Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim ngay sau khi xuống máy bay
Khi đang trên chuyến bay từ Hà Nội về TP.HCM, ông N.M.T (60 tuổi, ngụ TP.HCM) cảm thấy đau nặng ngực từng cơn ở vị trí sau xương ức, cơn đau lan dần lên cằm kèm biểu hiện vã mồ hôi.
Ông được người nhà đi cùng cho uống 1 gói thuốc P – phosphalugel (điều trị viêm loét, trào ngược dạ dày – tá tràng), tình trạng đau có chút thuyên giảm nhưng cơn đau vẫn âm ỉ.
Đến 22 giờ cùng ngày, ngay khi máy bay hạ cánh, ông được dịch vụ hỗ trợ sân bay đưa thẳng tới khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Ngày 21.6, ThS.BS.CKI Nguyễn Ngọc Nhã Khanh cho biết khi nhập viện, bệnh nhân vẫn còn đau nặng ngực âm ỉ. Người bệnh cho biết bị đau bao tử nên được sử dụng thuốc làm giảm tiết dịch dạ dày. Tuy nhiên, sau khi chích thuốc, biểu hiện nặng ngực của người bệnh vẫn không suy giảm.
“Chúng tôi nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu cơn đau ngực của hội chứng mạch vành cấp nhồi máu cơ tim nên dùng thuốc Nitroglycerin dạng phun nhằm làm tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, cơ tim. Sau khi dùng, người bệnh cảm thấy ngực đỡ đau”, bác sĩ Khanh cho biết.
Điện tim đo tại phòng Cấp cứu cho thấy dấu hiệu của thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, do không thấy được hình ảnh điện tim đo từ lần trước nên không thể kết luận trường hợp này là bệnh mạch vành mạn hay hội chứng vành cấp.
Khai thác bệnh sử được biết, trước đó hai tuần ông T. có biểu hiện nặng ngực, được một bệnh viện gần nhà đo điện tim nhưng các chỉ số lúc đó ở mức bình thường. Ông được chẩn đoán viêm dạ dày nên uống thuốc đau bao tử.
Video đang HOT
Những giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau ngực là thời gian vàng để cứu người bệnh bị nhồi máu cơ tim. Ảnh BVCC
Nghĩ rằng cũng giống lần trước, ngay khi cảm thấy bớt đau, người bệnh xin về.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên ông ở lại để theo dõi thêm. Kết quả điện tim và xét nghiệm men tim cho thấy người bệnh có tình trạng thiếu máu cơ tim và tăng men tim. Ngay trong đêm, một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa Cấp cứu và Trung tâm Tim mạch được thiết lập nhanh chóng.
ThS.BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc (Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM) cho biết kết quả đo điện tim và xét nghiệm men tim lần 2 đều có dấu hiệu tăng lên so với lần đầu. Tình trạng men tim tăng là biểu hiện của cơ tim đang hoại tử. Với các kết quả này cùng với kết quả chụp mạch vành cho thấy người bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
Ngay sau đó, người bệnh được chuyển lên Trung tâm Tim mạch và áp dụng phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim, thông tim. Ông T. may mắn được chẩn đoán và can thiệp kịp thời nên chưa tổn hại nghiêm trọng đến cơ tim. Nếu cơ tim đã “chết” thì rất khó hồi phục.
Sau khoảng 7 ngày điều trị, người bệnh đã ổn định, da hồng hào và xuất viện.
Cứu bệnh nhân COVID-19 hai lần ngưng tim: 'Lo âu theo từng nhịp đập trái tim bệnh nhân'
Rất nhiều cung bậc cảm xúc, hồi hộp lo âu theo từng nhịp đập trái tim bệnh nhân. Có những thời điểm mà chậm vài phút thì cơ hội sống sẽ qua đi vĩnh viễn, bác sĩ Nguyễn Thái Anh (Bệnh viện TP Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ.
Bệnh nhân Đào Quang Dũng (48 tuổi) bị nhồi máu cơ tim cấp rất nặng và mắc COVID-19, đe dọa 2 lần ngưng tim, đã hồi phục kỳ diệu sau 10 ngày điều trị tích cực - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sáng 28-9, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống ngoạn mục bệnh nhân Đào Quang Dũng (48 tuổi) bị nhồi máu cơ tim cấp rất nặng và mắc COVID-19.
Chia tay các y bác sĩ để xuất viện sau 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân Dũng chia sẻ: "Tôi như chết đi sống lại, xin chân thành cảm ơn các y bác sĩ đã tận tình mang tôi trở về từ cõi chết".
Trước đó, ngày 15-9, Bệnh viện dã chiến Bình Minh (trực thuộc Bệnh viện TP Thủ Đức, TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân Dũng vì khó thở và có kết quả dương tính với COVID-19. Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân suy hô hấp do nhồi máu cơ tim cấp trên bệnh nhân COVID-19 nên được chuyển về Bệnh viện điều trị COVID-19 TP Thủ Đức để điều trị hồi sức chuyên sâu.
Các bác sĩ nhận định đây là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp rất nặng với chức năng co bóp tim còn 20% (bình thường>50%). Bệnh nhân ngày càng khó thở và huyết áp tụt dần.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển xuống phòng thông tim can thiệp để chụp mạch vành với kết quả tắc hoàn toàn nhánh động mạch vành liên thất trước bên trái. Bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng huyết áp tụt rất thấp và tim ngưng đập.
Êkip bác sĩ và điều dưỡng cùng nhau hồi sức tim phổi ngay trong phòng thông tim với bộ đồ bảo hộ chống lây nhiễm COVID-19.
Sau 15 phút, trái tim yếu ớt của bệnh nhân đã đập trở lại dưới sự hỗ trợ của máy thở và thuốc nâng nhịp tim. Các bác sĩ tiếp tục thông tim đặt stent thành công mạch vành bị tắc nghẽn, tái thông dòng máu cho bệnh nhân sau gần 2 giờ can thiệp.
Những ngày sau, bệnh nhân hôn mê phải thở máy và dùng thuốc vận mạch liều cao. Một vấn đề nan giải làm tình trạng bệnh nhân xấu hơn đe dọa ngưng tim lần 2 là sau 1 ngày can thiệp, bệnh nhân xuất hiện dịch khoang màng ngoài tim lượng nhiều làm huyết áp tụt sâu hơn.
Các bác sĩ khoa hồi sức phải chọc hút khoảng 500ml dịch trong khoang màng ngoài tim để cấp cứu lần 2 cho bệnh nhân.
Thật kỳ diệu, sau 5 ngày hồi sức, nhịp đập tim của bệnh nhân cải thiện dần, huyết áp tốt lên, bệnh nhân tỉnh táo và rút được ống nội khí quản. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện một cách kỳ diệu.
Bác sĩ Nguyễn Thái Anh, khoa hồi sức tim mạch Bệnh viện TP Thủ Đức - người trực tiếp can thiệp mạch vành cho bệnh nhân, chia sẻ: "Rất nhiều cung bậc cảm xúc trên bệnh nhân này, hồi hộp lo âu theo từng nhịp đập trái tim bệnh nhân.
Có những thời điểm mà chậm vài phút thì cơ hội sống sẽ qua đi vĩnh viễn, may mắn là bệnh nhân đã hồi phục một cách thần kỳ. Các y bác sĩ đã cùng nhau mang lại cơ hội sống cho một bệnh nhân vừa bị nhồi máu cơ tim rất nặng vừa nhiễm COVID-19".
Phòng lây nhiễm thế nào khi đi máy bay, tàu, xe Các chuyên gia khuyến cáo người đi tàu xe, người điều khiển phương tiện công cộng phải tuân thủ quy định phòng chống dịch, đeo khẩu trang, vệ sinh sát khuẩn tay, hạn chế ăn uống, nói chuyện. Phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K khi đi phương tiện công cộng nói chung, lý do là có thể trong những người...