Cứu bé sơ sinh bị teo thực quản nặng
Ngày 11-1, thông tin từ Bệnh viện nhi Đồng Nai cho hay, bệnh viện đã mổ cứu sống bé sơ sinh bị teo thực quản nặng.
Bé S. đã hồi phục sức khỏe sau ca mổ teo thực quản. Ảnh bác sĩ cung cấp
Sau sinh (21-12-2019), bé S.S. (quê ở huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Cần Thơ, hiện tạm trú ở huyện Long Thành) không bú được, miệng trào nhiều đờm dãi và sùi bọt, rồi nhanh chóng chuyển sang khó thở co kéo lồng ngực, thở nhanh 70 lần/phút.
Ngay lập tức, bé S. được chuyển đến Bệnh viện nhi Đồng Nai cấp cứu. Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức do bé S. bị suy hô hấp. Sau khi khám và chụp X-quang, bé S. được chẩn đoán bị dị tật teo thực quản, có rò đầu dưới thực quản với khí quản và viêm phổi.
BS. Vũ Công Tầm, Trưởng khoa Phẫu thuật-gây mê-hồi sức cho hay, sau 1 ngày hồi sức, bé S. được chuyển mổ khẩn để ngăn chặn viêm phổi tiến triển nặng.
Khi mổ (ngày 23-12-2019, tức 2 ngày sau khi bé S. chào đời), các bác sĩ phát hiện thực quản của bé bị gián đoạn thành hai đoạn: đoạn trên tạo thành một túi cùng, đoạn dưới rò vào khí quản. “Lỗ rò khá to làm cho dịch dạ dày trào ngược vào khí quản gây viêm phổi, làm bé khó thở” – BS. Tầm cho biết.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã khâu cột đường dò khí ngăn chặn sự thất thoát khí từ đường thở và viêm phổi. Đồng thời, bác sĩ cũng nối 2 đầu thực quản cho bé S.
Ca mổ kéo dài trong 3 giơ 30 phut. Sau mổ, các bác sĩ tiếp tục hồi sức tích cực với máy thở hiện đại, chống viêm phổi và kiểm soát nhiễm trùng sơ sinh hậu phẫu chặt chẽ.
Đến nay, bé S. đã phục hồi hoàn toàn, bú khỏe 60ml/cữ, không ọc ói và tăng cân (400 gram), vết mổ lành và xuất viện.
Theo BS. Tầm, teo thực quản là sự gián đoạn lưu thông thực quản xảy ra do rối loạn phát triển trong thai kỳ khoảng tuần 4-6. Tỷ lệ mắc bệnh là 1/4.500 đến 1/3.000 trẻ sinh sống
Teo thực quản thường đi kèm với các dị tật khác như: tim, cột sống, thận niệu và tiêu hóa. Phẫu thuật teo thực quản là loại phẫu thuật khó và bệnh nhi phải tái khám thường xuyên.
Tin, ảnh: Bích Nhàn
Theo baodongnai
Trẻ bị viêm phổi kéo dài, coi chừng dị vật đường thở
Viêm phổi liên tục tái diễn, điều trị kháng sinh không mang lại kết quả, tình trạng khó thở ở bệnh nhi ngày càng nặng. Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện hạt đậu phộng đang bít gần hết phế quản thùy dưới phổi trái của bệnh nhi.
Đó là trường hợp của bé gái 3 tuổi, ngụ tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa được tiếp nhận, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Cháu nhập viện trong tình trạng khó thở, mệt nhiều.
Thông tin từ gia đình cho biết, trước đó bệnh nhi đã nhiều lần đến bệnh viện địa phương thăm khám, được chẩn đoán bị viêm phổi, theo dõi suyễn. Cháu được điều trị bằng xông thuốc, sử dụng kháng sinh nhưng quá trình điều trị không mang lại kết quả.
Hạt đậu phộng nằm trong lòng phế quản thùy dưới phổi trái của bệnh nhi trên hình ảnh camera nội soi
Thấy con ngày càng khó thở, mệt nhiều hơn nên người mẹ quyết định đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố kiểm tra. Trên phim chụp X-quang phổi thẳng, bác sĩ không phát hiện dị vật. Tuy nhiên, phổi trái của bệnh nhi có dấu hiệu ứ khí khu trú kèm theo hội chứng xâm nhập khá rõ được ghi nhận.
Khai thác kỹ bệnh sử của bé, người mẹ cho biết, khoảng 2 tháng trước trong lúc ăn hạt đậu phộng bé bị ho sặc, có ói ra một số hạt đã nhai vỡ. Bắt đầu từ thời điểm trên, bệnh nhi có dấu hiệu khò khè, khó thở, tình trạng diễn tiến ngày càng nặng dần. Các bác sĩ đã thuyết phục gia đình thực hiện phương pháp nội soi kiểm tra đường thở để tránh nguy hiểm tính mạng do dị vật cho bệnh nhi.
Dị vật gây khó thở, viêm phổi tái diễn kéo dài ở bệnh nhi được bác sĩ gắp ra từ đường thở
Trên hình ảnh camera nội soi, TS.BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô Hấp phát hiện có hạt đậu phộng kích thước khoảng 5mm, gần bít lòng phế quản thùy dưới phổi trái của bệnh nhi. Bằng dụng cụ chuyên khoa, bác sĩ đã gắp thành công hạt đậu phộng ra khỏi đường thở cho bé. Sau nội soi, sức khỏe của bé dần ổn định, phổi hết ứ khí, viêm phổi cải thiện và đáp ứng kháng sinh điều trị hiệu quả.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần để ý đến con, tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây hóc, nghẹt đường thở như các loại hạt, thạch, những loại trái cây có hạt nhỏ... Khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở có đột ngột phải nghĩ ngay tới tình huống trẻ bị hóc sặc dị vật. Cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa khi có biểu hiện ho khò khè, khó thở lâu ngày.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Quý ông bị viêm phổi nghiêm trọng chỉ vì thay đổi loại chăn này để đắp vào mùa đông Chăn lông vũ có thể giúp bạn cảm thấy ấm áp và thoải mái vô cùng khi nằm ngủ mỗi đêm mùa đông. Nhưng theo một nghiên cứu trường hợp mới, những chiếc chăn lông vũ có thể không dành cho tất cả mọi người. Một báo cáo mới được công bố vào thứ 2 trên BMJ Case Reports cho biết, một người...