Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương hầu toà tại Hà Nội
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam và nhiều cán bộ cấp dưới tại tỉnh Bình Dương được xác định, để tư nhân thâu tóm hai khu đất Nhà nước, gây thiệt hại hơn 5.700 tỷ đồng.
Ngày 6/5, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 28 bị can trong vụ án kinh tế, tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương.
Trong vụ án này, bị can Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và 20 bị can khác bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219 BLHS.
Bị can Nguyễn Thục Anh và vợ chồng bị can Võ Hồng Cường, Trần Đình Như Ý bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 353 BLHS.
Bị can Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương); bị can Trần Nguyên Vũ (cựu Giám đốc Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương) và bị can Huỳnh Thanh Hải (cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và tội “Tham ô tài sản”.
Viện KSND tối cao xác định, các bị can trong vụ án này có sai phạm trong chuyển nhượng 2 khu đất tại tỉnh Bình Dương.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương là doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh do Trần Văn Minh làm Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, Trần Văn Minh và người thân còn lập các công ty “sân sau” gồm Công ty Tân Thành, Công ty Phát Triển, Công ty Đầu tư – Xây dựng Tân Phú.
Sai phạm đầu tiên của xảy ra từ năm 2011 khi Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương xin được giao hai mảnh đất tại khu liên hợp tỉnh gồm 43ha đất xây khu dân cư Tân Phú và 145ha để xây sân golf, nghỉ dưỡng.
Hồ sơ gửi đến cơ quan thuế và bị can Lê Văn Trang (khi đó là Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương) cùng thuộc cấp đã đề xuất đơn giá gần 52.000 đồng một m2 theo quy định .
Nhóm bị can từng là cán bộ tại UBND tỉnh Bình Dương biết rõ cơ quan thuế tỉnh lấy quy định của năm 2006 để áp cho năm 2012 là sai nhưng vẫn phê duyệt. Trong đó, ông Trần Văn Nam bị cáo buộc biết sai nhưng vẫn giao đất. Hành vi này gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 761 tỷ đồng.
Sai phạm tiếp theo xảy ra từ năm 2015, khi Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương thực hiện cổ phần hóa. Thời điểm đó, Tỉnh ủy Bình Dương ra văn bản yêu cầu chuyển khu đất 43ha nói trên về Công ty Impco (ban đầu là Công ty con của Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương, nhưng từ năm 2016 trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương). Khu đất 145ha dự kiến xây sân golf được yêu cầu phải “giữ lại sai khi cổ phần hóa”.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam.
Tuy nhiên, các bị can trong vụ án đã làm ngược lại với động cơ chiếm đoạt, hưởng lợi từ các khu đất.
Video đang HOT
Tại khu 43ha, Nguyễn Văn Minh thống nhất với con rể là Nguyễn Đại Dương cùng các đồng phạm bán trái phép bằng cách mang đi góp vốn liên doanh tại Công ty Tân Phú.
Cụ thể, Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương góp 60 tỷ đồng vào Tân Phú tương ứng 30% cổ phần; Công ty Âu Lạc của Nguyễn Đại Dương) góp 70% còn lại.
Sau đó, Nguyễn Văn Minh bán khu đất này cho Công ty Tân Phú với giá 250 tỷ đồng. Tiếp đó, Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương cũng bán nốt 30% cổ phần của mình tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc với giá 161 tỷ đồng.
Như vậy, Công ty Âu Lạc của Nguyễn Văn Dương đã thâu tóm 43ha đất Nhà nước với chi phí 411 tỷ đồng. Tài sản này sau đó được bán cho Công ty Kim Oanh của bà Đặng Thị Kim Oanh (SN 1970, ở TP Hồ Chí Minh).
Viện KSND tối cáo xác định, giá trị khu 43ha tại thời điểm khởi tố vụ án năm 2019 là 1.335 tỷ đồng, các bị can gây thiệt hại 984 tỷ đồng (1.335 tỷ trừ 411 tỷ đồng Công ty Âu Lạc đã trả).
Tại khu 145ha, Nguyễn Văn Minh và con gái là Nguyễn Thục Anh cũng tìm cách thâu tóm bằng cách mang đi liên doanh, góp vốn. Tỉnh ủy yêu cầu khu đất phải để lại Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương sử dụng sau khi cổ phần hóa. Nhưng Nguyễn Văn Minh đưa cả 145ha vào danh mục “tài sản chờ thanh lý” để không xác định giá trị quyền sử dụng đất.
Khu đất sau đó được góp vốn vào Công ty Tân Thành rồi “đẩy đi đẩy lại” giữa các doanh nghiệp sân sau của Trần Văn Minh. Sau đó Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương chỉ thu về 442 tỷ đồng trong khi giá trị thực là 4.472 tỷ đồng. Các bị can gây thiệt hại 4.030 tỷ đồng.
Với hành vi tham ô tài sản, Viện KSND tối cao xác định, sau khi không đưa 145ha vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, Nguyễn Văn Minh chỉ đạo hoàn tất thủ tục để thay đổi quyền sử dụng đất từ Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương sang tên Công ty Tân Thành.
Như vậy, Công ty Tân Thành có giá trị 442 tỷ đồng, tương ứng hơn 16.000 đồng một cổ phần và Nguyễn Văn Minh biết rõ điều này. Tuy nhiên, do cần 404 tỷ đồng trả nợ cho Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương nên Nguyễn Văn Minh quyết định để doanh nghiệp này mua 19% cổ phần của Tân Thành với giá 105.000 đồng một cổ phần. Từ đây, Nguyễn Văn Minh và con gái cùng các đồng phạm chiếm đoạt 815 tỷ đồng của Nhà nước.
Trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam bị cáo buộc vi phạm pháp luật về đất đai, doanh nghiệp cùng các văn bản liên quan trong việc cho Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương được nhận đất Nhà nước rồi chuyển cho tư nhân. “Bị can Trần Văn Nam phải chịu trách nhiệm chính về những quyết định và chỉ đạo của mình dẫn đến hậu quả đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước”, cáo trạng nêu.
Viện KSND tối cao ủy quyền cho Viện KSND TP Hà Nội thực hành công tố trong quá trình xét xử vụ án này. TAND TP Hà Nội quyết định về trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng trong vụ án.
Cựu bí thư Bình Dương bị cáo buộc mắc sai phạm gì?
Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, bị cáo buộc chỉ đạo điều chỉnh văn bản để tạo điều kiện chuyển "đất vàng" cho tư nhân, gây thất thoát hơn 1.060 tỷ đồng.
Ông Nam cùng 20 bị can, trong đó nhiều người từng giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất của Bình Dương như Trần Thanh Liêm (cựu Chủ tịch UBND tỉnh), Phạm Văn Cành (cựu Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ), vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự.
Tổng Công ty 3/2 thành lập từ năm 1982, là doanh nghiệp Nhà nước 100% do Tỉnh uỷ Bình Dương là chủ sở hữu. Tháng 11/2018, Tổng Công ty 3/2 thành công ty cổ phần, Nhà nước giữ hơn 60% vốn điều lệ, còn lại do các cổ đông chiến lược nắm giữ. Tỉnh uỷ Bình Dương sau đó chuyển toàn bộ vốn điều lệ sang Công ty Impco quản lý (Công ty 100% vốn nhà nước do Tỉnh uỷ là chủ sở hữu).
Năm 2012, ông Nam với vai trò là Phó chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định giao 43 ha đất ở vị trí đắc địa giữa thành phố Thủ Dầu Một theo hình thức thu tiền sử dụng đất cho Tổng Công ty 3/2 để xây dựng Dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ Tân Phú.
Theo kết luận điều tra, việc thu tiền sử dụng đất phải căn cứ bảng giá đất của UBND tỉnh ban hành tại thời điểm cao nhất. Tuy nhiên, Cục Thuế tỉnh đã đề xuất áp dụng tiền sử dụng đất cho Tổng Công ty 3/2 với giá của năm 2006 ở mức 51.914 đồng một m2, trong khi thời điểm giao đất là 2012.
Ông Nam ký công văn đồng ý áp giá theo mức trên để Cục Thuế tính tiền sử dụng đất.
Ông Trần Văn Nam. Ảnh: Quochoi.
Sau khi khu "đất vàng" được áp giá thấp, bị can Nguyễn Văn Minh (Chủ tịch Tổng Công ty 3/2) đã làm các thủ tục để chuyển nhượng cho Công ty Âu Lạc của con rể là Nguyễn Đại Dương. Bị can Dương sau đó dùng pháp nhân của Âu Lạc ký hợp đồng với Tổng Công ty 3/2 của bố vợ thành lập Công ty Tân Phú.
Vụ chuyển nhượng bắt đầu từ việc ông Minh ký văn bản gửi Thường trực Tỉnh uỷ đề nghị cho chuyển nhượng phần vốn góp 30% của Tổng Công ty 3/2 tại góp tại Công ty Tân Phú cho Âu Lạc. Tỉnh uỷ Bình Dương với vai trò là chủ sở hữu đã tổ chức cuộc họp với thành phần là lãnh đạo chủ chốt.
Theo cáo buộc, tham dự cuộc họp, ông Nam, Liêm, Cành biết Tổng Công ty 3/2 đã chuyển 43 ha đất cho Công ty Tân Phú chứ không bàn giao về Công ty Impco là trái quy định pháp luật và trái phê duyệt trước đó của Tỉnh uỷ. Tuy nhiên, các lãnh đạo này vẫn đồng ý cho Tổng Công ty 3/2 chuyển nhượng 30% vốn góp tại Tân Phú sang Công ty Âu Lạc.
C03 cho rằng để tạo điều kiện cho ông Minh chuyển nhượng trái pháp luật toàn bộ dự án trên khu đất 43 ha, ông Nam đã chỉ đạo bị can Cành ký công văn đính chính thông báo trước đó. Nội dung thể hiện do Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng 43 ha cho Tân Phú nên không thể giao đất về lại cho Công ty Impco để Nhà nước quản lý.
Tháng 3/2019, ông Nam tiếp tục chỉ đạo Chánh văn phòng Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Đông, cùng Trưởng phòng Tài chính Đảng thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Ngô Dũng Phương điều chỉnh công văn từ năm 2016. Các công văn "điều chỉnh" này đều có nội dung: "Thường trực Tỉnh uỷ thống nhất không chuyển khu đất 43 ha cho Công ty Impco để Tổng Công ty 3/2 tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất cho Tân Phú".
Từ ý kiến của người đứng đầu Tỉnh uỷ, bị can Phương lập biên bản hội nghị giao ban thường trực Tỉnh uỷ đề ngày 25/8/2016 (nhưng lúc lập là năm 2019) để ông Nam ký vào mục "chủ trì hội nghị", Phương ký vào mục "người ghi biên bản". Đồng thời Phương soạn công văn đề ngày 29/8/2016 để ông Cành (lúc này đã nghỉ hưu) ký điều chỉnh nội dung cho Tổng Công ty 3/2 thực hiện giao đất.
Cơ quan điều tra cáo buộc, việc ông Nam chỉ đạo bị can Cành, bị can Phương và ông Đông hợp thực hoá hồ sơ đã làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết, phương án sử dụng đất của Tỉnh uỷ Bình Dương. Từ đó gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 302 tỷ đồng.
Sau khi khu đất 43 ha được chuyển "giá bèo" từ Nhà nước sang tư nhân, năm 2018 tại đây bắt đầu khởi công dự án khu dân cư Tân Phú. Dự án nằm ngay mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt, gần Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương được xem có vị trí đắc địa bậc nhất tỉnh này. Dự án quy mô 43 ha với 1.210 sản phẩm đất nền và nhà phố liền kề, biệt thự đơn lập và song lập. Tổng mức vốn đầu tư dự án 1.500 tỷ đồng.
Khu đất 43 ha xảy ra sai phạm gây thất thoát ngân sách có hai mặt tiền đường, được xem là "đất vàng" ở Bình Dương. Ảnh: Phước Tuấn
Tương tự với khu đất 145 ha, năm 2013, ông Nam khi đó với cương vị là Phó chủ tịch tỉnh đã ký quyết định giao khu đất này cho Tổng Công ty 3/2 để sản xuất kinh doanh. Khu đất này cũng nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố Thủ Dầu Một và hiện kinh doanh sân golf.
Tại khu đất này ông Nam cũng đồng ý giá của năm 2006 là 51.914 đồng một m2, trong khi thời điểm giao đất là 2012.
Khi được giao 145 ha "đất vàng", Tổng Công ty 3/2 dùng để góp vốn lòng vòng với hai Công ty Hàn Quốc. Năm 2016, Tổng công ty thực hiện cổ phần hoá, khu đất 145 ha dù đã phân loại vào mục A là "tài sản đang dùng" nhưng ông Minh vẫn chỉ đạo để chuyển sang hạng C là "tài sản chờ thanh lý". Hơn nữa, Công ty 3/2 cũng không đưa khu này vào xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
Tổng Công ty 3/2 tự xác định tổng giá trị khu đất là gần 140 tỷ đồng, trong khi không tổ chức thẩm định giá, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.160 tỷ đồng. Kết luận điều tra của C03 chưa nhắc đến trách nhiệm của Tỉnh uỷ Bình Dương với vai trò là đơn vị Nhà nước có vốn tại doanh nghiệp.
Bị can Trần Thanh Liêm (trái) và Phạm Văn Cành. Ảnh: Bộ Công an.
C03 xác định, ông Nam vừa chỉ đạo vừa thực hiện hành vi và là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Ông có hai sai phạm: Áp giá đất tại hai khu đất 43 ha và 145 ha trái quy định, gây thất thoát hơn 760 tỷ đồng; tạo điều kiện cho Tổng Công ty 3/2 chuyển nhượng khu đất 43 ha từ Nhà nước sang tư nhất, gây thất thoát hơn 300 tỷ đồng.
Cựu bí thư Bình Dương bị cáo buộc gây thất thoát tài sản Nhà nước tổng cộng hơn 1.060 tỷ đồng. C03 cho rằng ông chưa thành khẩn khai báo về động cơ vụ lợi của bản thân song có nhiều thành tích, cống hiến cho tỉnh nên đề nghị VKS xem xét.
Các bị can khác từng là thuộc cấp của ông Nam tại Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Dương bị cáo buộc phạm tội do nể nang. Kết luận điều tra của C03 không nêu về bối cảnh phạm tội hay những người này có chịu sự tác động từ cấp trên là ông Nam hay không.
Theo kết luận điều tra, ông Trần Thanh Liêm và Phạm Văn Cành với cương vị là Phó bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh giai đoạn 2015-2020, biết Công ty 3/2 đã chuyển nhượng khu đất 43 ha cho liên doanh trái với chủ trương của Tỉnh uỷ. Tuy nhiên hai ông vẫn đồng ý cho đơn vị này tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại liên doanh cho Công ty Âu Lạc. Hành vi của ông Liêm và Cành bị cho rằng đã tạo điều kiện cho chủ mưu Minh chuyển toàn bộ tài sản Nhà nước sang tư nhân, gây thất thoát hơn 300 tỷ đồng.
Riêng ông Cành còn làm theo chỉ đạo của ông Nam ký hợp thức hoá công văn của Tỉnh uỷ làm sai lệch nội dung phê duyệt trước đó, tạo điều kiện cho "đất vàng" được chuyển cho tư nhân.
Cựu Bí thư Bình Dương bị cáo buộc gây thiệt hại 1.000 tỷ đồng Bị can Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, bị cáo buộc áp giá thu tiền sử dụng đất và chuyển nhượng khu đất 43 ha từ nhà nước sang tư nhân trái quy định, gây thất thoát hơn 1.060 tỷ đồng. Ngày 23/8, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công...