hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày. Xe lăn thể thao sẽ được trao cho các câu lạc bộ thể thao để các vận động viên khuyết tật ở 10 tỉnh thành đều có thể sử dụng cho các môn bóng rổ, tennis, bóng bàn, cầu lông. Tất cả xe lăn đều được thiết kế phù hợp với địa hình phức tạp của các nước đang phát triển.
Buổi trao tặng có sự tham dự của ông David Behring, Chủ tịch Tổ chức Wheelchair Foundation và các đại biểu đến từ Hội cựu chiến binh Mỹ của Diablo Valley.
Ông David Behring chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, xe lăn là món quà làm thay đổi không chỉ cuộc sống của người khuyết tật mà còn cả cuộc sống của các thành viên trong gia đình và những người chăm sóc. Nếu không có xe lăn, họ sẽ phải bồng bế người thân của họ từ nơi này đến nơi khác. Xe lăn sẽ giúp những người khuyết tật tự do di chuyển, chủ động và hiệu quả hơn, để đóng góp tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, xe lăn thể thao mang đến cho người khuyết tật cơ hội tham gia vào các hoạt động thể thao và cơ hội thi đấu cùng bạn bè”.
Ông Vũ Thế Phiệt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thể thao Khuyết tật Việt Nam cho biết: “Việt Nam có hơn 5.3 triệu người khuyết tật và nhiều trong số họ là những người nghèo, thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội do thiếu phương tiện di chuyển. Chúng tôi tin rằng việc trao tặng xe lăn lần này của Wheelchair Foundation sẽ giúp họ có thêm cơ hội kết nối và hòa nhập vào cộng đồng”.
Theo Dantri
Tiếp câu chuyện về "ấp người mù" ở miền Tây
Ở huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), có một ấp của người Khmer, mà người dân trong vùng gọi là "ấp mù". Bởi lẽ, ấp này có rất nhiều người mù.
Những người mù ở ấp Đại Bái tụ tập trò chuyện, hóng mát
Ông Lâm Âu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Lạc Hòa (Vĩnh Châu, Sóc Trăng), vừa dụi mắt vì bệnh tắc tuyến lệ, vừa giở cuốn sổ đọc to cho tôi nghe tên, tuổi, địa chỉ của từng bệnh nhân có vấn đề về mắt, mà ông theo dõi, thống kê suốt mười mấy năm nay.
Tôi thực sự choáng váng, khi trong danh sách thống kê của ông, xã Lạc Hòa có tới 250 người mù. Tuy nhiên, ông Âu còn khẳng định, đấy chỉ là con số ông thống kê sơ bộ. Còn con số thực tế cao hơn nữa.
Video đang HOT
Vì số lượng người mù quá lớn, lại liên tục tăng cao, nên mỗi ấp thường có thêm một cán bộ nữa theo dõi. Ông Lâm Tha, người được phân công lập danh sách số lượng người mù ở ấp Đại Bái cung cấp con số hãi hùng: Ấp Đại Bái chỉ có 300 hộ, nhưng có đến 100 người mù. Tính ra, cứ 3 hộ gia đình thì có 1 người mù. Nói không ngoa, ở ấp này, ra ngõ gặp người mù.
Ấp Đại Bái với những ngôi nhà lúp xúp, tạm bợ
Ông Lâm Âu dẫn tôi xuống ấp Đại Bái, để tôi được lạc vào "xứ sở bóng tối". Ấp Đại Bái cũng nghèo như vô số ấp ở khác trong vùng, với những mái nhà lúp xúp dưới rặng tre.
Đang giờ sáng, thanh niên ra đồng làm việc, hoặc vác lưới ra biển kiếm con cá, con ngao. Trong ấp chỉ còn lại toàn người già và trẻ con. Tôi thực sự ấn tượng với hình ảnh các cụ già ngồi hóng mát dưới gốc tre. Nghe tiếng bước chân và tiếng nói lạ từ nhóm chúng tôi, các cụ vểnh tai nghe ngóng.
Tưởng chúng tôi là đoàn bác sĩ, các cụ nhao nhao giơ tay đòi được khám mắt, được hỗ trợ mổ mắt miễn phí, được ghép giác mạc, đòi được hỗ ít gạo sống qua ngày... Tôi đã kịp ghi lại hình ảnh các cụ già bị mù ngồi la liệt dưới bóng tre. Hình ảnh ấy có lẽ chỉ có ở trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người mù mà thôi.
Ở cuối ấp là nhà anh Thạch Hơl. Gia đình anh Hơl có tới 4 người mù, gồm anh, mẹ anh - bà Danh El, cậu con cả Thạch Hiền, cô con gái Thạch Huê. Chỉ có mỗi cô con gái Thạch Val là lành lặn hai mắt.
Anh Hơl bị mù đã 24 năm nay. Dù mù lòa, sức khỏe yếu, nhưng hàng ngày vẫn phải lò dò ra biển lặn ngụp kiếm cá đổi cơm. Cô con gái Thạch Val đã lấy chồng mấy năm trước, nên mọi gánh nặng đổ lên vai vợ anh Hơl là chị Phi.
Ông Lâm Âu từng vạch mắt chị Phi và than trời: "Nếu không điều trị sớm, thì một ngày cái Phi cũng lại mù mất thôi. Tôi có kinh nghiệm xem mắt cả trăm người rồi, nên không chệch đi đâu được". Lời ông Âu khiến đại gia đình anh Hơl thêm hoang mang, lo lắng.
Mẹ già Danh El, anh Thạch Hơl và cô con gái mù lòa Thạch Huê
Hai chị em Kéo - Cải cùng mù lòa từ nhỏ
Cách nhà anh Thạch Hơl không xa là nhà 2 em Lâm Kéo và Lâm Cải. Chị Kim Ly sinh được hai cô con gái đẹp đẽ trong niềm vui khôn tả. Thế nhưng, niềm vui ấy chẳng được bao lâu, khi mắt của hai cô bé cứ mờ dần.
Hồi Kéo lên lớp 3, Cải vào lớp 1, hai chị em dắt nhau đến trường, nhưng cứ lao xuống rãnh. Hai chị em cắm mặt vào vở, mà con chữ cứ mờ tịt. Vợ chồng chị Ly đã dốc hết tài sản chạy chữa cho hai con, nhưng vô vọng. Giờ thì hai chị em đã mù hẳn. Tương lai của hai chị em Kéo - Cải chỉ là góc bếp, xó nhà.
Ngay trong cái ấp đìu hiu giữa những giồng cát trắng mênh mang ấy, còn có vô số những gia đình bất hạnh bởi chịu cảnh mù lòa. Vợ chồng bà Nghiếm chẳng biết làm gì, chỉ ra ngẩn vào ngơ, chờ con cháu mang cơm phục vụ. Thấy có khách lạ, ông bà vui lắm, vì tưởng có người tốt bụng mang gạo đến cứu đói.
Vợ chồng bà Nghiếm cùng chịu cảnh mù lòa
Ông bà đã mù cả chục năm nay, sức khỏe yếu, lại già cả, nên chẳng làm được việc gì. Đám con cháu trầy trật làm thuê làm mướn mà vẫn thiếu đói, nên chăm bẵm bố mẹ cũng không được đầy đủ.
Thấy có khách lạ, bà Thạch Kei lần dò sang hàng xóm. Nhìn khuôn mặt hong hóng ngước lên trời, tôi biết bà cũng bị mù. Không chỉ bà Kei, mà người con trai Thạch Cô của bà cũng mù tịt, cả ngày chỉ biết đi vào, đi ra. Mọi gánh nặng gia đình giờ đổ lên vai người con dâu của bà, tức vợ của anh Thạch Cô. Nhà nghèo, không được học hành, nên con cái anh cũng đều đi làm thuê làm mướn, kiếm miếng ăn đắp đổi qua ngày.
Hôm lang thang ở xóm, gặp toàn người mù này, tôi được nghe câu chuyện tình đẹp như cổ tích. Ấy là chuyện tình của cô Phượng. Phượng và chàng trai cùng ấp yêu nhau say đắm. Nhưng tình yêu của hai người gặp trở ngại lớn khi mắt Phượng cứ mờ dần, trắng dã như hòn bi ve, rồi mù hẳn.
Ông Lâm Âu khám mắt cho bà con
Gia đình nhà trai đã nhất mực chia rẽ đôi uyên ương. Thế nhưng, tình yêu của chàng không chết theo đôi mắt của Phượng. Chàng đã dựng túp lều tranh nhỏ xíu giữa đụn cát ngay ven biển. Hàng ngày, chàng dắt Phượng ra biển, rồi đôi uyên ương lặn ngụp dưới biển kiếm sống.
Theo ông Lâm Âu, chuyện mù lòa ở xã Lạc Hòa đã gây chấn động với các tổ chức xã hội từ cách nay hơn chục năm, khi ông công bố danh sách tới mấy trăm người mù. Nhờ sự sốt sắng của ông, của các tổ chức xã hội, mà đã có tới 300 người được cứu chữa kịp thời.
Đến nay, ông Lâm Âu cũng không nhớ nổi đã tổ chức bao nhiêu chuyến đưa bà con về TP. HCM để mổ mắt, điều trị đục thủy tinh thể. Hễ nghe tin có mổ mắt từ thiện là ông tìm cách liên hệ để giúp đồng bào của ông. Ông thực sự là vị cứu tinh của người dân trong xã, đặc biệt là ấp Đại Bái. Nếu không được cứu chữa kịp thời, thì số người bị mù ở xã ven biển này sẽ đến nửa ngàn người, một con số khủng khiếp không tưởng tượng nổi.
Đại Bái là nơi trồng hành nhiều nhất huyện Vĩnh Châu
Về chuyện nguyên nhân mù lòa, đến nay vẫn chưa có sự kết luận thực sự. Các bác sĩ thăm khám kết luận người dân ở đây bị mù vì những nguyên nhân như viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, mây thịt, viêm loét giác mạc... Nhưng thứ gì gây ra những bệnh này thì chưa thực sự rõ ràng.
Là người theo dõi, tìm hiểu tình trạng mù lòa từ nhiều năm nay, ông Lâm Âu đưa ra nguyên nhân khiến bà con trong xã bị mù nhiều là do người dân sử dụng thuốc trừ sâu DDT tẩm ướp hành tím.
Không chỉ khu vực xã Lạc Hòa, mà Vĩnh Châu là huyện trồng hành tím rất nhiều. Ấp Đại Bái lại là nơi trồng nhiều hành nhất huyện. Người dân tẩm thuốc trừ sâu DDT để bảo quản hành, rồi treo hành lủng lẳng khắp nhà, cả trong giường ngủ. Phấn hành và thuốc bảo quản có thể là thủ phạm nguy hiểm nhất gây nên các bệnh về mắt.
Hành tím tẩm thuốc trừ sâu treo la liệt trong nhà là thủ phạm của tình trạng mù lòa ở Đại Bái?
Xác định thủ phạm nên chính quyền đã cấm người dân dùng thuốc DDT. Tuy nhiên, giờ đây, người dân lại sử dụng thuốc trừ sâu Mipcin. Cứ mỗi tấn hành, người dân dùng 2-4kg thuốc Mipcin để bảo quản.
"Nếu không có thuốc bảo quản, chỉ một tuần là hành thối hết. Tẩm thuốc bảo quản, chúng tôi để hành cả năm trong nhà mà không sao" - một người dân ở ấp Đại Bái cho biết.
Dù hậu quả của việc sử dụng thuốc trừ sâu tẩm ướp hành rất nghiêm trọng, song người dân Lạc Hòa, đặc biệt ấp Đại Bái vẫn sử dụng.
Theo xahoi
Mẹ già mù 90 tuổi nuôi 4 con câm, ngẩn ngơ Đó Cụ Trần Thị Mong, ở thôn Sài 3 (Lương Sơn, Bảo Yên, Lào Cai). Có lẽ cụ là người đàn bà khổ nhất tỉnh Lào Cai, cũng có thể là người nhiều tuổi nhất trên dải đất hình chữ S này hằng ngày vẫn phải kiếm từng bữa cháo nuôi 4 con "thơ dại". Ngôi nhà với nhiều người câm và ngớ...