Cường kích Mỹ văng kính buồng lái, hạ cánh bằng bụng
Một máy bay A-10 Mỹ hạ cánh thành công sau khi gặp hàng loạt sự cố, gồm cả kính buồng lái văng khỏi phi cơ ở tốc độ 600 km/h.
Đại úy Brett DeVries cùng chiếc A-10 gặp sự cố. Ảnh: Vệ binh quốc gia Mỹ.
Trong nhiệm vụ huấn luyện hồi cuối tháng 7, một cường kích A-10 của vệ binh quốc gia Mỹ gặp nhiều sự cố liên tiếp, buộc phi công phải hạ cánh khẩn cấp bằng bụng. Quân đội Mỹ hôm 14/8 công bố chi tiết vụ việc, cho biết trình độ phi công là yếu tố duy nhất giúp ngăn chặn một tai nạn nguy hiểm, Business Insider đưa tin.
Đại úy Brett DeVries điều khiển chiếc A-10 tham gia nhiệm vụ huấn luyện không kích tại bang Michigan, Mỹ. Khi đang tấn công mục tiêu, khẩu pháo GAU-8 cỡ nòng 30 mm của chiếc A-10 gặp sự cố và ngừng hoạt động. Chỉ vài giây sau, kính buồng lái văng mất khi máy bay đang ở tốc độ 600 km/h.
Luồng gió mạnh đập đầu DeVries vào ghế ngồi, suýt làm phi công này bất tỉnh. “Cảm giác giống như ai đó đấm thẳng vào mặt tôi, khiến tôi choáng váng mất vài giây”, DeVries kể lại. Đồng đội bay cùng phát hiện mặt dưới chiếc A-10 hư hỏng nặng, trong khi DeVries phải chật vật chống lại cơn gió trong buồng lái.
Video đang HOT
Hai máy liên lạc vô tuyến trên máy bay cũng hỏng, buộc DeVries sử dụng hệ thống dự phòng thứ ba. Đồng đội và kiểm soát không lưu cùng làm việc để tìm nơi hạ cánh gần nhất cho chiếc A-10 gặp sự cố. Càng đáp không thể hạ xuống, buộc phi công phải tiếp đất bằng bụng.
Vệ binh quốc gia Mỹ khẳng định việc huấn luyện kỹ càng giúp DeVries hạ cánh an toàn, bất chấp hàng loạt sự cố nguy hiểm trong chuyến bay. Chiếc cường kích A-10 chỉ hư hại nhẹ sau cú hạ cánh bằng bụng, có thể được sửa chữa để khôi phục hoạt động trong thời gian ngắn.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Mẫu cường kích Mỹ chết yểu vì tranh chấp quân chủng
Máy bay yểm trợ phản ứng nhanh (ARES) mang nhiều công nghệ đột phá nhưng sớm bị hủy bỏ vì tranh chấp trong nội bộ quân đội Mỹ.
Chương trình OA-X của không quân Mỹ được coi là phương án thay thế tiêm kích hiện đại đắt tiền để đối đầu với lực lượng phiến quân trang bị nghèo nàn. Tuy nhiên, ý tưởng này không phải quá mới lạ. Nó từng được giới thiệu vào năm 2008 khi lục quân Mỹ đề xuất chế tạo máy bay hạng nhẹ thuộc chương trình Cường kích chiến trường giá rẻ (LCBAA), theo National Interest.
Dựa trên yêu cầu của lục quân Mỹ, nhà thiết kế máy bay Burt Rutan tiếp nhận dự án LCBAA và chế tạo bản mẫu Máy bay yểm trợ phản ứng nhanh (ARES) có nhiệm vụ yểm trợ tầm gần ở độ cao thấp, sở hữu tầm bay lớn và có khả năng cất hạ cánh trên đường cao tốc. Chiếc ARES bản mẫu này cất cánh lần đầu vào ngày 19/2/1990.
Mẫu cường kích ARES này được đánh giá là thiết kế mang tính đột phá, bỏ qua công nghệ cao để tập trung vào sự đơn giản và khả năng bảo trì, chưa kể tới chi phí vận hành rất rẻ. Nó được chế tạo trên nền tảng động cơ Pratt & Whitney JT15D với lực đẩy lên tới 1.340 kgf. Vũ khí chính của máy bay là một pháo General Electric GAU-12/U với 5 nòng cỡ 25mm.
Một đặc điểm độc đáo của ARES là động cơ và cửa hút gió nằm lệch 8 độ về bên trái, trong khi thân máy bay nằm lệch về bên phải trọng tâm. Điều đó đảm bảo khói thuốc súng từ khẩu GAU-12/U không bị hút vào động cơ, đồng thời giúp loại bỏ một phần độ giật của pháo.
Chiếc ARES duy nhất được sản xuất. Ảnh: Flickr.
ARES được bố trí một cặp cánh ở mũi để phi công dễ dàng kiểm soát máy bay, ngay cả khi không có hệ thống điều khiển điện tử (fly-by-wire) phức tạp. Hệ thống điều khiển ARES đều là cơ khí, bao gồm cả thiết bị điều tiết nhiên liệu cho động cơ JT15D.
Chiếc phi cơ nhẹ, có cấu tạo đơn giản nhưng bảo đảm khả năng sống sót cao. ARES có khả năng lượn tới 36 độ/giây và chịu được gia tốc quá tải gấp 7 lần trọng lực (7G). Đây gần như là chiếc máy bay lý tưởng cho yêu cầu về cường kích yểm trợ tầm gần của lục quân Mỹ.
Tuy nhiên, mâu thuẫn chính trị giữa các quân binh chủng trong quân đội Mỹ đã giết chết chương trình này. LCBAA là sản phẩm của phi công lục quân Jim Kreutz và Milo Burroughs, với sự ủng hộ của tướng Shy Meyers, tham mưu trưởng lục quân Mỹ.
Nhưng sau khi tướng Meyers về hưu, dự án LCBAA đối mặt với sự phản đối dữ dội từ không quân Mỹ, khi họ muốn bảo vệ đặc quyền vận hành tất cả các máy bay chiến thuật theo điều khoản của Thỏa thuận Key West vào năm 1948.
Một số tướng lĩnh trong lục quân Mỹ cũng lo rằng LCBAA sẽ đe dọa chương trình trực thăng tấn công Hughes AH-64A Apache nên cũng tìm mọi cách ngăn cản dự án này. Cuối cùng, họ đã thành công khi dự án bị hủy bỏ với chỉ một chiếc ARES được chế tạo.
Hạ Vy
Theo VNE
Thực hư tin Trump điều Vệ binh Quốc gia vây bắt người nhập cư Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer cho biết thông tin về kế hoạch huy động 100.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để vây bắt những người nhập cư trái phép là hoàn toàn sai sự thật. Nhà Trắng bác bỏ thông tin Tổng thống Trump có kế hoạch điều Vệ binh Quốc gia trấn áp người nhập cư. Nhà Trắng và...