Cứu bé gái bị động kinh kháng thuốc bằng công nghệ lần đầu áp dụng tại Việt Nam
Một bé gái 13 tuổi quê ở Uông Bí ( Quảng Ninh) bị động kinh kháng thuốc vừa được cứu sống bằng kỹ thuật xạ phẫu mới và lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Ngày 30/1, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa sử dụng kỹ thuật xạ phẫu mới để cứu sống cho bé gái 13 tuổi quê TP Uông Bí (Quảng Ninh) bị động kinh kháng thuốc.
Ban đầu, bé nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cả mẹ và bé được xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội điều trị bằng các loại thuốc kháng động kinh nhưng không đáp ứng.
Ngày 17/9, bệnh nhân được phẫu thuật cắt một phần tổn thương dạng loạn sản vỏ não vùng hồi nắp và thùy đảo bán cầu phải. Sau phẫu thuật, tình trạng động kinh có đỡ khoảng 50% nhưng thời gian gần đây các cơn động kinh lại tăng lên cả về cường độ và tần suất. Ngoài ra, bệnh nhân bị yếu nửa người, nói khó do vùng não chi phối vận động và ngôn ngữ bị ảnh hưởng sau phẫu thuật.
Bệnh viện Trung ương Huế sử dụng máy móc hiện đại để xạ phẫu cứu bé gái bị động kinh kháng thuốc.
Video đang HOT
Kết quả chụp cộng hưởng từ não cho thấy có tổn thương tồn dư vùng hồi nắp và thùy đảo bán cầu phải, phù hợp cơn động kinh trên lâm sàng và các bất thường trên điện não đồ sau phẫu thuật.
Say khi hội chẩn với các chuyên gia thần kinh ở ngoài nước, bệnh nhân được chuyển từ Hà Nội vào Khoa Xạ trị – Trung tâm Ung bướu (thuộc Bệnh viện Trung ương Huế) tiếp tục điều trị theo hướng can thiệp không phẫu thuật.
Dưới sự chủ trì hội chẩn đa chuyên khoa trực tuyến của GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, các chuyên gia lựa chọn phương án xạ phẫu vào ổ tổn thương tồn dư vùng hồi nắp và thùy đảo bán cầu phải sau phẫu thuật theo khuyến cáo của các chuyên gia về động kinh ở trong nước và nước ngoài.
Do kỹ thuật mới, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam nên công tác chuẩn bị rất đầy đủ và kỹ lưỡng: bệnh nhân được theo dõi 2 tuần, đo điện não, chụp cộng hưởng từ não để lập kế hoạch xạ phẫu chi tiết và chính xác nhất.
Ngày 29/1, TS.BS Phan Cảnh Duy – Phó khoa Xạ Trị – Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế xác nhận bệnh nhân được xạ phẫu thành công, chính xác vào tổn thương tồn dư gây động kinh, vùng não lành kế cận không bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, giao tiếp bình thường, chưa thấy cơn động kinh tái phát hoặc tăng lên. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục dùng thuốc, theo dõi thêm một vài ngày trước khi xuất viện và cần theo dõi thêm 3 đến 6 tháng để đánh giá chính xác hiệu quả về kiểm soát động kinh bằng xạ phẫu.
ThS.BS Nguyễn Hữu Sơn – Phó trưởng khoa Nhi Thần kinh Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, phẫu thuật hoặc xạ phẫu điều trị động kinh được ứng dụng tại các trung tâm thần kinh có uy tín trên thế giới trong nhiều năm qua. Ở Việt Nam, phẫu thuật điều trị động kinh được triển khai tại một số bệnh viện ở Hà Nội, TP.HCM và Huế.
Tuy nhiên, chưa thấy trường hợp nào xạ phẫu điều trị động kinh được công bố cho đến thời điểm hiện tại và đây là trường hợp động kinh đầu tiên được xạ phẫu thành công về mặt kỹ thuật.
Cứu sống bệnh nhi 30 tháng tuổi bị u nguyên bào
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tiến hành ca ghép tủy thành công, mang lại sự sống cho một bệnh nhi mới 30 tháng tuổi bị u nguyên bào thần kinh.
Ngày 14/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công ca ghép tủy cho một bệnh nhi bị u nguyên bào thần kinh.
Bé K. hiện đã được xuất viện sau 32 ngày ghép tủy.
Theo đó, cháu P.Đ.K. (30 tháng tuổi, trú tại tỉnh Đồng Nai) được chẩn đoán u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Sau khi được điều trị hóa chất và phẫu thuật bóc u, cháu K. được chuyển ra bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục điều trị.
Tại đây, bé K. nhanh chóng được hội chẩn chuyên khoa để tiến hành ghép tủy. Đến ngày 12/11, bệnh nhi được tiến hành thu hoạch và ghép tế bào gốc.
Dưới chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện và sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhiều trung tâm và khoa phòng của bệnh viện đã đem lại thành công cho quá trình ghép tủy.
Sau 32 ngày ghép tủy, các dòng tế bào máu đã được phục hồi, cháu K. được xuất viện và tiếp tục về nhà uống thuốc, sau đó sẽ được xạ trị và uống thuốc miễn dịch retino-acid trong vòng 6 tháng.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, thành công ca ghép tủy này là một niềm vui và mở ra bước ngoặt cho bệnh viện.
Qua một năm triển khai ghép tủy trẻ em, bệnh viện đã thực hiện thành công được 5 ca và ca thứ năm này là ca có bệnh nhân nhỏ nhất trong năm, cháu chỉ mới 30 tháng tuổi. Sắp tới, bệnh viện sẽ tiếp tục thực hiện nhiều ca ghép tủy tự thân cho một số bệnh lý khác như u nguyên bào võng mạc... để mang lại sự sống cho các bệnh nhi.
Cũng theo GS.TS Phạm Như Hiệp, trong tương lai gần, bệnh viện sẽ tiến hành thực hiện phương pháp ghép tủy đồng loại, với mong ước đem lại sự sống cho nhiều em bé mắc bệnh hiểm nghèo.
PGS Trần Xuân Chương: Vi khuẩn gây bệnh Whitmore ở miền Trung không `ăn thịt người` PGS Trần Xuân Chương cho biết, chủng vi khuẩn gây bệnh Whitmore sẽ gây hoại tử, nhiễm trùng máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác chứ bản thân chúng không "ăn thịt người". Sau đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện các tỉnh miền Trung liên tục tiếp nhận các bệnh nhân mắc bệnh...