Cứu 10 ngư dân trên tàu cá hỏng máy ở Trường Sa
Vào lúc 21h55 ngày 30/6, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực IV (Nhatrang MRCC) đã lai dắt thành công tàu cá BĐ 97173-TS bị hỏng máy trên biển về Nha Trang an toàn.
Trước đó, tàu cá BĐ 97173-TS do anh Nguyễn Văn Trạng (SN 1986, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng, đang câu cá ngừ đại dương ở vùng biển Trường Sa thì bị hỏng máy, trôi dạt tự do. Mặc dù nỗ lực khắc phục sự cố nhưng không thành công, thuyền trưởng tàu cá nói trên đã phát thông báo cứu nạn khẩn cấp về đất liền.
Tàu cá bị nạn trôi dạt tại tọa độ 12005′N-111053′E, cách bờ biển Nha Trang 158 hải lý và trên tàu có 10 ngư dân.
Các ngư dân bị nạn trên tàu cá BĐ 97173-TS hỏng máy.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, vào lúc 6h30 ngày 29/6, Nhatrang MRCC đã điều động tàu SAR 27-01 đi cứu tàu cá bị nạn cùng 10 thuyền viên. Đến đêm ngày 29/6, tàu SAR 27-01 đã tiếp cận được tàu cá bị nạn và triển khai các biện pháp nghiệp vụ cứu nạn. Mặc dù thời tiết trên biển có sóng to, gió lớn nhưng tàu SAR 27-01 đã lai dắt tàu cá BĐ 97173-TS về bờ an toàn.
Thuyền trưởng Trạng cho biết, do tàu bị hỏng máy nên chuyến biển lỗ nặng.
Anh Nguyễn Văn Trạng, thuyền trưởng tàu cá BĐ 97173-TS, cho biết, sau khi tàu bị hỏng máy, các thuyền viên đã khắc phục rồi hướng mũi tàu chạy vào bờ được 2 hôm thì tiếp tục bị hỏng máy.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã liên lạc về đất liền để nhờ sự tư vấn của các thợ máy nhưng cũng không thành công. Do tàu bị hỏng máy buộc phải về bờ sớm nên chuyến biển này lỗ nặng”, anh Trạng nói.
Viết Hảo
Theo Dantri
Vì sao thảm kịch Sewol khiến hàng trăm người chết?
Tàu chở quá tải, thuyền trưởng yêu cầu hành khách ở yên trong khoang khi tàu sắp lật... là những nguyên nhân khiến số người thiệt mạng trong thảm họa tàu Sewol vượt 300.
Hiện trường tai nạn tàu Sewol. Ảnh: AP
Khi tàu Sewol rời cảng Incheon ngày 16/4/2014, nhà điều tra cho biết nó chở lượng hàng hóa nặng 3.600 tấn. Nghị sĩ Kim Young Roc nói con số này gấp đôi khối lượng tàu và gấp 3 lần mức giới hạn khối lượng hàng hóa nhà sản xuất đưa ra, theo NBC News.
Do vậy, nhà điều tra nghi vấn công ty điều hành tàu Sewol, Chonghaejin Marine Co. Ltd., có thể đã hối lộ thanh tra chính phủ để họ cấp cho tàu giấy kiểm định hợp lệ.
Công ty sở hữu tàu Sewol đã sửa chữa nó vào năm 2013 để mở rộng không gian dành cho khách, qua đó thay đổi khối lượng và độ cân bằng của tàu.
Nhà điều tra cho rằng việc cải tạo này có thể là nguyên nhân khiến tàu dễ lật hơn. Bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc đang soạn thảo dự luật cấm các hãng vận tải đường thủy sửa chữa tàu nhằm gia tăng sức chứa hành khách.
Thủy thủ không buộc chặt hàng hóa trên tàu
Theo CNN, một trong những nguyên nhân khiến tàu Sewol lật nhanh là hàng hóa dịch chuyển về phía mạn tàu, khiến nó chìm nhanh hơn. Nhiều nhân chứng kể rằng, họ thấy những container chứa hàng rơi xuống nước khi tàu mất thăng bằng và lật sang một bên.
"Các thủy thủ không sử dụng thiết bị cố định hàng hóa trong khoang chứa đúng cách, một số người thậm chí còn không biết cách sử dụng chúng", công tố viên Yang Joong Jin nói.
Thủy thủ đoàn yêu cầu hành khách ở trong khoang
Một trong những tình tiết khiến gia đình nạn nhân phẫn nộ nhất là thủy thủ tàu Sewol yêu cầu hành khách giữ nguyên vị trí ngay cả khi con tàu đã rung lắc và sắp lật.
Dù hoảng loạn vì không biết chuyện gì xảy ra, hàng trăm hành khách đã tuân thủ.
"Yêu cầu hành khách không di chuyển thay vì nhắc nhở họ mặc áo phao là quyết định tồi tệ, sai lầm và dẫn đến thảm kịch", chuyên gia Mary Schiavo trả lời CNN. Bà Mary từng là tổng thanh tra tại Bộ Giao thông Mỹ.
Lúc 9h (giờ địa phương), Trung tâm Quản lý Giao thông Hàng hải Jeju liên lạc với thủy thủ trên tàu Sewol để yêu cầu tất cả hành khách mặc áo phao và sẵn sàng bỏ tàu. Người này đáp lại: "Việc di chuyển bây giờ rất khó khăn". Thời điểm từ 8h55 đến 9h là lúc con tàu đang dần mất thăng bằng.
Đến 9h38, thủy thủ khẳng định hành khách không thể lấy áo phao hay tới chỗ xuồng cứu hộ vì "tàu đã lật sang một bên". Nó lật úp hoàn toàn lúc 10h23.
Tuy nhiên, diễn biến khiến dư luận Hàn Quốc chấn động là thuyền trưởng Lee Joon Seok và một số thủy thủ là những người đầu tiên bỏ tàu trong khi hàng trăm nạn nhân còn mắc kẹt trên boong.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye lên án hành động của thủy thủ đoàn.
Các công tố viên buộc ông Lee tội giết người và đề xuất án tử hình. Tuy nhiên, trong phiên tòa ngày 11/11/2014, BBC cho biết thẩm phán chỉ tuyên án ông Lee 36 năm tù giam.
Thủy thủ ít kinh nghiệm nhận nhiệm vụ điều khiển tàu
Theo nhà điều tra, một thủy thủ không nhiều kinh nghiệm đi biển là người dẫn đường vào thời điểm tai nạn. Anh ta sống sót sau thảm kịch và bị cáo buộc các tội như không tuân thủ luật an toàn trong tình huống khẩn cấp hoạt động bất cẩn khiến tàu chìm và gây thương vong lớn.
Thuyền trưởng không ở trong buồng chỉ huy vào thời điểm tai nạn. Đây không phải hành vi phạm pháp vì chưa có luật bắt buộc điều này. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là ông đã giao quyền điều khiển một trong những con tàu lớn cho người ít kinh nghiệm.
Ngoài ra, việc chậm trễ báo cáo tình hình cho chính quyền là nguyên nhân khiến công tác cứu hộ không thể triển khai nhanh chóng. Cuộc gọi báo nguy đầu tiên không phải do thủy thủ trên tàu thực hiện.
Một nam sinh trong buồng hành khách là người đầu tiên cố gắng liên lạc với cơ quan khẩn cấp lúc 8h52. Ba phút sau, thủy thủ đoàn mới chính thức liên lạc với cơ quan quản lý ở đảo Jeju. Đây là điểm đến của tàu Sewol, nhưng không phải nơi gần hiện trường tai nạn nhất.
Theo Tri Thức
Tàu cá bị sóng đánh chìm, 7 ngư dân may mắn thoát chết Sau chuyến ra khơi đánh cá, 7 ngư dân cùng chiếc tàu cá đang trên đường vào cửa biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) thì bị sóng lớn đánh lật úp tàu. 7 ngư dân may mắn được tàu bạn cứu vớt. Chiều ngày 20/1, trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Văn Toan - Chủ tịch UBND xã Duy...