Cuồng tín, chặt đầu cô giáo vì cho là… phù thủy
Người làng trở thành “người săn phù thủy” khi cầm súng, rựa và búa để chặt đầu một cô giáo làng và đốt cháy rụi căn nhà của cô.
Người chị của cô giáo Rumbali bị tra tấn, bị lột quần áo trước mặt dân làng.
Nạn mê tín dị đoan tin rằng có “ phù thủy pháp thuật thần thông” lâu nay vẫn hoành hành tại Papua New Guinea (PNG) và mới đây, một cô giáo bị tra tấn trước mặt mọi người, rồi bị dân làng chặt đầu sau khi buộc tội cô giáo “làm phù phép” để trù ếm một người hàng xóm.
Người làng đã trở thành những “người săn phù thủy” khi cầm súng, rựa và búa để lôi cô Helen Rumbali cùng chị gái và hai đứa cháu gái khỏi nhà cô, rồi họ châm lửa đốt căn nhà ra tro.
Họ buộc tội Rumbali 40 tuổi là “phù thủy” phải chịu trách nhiệm về cái chết của một người làng bị bệnh. Họ nói biết thủ phạm là ai, nhờ họ đi theo…một đàn ruồi từ mộ người chết bay về đến nhà Rumbali, và mộ người chết có đầy dấu vết của một nghi thức ma thuật. Cảnh sát đến can thiệp thì đã quá muộn, Rumbali bị chặt đầu sau khi bị tra tấn. Người chị và hai đứa cháu bị đâm nhiều nhát dao chỉ được dân làng thả sau cuộc thương lượng với cảnh sát.
Căn nhà cô giáo Rumbali bị đốt thành tro.
Vụ chặt đầu cô giáo Rumbali xảy ra hồi tháng 4-2013. Hai chị em cùng hai người cháu bị tra tấn suốt 3 ngày. Vài ngày trước đó, 6 phụ nữ khác cũng bị tra tấn bằng những thanh sắt, và một người bị chôn sống trong một buổi “tế thần”. Hồi tháng 2, một người mẹ trẻ cũng bị buộc tội là “phù thủy”, bị thiêu sống ngay trước mắt một đám đông. Hồi tháng 7 năm ngoái, 29 tên của một băng đảng “săn phù thủy” bị bắt vì tội giết và ăn thịt 7 người bị chúng buộc tội là “phù thủy lang băm”.
Video đang HOT
Lòng tham và ghen tuông
Vấn đề là ở đảo quốc PNG (thuộc châu Đại Dương) có “Luật phù thủy” từ 42 năm trước, cho phép niềm tin “phù thủy” của người dân có thể được vận dụng làm một phần lý do bào chữa cho việc giết ai đó bị nghi giỏi làm trò “trù ếm, ma thuật”. Hồi tháng 5, chính phủ PNG đã phải hủy luật này sau khi xảy ra nhiều vụ bạo lực.
Nhà nhân chủng học Richard Eves nói với tạp chí Time: “Ở PNG còn hơn 800 nền văn hóa khác biệt, và nạn tin phù thủy tỏa khắp trong hầu hết các nền văn hóa này. Việc ra luật cùng chủ trương này-khác không bảo đảm sẽ kết thúc được những vụ “săn phù thủy” vì tỷ lệ cảnh sát trong dân quá thấp. Khi có một tay tội phạm vũ trang đòi máu, vài anh cảnh sát chẳng thể làm gì. Sự thật là cảnh sát PNG cũng tin kẻ bị buộc tội là “phù thủy” gieo rắc cái chết cho người khác”. Luật sư Miranda Forsyth thuộc Đại học Quốc gia Úc nói: “Niềm tin của người PNG là nếu họ không giết người ấy thì người ấy sẽ tiếp tục gieo rắc cái chết và sự xui xẻo, bệnh tật cho dân làng”.
Nhưng các chuyên gia nói những vụ bạo lực liên quan “tội phù thủy” đã bị “đổ dầu vào lửa” bởi sự khác biệt về kinh tế khiến người ta nuôi dưỡng sự ganh tị, ghen tuông, chứ không bởi niềm tin “có phù thủy”. Họ nói sự ghen tị gây ra nhiều hận thù, người không có của ghét ghen người giàu có khá giả, nên họ mượn cớ “phù thủy” để giết người khác, không cho người khác có thể giàu thêm, khi hầu hết trong 7 triệu cư dân PNG là nông dân nghèo tá túc trong các mái lều tranh. Trong trường hợp này, rõ ràng Rumbali bị kết án là “phù thủy” chỉ là một cái cớ, chứ gia đình cô sống khá giả, chồng và con trai của cô giáo đều là công chức, sống trong một ngôi nhà kiên cố bằng gỗ, và gia đình cô đều học cao, có địa vị cao trong xã hội.
Các chuyên gia nói nạn “săn phù thủy” đã lan cả đến những nơi chưa hề xảy ra tình trạng “trừng phạt đích đáng bọn ma thuật” trong thời gian gần đây. LHQ đã phải ghi nhận hàng trăm vụ bạo lực liên quan “phù thủy và săn phù thủy” ở PNG, chủ yếu xảy ra ở những vùng hẻo lánh ít báo cáo thông tin. LHQ phát hiện các vụ tấn công “phù thủy” xảy ra nhiều nhưng hầu như kẻ “săn phù thủy” đều không bị trừng phạt.
Dù chưa thể rõ lý do chính của những vụ bạo lực cực đoan, sự tăng trưởng kinh tế có thể là một yếu tố tác động rất lớn: PNG được đánh giá có nền tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình dương. Nguồn tài nguyên mỏ và khí tự nhiên tìm thấy ở PNG đã giúp nền kinh tế lâu nay suy thoái “chuyển hóa” thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong 10 năm qua, đạt mức tăng trưởng kinh tế 7%/năm từ 2007 – 2010. Mức tăng trưởng này lên “đỉnh” 8,9% trong năm 2011 trước khi giảm tốc còn 8% hồi năm 2012.
“Phù thủy” làm “chỉ điểm”
Nhưng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm ngoái cũng đánh giá PNG là một trong những quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng cao nhất, nếu không nói là cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình dương. Các nước láng giềng Vanuatu và quần đảo Solomon cũng tin vào “phù thủy” nhưng họ lại không phải trải nghiệm cùng mức độ bạo lực cực đoan như PNG.
Công tố viên trưởng PNG Ravunama Auka thì không “bắt” ý tưởng sự ghen tương ganh tị là lý do gây ra những vụ tấn công “phù thủy”. Dù không có số liệu chính thức, ông nói hầu hết nạn nhân bị giết vì một niềm tin rằng họ chính là “phù thủy”. Ông đoan chắc những vụ này sẽ còn tăng nhưng không giải thích vì sao: “Nhiều lý do lắm, không chỉ vì người này giàu có người khác nghèo khổ”.
Một giải thích khác về niềm tin vào “phù thủy” là ở tỉnh Chimbu của PNG, theo nhà nhân chủng học Philip Gibbs chuyên nghiên cứu về phù thủy. Ông cũng là một linh mục đạo Thiên Chúa sống ở PNG từ 41 năm qua: người ta chôn người chết trong mộ xây bằng bê-tông, để xác chết không bị những con vật ma quái nhỏ ăn thịt. Người dân tin các con thú này có thể “ám” người sống, nên dân làng phải cậy nhờ các thầy lang-phù thủy “chỉ điểm” ai bị quỷ ma ám. Người bị nghi được cho là vào ban đêm sẽ hồn lìa khỏi xác để biến thành một con thú nhỏ nào đó.
Linh mục Gibbs nói người bị nghi “ma ám” thường bị tra tấn để buộc khai nhận và đôi khi bị giết. Ông cũng giải thích gia đình người bị nghi ngờ thường phải vội rời bỏ nông trại, chỉ đem theo một số vật dụng cần thiết trong một cái bao. Vì thế, dân làng sẽ phải quyết định ai sẽ “thừa kế” khu đất bỏ hoang, từ đó lòng tham, sự ganh tị bùng lên và lại có thêm nạn nhân bị buộc tội “phù thủy”…
Theo xahoi
Người trong làng chết, cô giáo bị chặt đầu
Một người dân trong làng chết vì bị bệnh nhưng cựu giáo viên bị cả làng lôi ra tra tấn và chặt đầu vì nghi ngờ dùng tà thuật gây chết người.
Bạo lực đang leo thang ở Papua New Guinea, trong ảnh là dân làng thiêu sống một người phụ nữ bị nghi là phù thủy.
Nạn nhân là cô Helen Rumbali. Đau đớn hơn chị gái và 2 đứa cháu của Helen cũng bị dân làng "hành quyết".
Sự việc xảy ra ở ngôi làng tại đất nước Papua New Guinea. Trong cơn cuồng giận, đám đông dùng súng, dao bao vây ngôi nhà và kéo 3 người ra ngoài rồi châm lửa đốt cháy ngôi nhà. Giải thích lý do cho hành động này, họ cho biết một đám cháy từ ngôi mộ của người quá cố đã dẫn họ đến thẳng nhà cô giáo Helen. Và đó chính là bằng chứng chắc chắn Helen là phù thủy đã dùng ma thuật đen tối giết người.
Người chị gái của Helen và 2 đứa cháu gái đã bị chém nhiều nhát sau đó may mắn được cảnh sát giải thoát. Thế nhưng, đám đông tiếp tục tra tấn cô Helen. Cựu giáo viên bị chặt đầu rất thảm thương.
Hành động kinh hoàng và rùng rợn này xảy ra ở hòn đảo vốn được coi là thiên đường ở Thái Bình Dương. Nơi đây từng xảy ra nhiều câu chuyện dã man tương tự.
Vào tháng 2, một người phụ nữ trẻ đã bị dân làng trói chân tay và thiêu sống. Tội ác của cô ấy là bị đổ vấy đã dùng ma thuật.
Đây là một hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp được các nước phương Tây phát hiện vào những năm 1930. Nơi đây là sự tổng hòa giữa các bộ lạc cổ xưa và ảnh hưởng của nền công nghiệp phương Tây. Nhưng đối với các bộ tộc vùng này vẫn còn sống theo quy tắc xã hội cổ đại là dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề hơn là dùng đối thoại.
Hành động kinh hoàng và rùng rợn này xảy ra ở hòn đảo vốn được coi là thiên đường ở Thái Bình Dương. Nơi đây từng xảy ra nhiều câu chuyện dã man tương tự.
Bác sĩ Nina Rajani, tình nguyện viên làm việc tại một phòng khám ở Papua New Guinea cho biết tình trạng bạo lực rất tồi tệ khiến bà không dám rời nhà vào ban đêm. "Phần lớn nhiều trường hợp phải nhập viện vì có liên quan đến vấn đề bạo lực. Bất cứ khi nào có một bất đồng nào đó, họ sẽ xử lý bằng đòn roi mà không phải bằng lời nói. Đó là cách họ xử lý vấn đề bởi vì đó là nền văn hóa bộ lạc".Bác sĩ Rajani kể tiếp: " Có một lần người gác cổng nói với tôi rằng anh trai và người bạn của anh ấy bị sét đánh trúng khi đang chơi bóng bầu dục trên cánh đồng. Những người trong làng đã ra sức đi tìm một người được cho là phù thủy gây ra việc đó".
Đây là điển hình hành vi của những người dân ở vùng cao nguyên Papua New Guinea. Thực tế chỉ ra rằng nếu các sản phẩm của nền công nghiệp phương Tây như ti vi hay quần áo trở nên phổ biến thì đối với các bộ lạc điều này vẫn rất xa xỉ.
Đặc biệt ở các vùng cao nguyên, dân làng thường gọi những kẻ họ ghen tị là phù thủy.
Ông Helen Hakena, Chủ tịch Uỷ ban nhân quyền phía Bắc từng phát biểu trên ABC News: "Thói ghen tị đang gây ra rất nhiều thù hận... Họ ghen tị với những ai sống tốt hơn. Họ lợi dùng những điều mà mọi người đặt niềm tin vào để giết chết những người đó, ngăn chặn những điều họ cho là mầm mống xấu xa". Trong trường hợp của Helen, chồng và con trai của cô Helen làm việc trong chính phủ và gia đình cô có nền giáo dục và địa vị xã hội cao. Đó chắc chắn là một trường hợp của sự tị nạnh. Những cuộc tấn công như vậy thường được báo cáo lên Liên Hiệp Quốc nhưng vẫn không bị trừng phạt.
Trong 42 năm qua, Đạo luật phù thủy đã được thông qua cho phép mọi người đặt niềm tin vào thứ ma thuật đen tối được sử dụng như văn bản pháp luật để trừng trị những kẻ bị nghi là dùng tà thuật. Chỉ mới tháng trước chính phủ nước này bãi bỏ đạo luật trên để giảm thiểu tình trạng bạo lực xảy ra liên tiếp thời gian gần đây. Có vẻ ma thuật không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên vì những người dân ở các hòn đảo láng giềng như Vanuatu và Solomon cũng tin tưởng mạnh mẽ vào ma thuật nhưng họ không gây ra những vụ bạo lực đẫm máu như vậy.
Theo xahoi
Đang "mây mưa", cặp ngoại tình bị yểm bùa dính chặt vào nhau Bùa chú tưởng chừng là điều chỉ có trong phim truyện, nhưng tại Kenya, một vụ yểm bùa thâm độc khiến đôi nam nữ bị "dính" nhau là hoàn toàn có thật. Cô vợ xấu hổ, luôn dùng tay che mặt lại Tháng 5/2012, một người đàn ông (không rõ tên) Kenya đã gặp vướng mắc trong một tai nạn hy hữu khi...