Cứu bàn tay quặt ngang như chữ L cho bé gái 4 tuổi
Bị thiếu xương quay bẩm sinh nên từ khi lọt lòng mẹ, cánh tay phải của bé gái 4 tuổi ( Bắc Giang) đã phát triển không bình thường, không có ngón cái, bàn tay quặt ngang tạo thành hình chữ L.
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ( Hà Nội) vừa tổ chức chương trình khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ dưới 16 tuổi mắc các dị tật bẩm sinh và bệnh lý cơ xương khớp, trong 2 ngày 13-14/10.
Trong đó có những trẻ đã phẫu thuật nhiều lần như trường hợp bệnh nhi 4 tuổi ở Bắc Giang, đây là lần mổ thứ 3.
Anh Nguyễn Minh Đức, bố bệnh nhi, cho biết, con gái anh bị thiếu xương quay, trong đó xương quay bị mất, chỉ còn xương trụ. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều bất thường như không có ngón cái, bàn tay quặt ngang như hình chữ L, không sấp ngửa cổ tay được, mất chức năng…
Khiếm khuyết bẩm sinh ở tay phải ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của trẻ (Ảnh: N.P).
Đây là lần mổ thứ 3 của bé, các bác sĩ sẽ chuyển xương ở chân lên để tái tạo xương quay. Trước đó, trẻ đã được mổ chuyển xương ngón trỏ thành ngón cái, lần thứ 2 đặt khung nẹp để kéo thẳng bàn tay.
“Lúc sinh ra thấy con không bình thường, hai vợ chồng cũng hoang mang lo lắng, sau cũng bình tĩnh tìm hiểu thông tin từ nhiều nơi. Hai năm trước biết có đoàn chuyên gia nước ngoài đến Bệnh viện Xanh Pôn khám, phẫu thuật nên anh cũng đưa con đến”, anh Đức chia sẻ.
Khiếm khuyết bẩm sinh ở tay phải nên ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Vì thế, anh hy vọng phẫu thuật lần này có thể cải thiện chức năng tay của con để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày, hiện nay chức năng tay phải chỉ đạt 20-30%.
Sàng lọc, can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt điều trị các dị tật phức tạp
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình chi trên và chi dưới, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, việc điều trị các dị tật bẩm sinh vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều trẻ em đến bệnh viện trong tình trạng dị tật đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và cuộc sống của các em.
“Sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt trong điều trị các dị tật phức tạp. Nguồn lực và kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia quốc tế sẽ giúp chúng tôi nâng cao khả năng điều trị, đặc biệt là với các ca bệnh phức tạp”, Bác sĩ Đức chia sẻ.
Video đang HOT
Sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt trong điều trị các dị tật phức tạp (Ảnh:N.P).
“Việc điều trị các dị tật như liệt đám rối thần kinh cánh tay, các biến dạng chi trên và các dị tật cơ xương khớp khác không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn yêu cầu sự tỉ mỉ và am hiểu sâu về giải phẫu”, BS Đức nhấn mạnh.
Trong chương trình này, đoàn chuyên gia quốc tế gồm 6 bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh hình nhi đến từ Tây Ban Nha, Mỹ và Trung Quốc sẽ tham gia tư vấn, hội chẩn và phẫu thuật các ca bệnh khó.
Trong đó, Tiến sĩ – Bác sĩ Francisco Soldado, Trưởng khoa Phẫu thuật Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Vall d’Hebron ( Barcelona, Tây Ban Nha), là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật vi phẫu chỉnh hình nhi, đặc biệt trong điều trị các dị tật chi trên phức tạp và liệt đám rối thần kinh cánh tay.
Đoàn chuyên gia quốc tế gồm 6 bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh hình nhi (Ảnh:BV).
Chương trình phẫu thuật sẽ kéo dài đến ngày 22/10. Việc hội chẩn và phẫu thuật các ca bệnh phức tạp cùng đoàn chuyên gia quốc tế sẽ giúp các bác sĩ trong nước có cơ hội học hỏi và áp dụng những kiến thức chuyên sâu vào thực tiễn điều trị tại Việt Nam.
Bên cạnh các hoạt động khám và phẫu thuật, các bác sĩ của bệnh viện và đoàn chuyên gia quốc tế cũng sẽ tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn, cập nhật các phương pháp điều trị mới và thảo luận về những ca bệnh khó.
Điều trị cho trẻ mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng không phải chỉ 1 hoặc 2 ca mổ
Trung bình cứ 500 trẻ được sinh ra, có một trẻ mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 3.000 em sinh ra bị dị tật khe hở môi - vòm miệng.
Việc điều trị cho trẻ bị dị tật khe hở môi - vòm miệng là quá trình lâu dài, không phải 1-2 ca mổ là xong...
Hôm nay 4/6, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Smile Train tổ chức phát động Chương trình hành động vì người bệnh khe hở môi - vòm miệng, một hoạt động hưởng ứng nội dung đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và dự phòng bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Y tế; Đồng thời đây cũng là hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.
PGS.TS Trần Cao Bính - Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam và PGS.TS Lê Ngọc Tuyến - Trường Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của bệnh viện cùng thăm khám cho trẻ tại lễ phát động Chương trình hành động vì người bệnh khe hở môi - vòm miệng.
PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam cho biết, trung bình cứ 500 trẻ được sinh ra, có một trẻ mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 3.000 em sinh ra bị dị tật khe hở môi - vòm miệng. Việc điều trị cho trẻ bị dị tật khe hở môi, vòm miệng là quá trình lâu dài, không phải 1-2 ca mổ là xong...
Đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra dị tật khe hở môi - vòm miệng mà chỉ mới xác định một số yếu tố môi trường, dịch tễ, cá thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị cúm. Nếu như trước kia việc điều trị cho trẻ chủ yếu là phẫu thuật thì nay toàn diện hơn.
Dị tật hở môi và hở hàm ếch là khiếm khuyết bẩm sinh phổ biến nhất xảy ra tại vùng mặt và miệng. Tuy nhiên, nhiều trẻ điều trị muộn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm của trẻ. Dị tật này có thể gây ra các rối loạn trầm trọng cho trẻ như khó ăn - bú, hay bị sặc, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, rối loạn phát âm, rối loạn tâm lý...
Chuyên gia của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thăm khám cho trẻ tại chương trình.
Theo chuyên gia, để một bệnh nhi bị khe hở môi - vòm miệng được can thiệp toàn diện, người bệnh sẽ phải theo đuổi việc điều trị một quá trình dài với nhiều quy trình như phẫu thuật tạo hình môi, khe vòm, điều trị ngữ âm, nắn chỉnh răng, chỉnh hình xương, phẫu thuật thẩm mỹ khi trưởng thành.
Trong tuần đầu tiên của tháng 6 này, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội đã tiếp nhận nhiều trường hợp tới phẫu thuật lần đầu, cũng như nhiều ca phẫu thuật các thì sau, các trường hợp đến đúng độ tuổi cũng như nhiều bệnh nhân bị chậm muộn do hoàn cảnh khó khăn hay nhận thức còn hạn chế.
Bên cạnh những ca phẫu thuật đóng khe hở, bệnh nhân còn được tư vấn về các điều trị khác cũng vô cùng quan trọng như chỉnh nha hay ngữ âm trị liệu để phục hồi toàn toàn chức năng và thẩm mỹ.
PGS.TS Trần Cao Bính và đại diện của Smile Train trong buổi thăm khám cho trẻ.
Theo PGS.TS Trần Cao Bính, khám chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân khe hở môi - vòm miệng không chỉ diễn ra trong tháng hành động này, mà luôn được tiến hành 365 ngày tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội để trả lại nụ cười cho trẻ thơ.
Năm 2023, các bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành khám chữa bệnh, điều trị khe hở môi - vòm miệng cho khoảng vài trăm cháu. "Trường hợp nào đủ điều kiện về thể trạng, sức khỏe, đảm bảo yêu cầu chuyên môn, các y bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho trẻ"- PGS.TS Trần Cao Bình nói.
Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cũng nhấn mạnh, hiện nay do công tác truyền thông đẩy mạnh nên nhận thức của nhiều gia đình về dị tật khe hở môi - vòm miệng của trẻ được nâng lên.
Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo đối với những trường hợp dị tật khe hở môi - vòm miệng, chậm nhất 1 tháng sau sinh cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị trước phẫu thuật, đóng tạm khe hở tạo điều kiện sau này việc phẫu thuật sẽ tốt hơn. Đồng thời, người nhà cũng được tư vấn để cho trẻ bú, ăn đỡ bị sặc.
Thông thường khi được 3 tháng tuổi là đã có thể phẫu thuật. Sau đó, trẻ sẽ được điều trị khiếm khuyết về giọng nói, điều trị ngữ âm trị liệu, để làm sao khi trẻ đi học không bị mặc cảm, dị nghị.
Chuyên gia của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội thăm khám cho trẻ tại chương trình.
Khi trẻ thay răng, cha mẹ cần chú ý vấn đề chăm sóc vì gần như 100% trẻ mắc dị tật này bị lệch răng cần phải nắn chỉnh răng, khi lớn hơn sẽ được phẫu thuật chỉnh hình xương (ít nhất là khi trẻ 18 tuổi).
PGS.TS Trần Cao Bính cũng kỳ vọng sẽ từng bước phối hợp với các tổ chức từ thiện nâng mức hỗ trợ, kéo dài hỗ trợ, việc điều trị cho trẻ cần kéo dài ít nhất đến khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành.
"Chúng tôi chia sẻ, đồng cảm với các gia đình không may có con bị dị tật. Quá trình điều trị rất lâu dài, cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, không chỉ răng hàm mặt mà cả hô hấp, dinh dưỡng. Với việc điều trị toàn diện, trẻ sẽ sớm hòa nhập với cộng đồng, không còn bị tự ti vì bị dị tật"- PGS.TS Trần Cao Bính nói.
Đại diện Smile Train cho biết, tháng hành động vì người bệnh khe hở môi - vòm miệng là một trong những hoạt động quan trọng, thể hiện rõ quyết tâm của Smile Train trong việc đồng hành, sát cánh cùng các bệnh viện đối tác để tiến tới xây dựng hoạt động điều trị toàn diện và phổ cập thông tin tới các gia đình cũng như toàn xã hội.
"Đối với rất nhiều ca khe hở môi - vòm, chỉ khi được điều trị đầy đủ các hợp phần các người bệnh mới có thể khôi phục hoàn toàn về thẩm mỹ và chức năng cho nụ cười trọn vẹn. Với hơn 30.000 ca phẫu thuật được tài trợ, Smile Train xác định vai trò tiếp theo của chúng tôi còn bao gồm việc triển khai chương trình điều trị toàn diện trên cả nước"- ông Nguyễn Văn Thực, đại diện Smile Train nói.
Rất đông các ông bố bà mẹ đưa con đến thăm khám tại chương trình.
5 vị thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh Trời lạnh làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp, nhất là ở những người đã mắc các bệnh lý cơ xương khớp từ trước. Một số vị thuốc tự có thể giúp giảm đau trong tình trạng này. 1. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khi trời lạnh Ở những người bị thoái hóa khớp, sụn khớp bị mất dần, hình...