Cuồng nhiệt lễ hội ‘Ẩm thực và âm nhạc biển An Bàng’
Hơn 150m chiều dài bờ biển An Bàng (TP. Hội An) ken kín khách quốc tế trong buổi chiều tối 18.7. Họ nhảy múa lắc lư, ôm hôn, chúc tụng nhau trong âm nhạc rộn rã – điều dường như chưa bao giờ xuất hiện trên bãi biển An Bàng nhiều năm nay.
Từ 15 giờ du khách đã đến lễ hội. Ảnh: VĨNH LỘC
Anh Johnny (quốc tịch Anh) tay cầm chai bia lắc lư theo tiếng nhạc xập xinh phát ra từ dàn loa công suất mạnh đặt tại 2 góc sân khấu. Chốc lát, Johnny lại đưa chai bia lên dốc ngụm dài, miệng cười sảng khoái.
“Tôi vừa bay từ Sài Gòn ra Hội An sáng nay cùng bạn gái. Không uổng phí công sức chút nào. Cảm giác quá tuyệt vời!” – Johnny nói, mắt vẫn nhìn về phía sân khấu. Chị Helen – bạn gái Johnny đứng kế bên hai tay hươ huơ trong không trung đầy phấn khích.
Du khách chờ đợi lễ hội. Ảnh: VĨNH LỘC
Mặc dù 16 giờ lễ hội mới chính thức bắt đầu, nhưng từ 15 giờ khách đã đổ về khu vực nhà hàng Deck House và Shore Clup An Bàng – nơi diễn ra sự kiện. Đến 17 giờ thì bãi biển đã đông nghịt người. Nhóm đứng, nhóm nằm, ngồi vô cùng thoải mái trên những chiếc ghế hơi đặt trên cát, cùng ăn uống, chúc tụng, múa may theo tiếng nhạc. Ước tính khoảng 3.000 du khách đã tham gia lễ hội, phần lớn là người châu Âu đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Lễ hội thu hút 21 nhà hàng tham gia với khoảng 50 món ăn. Ảnh: VĨNH LỘC
Video đang HOT
Ông Lê Ngọc Thuận – Chủ tịch Hội Đầu bếp Quảng Nam, chủ nhà hàng Deck House, người khởi xướng và tổ chức lễ hội “Ẩm thực và âm nhạc biển An Bàng” cho biết, tuy lần đầu tiên tổ chức nhưng ông không bất ngờ trước sự hưởng ứng của khách bởi nhu cầu ăn chơi, giải trí của du khách luôn có, chỉ cần một sân chơi phù hợp khách sẽ tự tìm đến.
“Từ thành công này sẽ mở ra tiền đề vững chắc để chúng ta xây dựng dòng sản phẩm lễ hội, đặc biệt tạo ra những sân chơi thường xuyên hơn, lớn hơn, kết hợp nhiều chương trình âm nhạc trong nước, quốc tế. Khi có sân chơi phù hợp khách tức khắc tìm về” – ông Thuận cho hay.
Qua 24 giờ đêm, bãi biển An Bàng vẫn còn rất náo nhiệt, không ai chịu về, thậm chí nhiều khách đề nghị ban nhạc tiếp tục chơi đến 1 giờ sáng hôm sau. Hầu hết du khách đều tỏ rõ sự thích thú, mãn nguyện khi tham dự một sự kiện giải trí sôi động như lễ hội lần này; đồng thời mong muốn lễ hội nên tổ chức thường xuyên hơn vào mỗi dịp cuối tuần.
Bãi biển An Bàng rộn rã sắc màu trong chiều 18.7. Ảnh: VĨNH LỘC
Theo ông Lê Ngọc Thuận, điều trên chứng tỏ nhu cầu vui chơi về đêm của khách nước ngoài rất lớn nhưng lâu nay Hội An đã bỏ sót. Bây giờ chỉ cần các cấp chính quyền cho cơ chế thì doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch sẽ xây dựng những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu về đêm của khách. Điều mà bao năm nay Hội An vẫn loay hoay, lúng túng.
Du khách tìm hiểu các món ăn tại lễ hội. Ảnh: VĨNH LỘC
Thực tế, hiệu quả lễ hội mang lại không chỉ về mặt thương hiệu, khi xác lập một sản phẩm du lịch mới cho Hội An, mà còn thành công ở mặt doanh thu. Trong số 21 gian hàng tham dự, hầu như hoạt động hết công suất, lượng thức ăn, thức uống bán ra khá dồi dào. Kết toán sau lễ hội, doanh thu bình quân mỗi nhà hàng ước đạt hơn 10 triệu đồng.
Đa số khách tham gia lễ hội là người nước ngoài. Ảnh: VĨNH LỘC
Ông Phan Xuân Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho rằng, thành công của một lễ hội phải được xét dưới nhiều khía cạnh, trong đó doanh thu cũng là điều đáng quan tâm vì nó mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia. Riêng về độ lan tỏa của sự kiện thì không thể đong đếm được.
Du khách thích thú khi tham dự lễ hội. Ảnh: VĨNH LỘC
“Trong khi nhiều nơi trên thế giới vẫn còn trong tình trạng giãn cách xã hội thì tại biển An Bàng, chúng ta có được một lễ hội sôi động. Đó chính là một minh chứng hùng hồn về điểm đến an toàn, rộng hơn là sự thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19″ – ông Thanh chia sẻ.
Lễ hội kéo dài qua 24 giờ đêm. Ảnh: VĨNH LỘC
Rất nhiều khách nước ngoài đã mang gia đình của mình đến lễ hội. An Bàng trở thành một không gian vui chơi để các thành viên ăn uống, giải trí bên nhau, cùng chia sẻ những hình ảnh đẹp đến người thân, bạn bè khắp nơi trên thế giới.
Nỗ lực tạo 'sức hút' cho du lịch Phú Tân
Phú Tân có đủ điều kiện để trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch (DL) của tỉnh An Giang với vùng sinh thái tự nhiên, mộc mạc và các làng nghề truyền thống, đền thờ, lễ hội, cơ sở tôn giáo tâm linh bản địa giàu bản sắc. Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực, tiềm năng DL của địa phương vẫn chưa được khai thác xứng tầm. Bên cạnh hoạt động xúc tiến, huyện đã và đang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để ngày càng có nhiều du khách biết và đến để trải nghiệm.
Trong hoạt động xúc tiến DL, UBND huyện Phú Tân đã xây dựng kế hoạch duy trì loại hình DL sinh thái Lòng hồ Tân Trung gắn với DL tâm linh trên địa bàn. Cụ thể, huyện phối hợp Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang lắp đặt 4 bảng chỉ dẫn DL, phối hợp và hỗ trợ đài truyền hình các tỉnh giới thiệu về những nét đổi mới của huyện thông qua 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với các làng nghề truyền thống, hoạt động đánh bắt cá bông lau trên sông Vàm Nao.
Rà soát các hộ dân có nhu cầu tham gia vào hoạt động DL tại địa phương, hỗ trợ UBND xã Tân Trung thành lập Tổ hợp tác DL. Hàng năm, thành viên trong tổ hợp tác được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề về phát triển DL do các cơ quan, ban, ngành tỉnh tổ chức. UBND huyện Phú Tân đã làm việc với Công ty TNHH DL Đông Dương về việc duy trì và nâng chất loại hình hoạt động DL sinh thái kết nối DL tâm linh gắn với quảng bá làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
Trải nghiệm du lịch đặc trưng vùng sông nước là một trong những nét thú vị khi về cù lao Phú Tân
Theo thống kê, năm 2019, huyện Phú Tân đón hơn 1 triệu lượt khách đến địa phương, chủ yếu là DL tâm linh vào các dịp lễ đạo của Phật giáo Hòa Hảo. Riêng Tổ hợp tác DL Tân Trung đón trên 1.200 lượt du khách trong huyện và các tỉnh, thành phố đến tham quan trải nghiệm cuộc sống đồng quê và trên 3.000 lượt khách trải nghiệm loại hình câu cá giải trí. Cổng Thông tin điện tử huyện, trang fanpage mạng xã hội facebook được đưa vào vận hành, tích cực đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh, con người, vùng đất của huyện Phú Tân nói chung và các hoạt động DL Vàm Nao nói riêng đến với du khách gần xa.
Truyền thông còn giới thiệu về các chính sách ưu đãi để doanh nghiệp tiếp cận, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của huyện. Với những nỗ lực trên, từ khóa "DL Phú Tân" đã được du khách biết ngày càng nhiều, đặc biệt gần đây còn có dịch vụ trải nghiệm mùa nước nổi mới hình thành ở đồng đông - tây Cái Mây (xã Hiệp Xương) đậm chất miệt vườn.
Theo đánh giá của huyện, Lòng hồ Tân Trung hiện nay còn hoang sơ, chưa được quy hoạch đầu tư và xây dựng hoàn chỉnh; các sản phẩm DL chưa đa dạng, phong phú. Những năm qua, mặc dù lãnh đạo huyện rất quan tâm khuyến khích đầu tư những mô hình phát triển DL nhưng do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chỉ dừng lại ở DL tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo (diễn ra mùa vụ) nên khó thu hút du khách sau các mùa lễ hội.
Đồng quan điểm trên, cuối năm 2019, theo khảo sát của tỉnh, kết cấu hạ tầng phát triển DL ở Phú Tân còn hạn chế, chưa có nhiều điểm vui chơi, giải trí để thỏa mãn nhu cầu khách DL, sản phẩm DL còn đơn điệu, thiếu tính độc đáo... UBND huyện Phú Tân đã kiến nghị tỉnh xem xét, hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2026, trong đó có cải tạo và mở rộng Lòng hồ Tân Trung; phát triển khu DL sinh thái Lòng hồ Tân Trung gắn với DL tâm linh thị trấn Phú Mỹ...
Trên cơ sở kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) được huyện tiếp nhận kết quả từ tháng 10-2019 tại Sở Khoa học và Công nghệ, năm 2020, Phú Tân tiếp tục phát triển văn hóa sinh thái ở vị trí trọng điểm là Tân Trung. Địa phương đang tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm DL địa phương với nhiều hình thức như: xây dựng bản đồ DL, phát hành những ấn phẩm thông tin cần thiết về điểm lưu trú, hệ thống điểm tham quan DL, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt... và địa chỉ điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách DL.
Huyện sẽ xây dựng "Trang thông tin quảng bá DL huyện Phú Tân" để giới thiệu với du khách về lịch sử, con người, truyền thống văn hóa, cảnh quan sinh thái của vùng đất Phú Tân, giới thiệu chuyên đề về điểm đến, sản phẩm DL của địa phương. Đồng thời, cũng sẽ chú trọng hơn trong công tác phối hợp tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn ngày càng hấp dẫn, tạo sự mới lạ, đặc thù nhằm thu hút khách DL trong và ngoài tỉnh.
Lễ tế thần Yadnya Kasada độc đáo của người Indonesia Yadnya Kasada được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất và mang đậm bản sắc dân tộc của người Indonesia. Ảnh: AFP. Lễ hội Yadnya Kasada là phong tục lâu đời của tộc người Tengger. Với dân số khoảng 600.000, người Tengger chủ yếu theo đạo Hindu và sinh sống gần núi lửa Bromo, thuộc Công viên Quốc gia Bromo...