Cựu binh Mỹ nói về sai lầm trong chiến dịch Lam Sơn 719
Một cựu binh Mỹ mới đây xuất bản sách cho rằng nguyên nhân chiến dịch Lam Sơn 719 thảm bại là do quân đội Việt Nam được trang bị các vũ khí tốt hơn cũng như đã bố trí sẵn trận địa từ trước đó rất lâu.
Trong cuốn sách mới xuất bản với tựa đề &’Cuộc xâm lược Lào, 1971 – Lam Sơn 719′, tác giả Robert Sander cho rằng đây là trận chiến mà các trực thăng bị thiệt hại nặng nề nhất so với bất kỳ trận chiến nào khác.
Sander từng là một phi công trực thăng trong suốt chiến dịch và là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp, đã viết cuốn sách này để cung cấp thêm những chú ý đối với một trận đánh được coi là quan trọng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Sander chỉ ra rằng chiến dịch phiêu lưu này một phần nhằm mục đích tranh thủ thời gian cho quân đội Việt Nam Cộng hòa củng cố để chuẩn bị cho quân Mỹ rút ra. Tuy nhiên, kết quả thực tế của cuộc tấn công còn xa mới với tới được mục tiêu đó.
Binh sỹ VNCH hành quân lên Nam Lào tháng 2/1971.
Trận đánh đã được xuất phát từ mong muốn của Washington nhằm củng cố lực lượng của quân đội VNCH đủ sức đảm đương nhiệm vụ sau khi Mỹ rút đi. Bởi lẽ vào năm 1971, Tổng thống Nixon đã phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng về việc kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam.
Video đang HOT
Các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Mỹ từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của việc cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh – một mạng lưới đường vận tải kéo dài qua Campuchia và Lào, cho phép Việt Nam cung cấp hậu cần cho lực lượng của mình. Từ thời Kennedy, người ta đã biết Tchepone – một thị trấn ở Lào là thuộc mạng lưới này.
Trong kế hoạch chiến tranh được cả Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa xây dựng, những cân nhắc chính trị về rủi ro của một cuộc đột kích sang lãnh thổ Lào đã được tính đến. Người ta lo ngại một động thái như vậy với nước Lào trung lập có thể lôi kéo Moscow hoặc Bắc Kinh vào cuộc chiến. Tuy nhiên, chính sách hòa dịu với Trung Quốc của Nixon đã làm giảm đáng kể nguy cơ đó và người Mỹ yên tâm hơn.
Pháo binh của quân đội VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Quân đội Việt Nam cũng nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ thị trấn Tchepone (Sê pôn). Sander cho rằng quân đội Việt Nam đã có sẵn các hệ thống phòng không mới nhất của Liên Xô ở đó từ trước khi kế hoạch Lam Sơn 719 bắt đầu. Về số lượng, chúng đủ để khống chế hết các bãi đáp trực thăng.
Sander viết: “Thật vậy, trong những năm 1970, Liên Xô đã cho Việt Nam những vũ khí phòng không mới nhất của họ, cũng giống như họ đã trang bị cho quân đội Ai Cập các vũ khí chống tăng mới nhất trong cuộc chiến tranh tháng 10/1973 sau này”.
Nhưng điều đó cũng không phải là yếu tố duy nhất khiến Mỹ tổn thất nặng nề. Sander cho rằng việc thiếu các trực thăng vũ trang là một sai lầm chiến thuật nữa. Ông viết: “Việc thiếu các trực thăng vũ trang để yểm hộ là một yếu tố hạn chế lớn trong cuộc hành quân này”.
Ngoài ra, các ưu tiên chiến trường của Mỹ cũng làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của quân đội VNCH – những người phụ thuộc vào sự yểm hộ của Không quân Mỹ. Một ví dụ được Sander trích dẫn là những nỗ lực của Mỹ để giải cứu một phi công F4 bị bắn rơi đã trở thành một thảm họa khi chính chúng lại trở thành mục tiêu của lực lượng phòng không đối phương.
Sander lập luận rằng quân đội Việt Nam hiểu rõ các ưu tiên của Mỹ về giảm thiểu thương vong nên đã sử dụng các phi công bị bắn rơi như một mồi nhử để thu hút lực lượng cứu hộ vào khu vực đã bố trí lực lượng.
Thất bại chiến thuật như vậy là do sự thiếu hiểu biết của các sĩ quan về sự thay đổi của chiến sự. Mặc dù quân đội Mỹ đã nhận ra tiềm năng của trực thăng trên chiến trường trong chiến tranh Triều Tiên nhưng đã có các khoảng cách trong các sĩ quan.
Các sĩ quan Mỹ, mà phần lớn là cựu binh Thế chiến II, đã được đào tạo trong các trường không quân cao cấp nhưng kiến thức trong trường là không thể thay thế cho kinh nghiệm.
Các sĩ quan VNCH thậm chí mông lung hơn. Sander nói về tướng Lâm – người chỉ huy chung của chiến dịch, là quá do dự thậm chí không đủ năng lực. Sander nhấn mạnh: “Đơn vị mang đến trận chiến đã được sử dụng tiết kiệm. Tướng Lâm chỉ huy khoảng 30.000 binh sỹ nhưng chỉ có 18.000 người thực sự tham gia vào cuộc tấn công. Trong suốt trận chiến, các quan sát viên Hoa Kỳ đã bị sốc vì tướng Lâm không tập trung lực lượng dự trữ của mình tại một thời điểm trong khi đối phương đã chuẩn bị rõ ràng nguồn lực đầy đủ của mình”.
Có ít nhất 9 đơn vị VNCH đã được triển khai ở những nơi không có trận chiến.
Một vấn đề nữa là những khác biệt chính trị giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Nixon. Trong khi Nixon muốn đây là trận đánh có ý nghĩa để ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội Việt Nam và để giành một lợi thế cho cuộc đàm phán ở Paris thì Nguyễn Văn Thiệu lo ngại về sự thiệt hại của những đơn vị mà ông coi là lực lượng bảo vệ Sài Gòn và đã ra lệnh cho tướng Lâm di chuyển các đơn vị này về Sài Gòn càng sớm càng tốt. Hết trích dẫn.
Đây là góc nhìn từ phía một cựu sĩ quan Mỹ về chiến dịch Lam Sơn 719. Nó có giá trị tham khảo nhất định. Tuy vậy, theo quan điểm của Việt Nam, ngay từ đầu quân đội Việt Nam đã không bất ngờ về ý đồ chiến dịch của đối phương và đã lót sẵn lực lượng giăng lưới chờ địch. Bên cạnh đó, lực lượng quân đội Việt Nam đã đóng ở khu vực này để bảo vệ đường Trường Sơn lâu năm nên quen thuộc hơn đối phương. Đó là một trong những yếu tố khiến quân Mỹ và quân VNCH thảm bại trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Theo NTD
4 vũ khí hiện đại nhất của quân đội Việt Nam
Su-30MK2, tổ hợp S-300 PMU, tàu Gepad 3.9, tàu ngầm Kilo 636 là những vũ khí góp phần hiện đại hóa quân đội và tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc Infographic về 4 vũ khí hiện đại nhất của Quân đội Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014)
Theo Tri Thức
Tướng Mỹ ngán nhất chiến thuật nào của QĐND Việt Nam? Đánh điểm và phục kích diệt viện binh là chiến thuật đã được QĐND Việt Nam sử dụng từ thời đánh Pháp và sang thời đánh Mỹ nó tiếp tục là ngón đòn sở trường của ta khiến đối phương ngao ngán. Chiến thuật khiến kẻ địch ngán ngẩm Do đặc điểm của cả quân Pháp và quân Mỹ đều là những đội...