Cường đô la rút khỏi ghế nóng, tài sản bà Như Loan tiếp tục ‘bay’ hàng chục tỷ đồng
Ngay sau khi Cường đô la rút khỏi ghế Thành viên HĐQT, giá cổ phiếu QCG sụt giảm khiến tài sản bà Nguyễn Thị Như Loan mất tiếp hàng chục tỷ đồng.
Cuối giờ chiều ngày 16/11, Công ty Cổ phẩn Quốc Cường Gia Lai (mã CK: QCG) bất ngờ công bố quyết định miễn nhiệm chức vụ thành viên hội đồng quản trị của ông Nguyễn Quốc Cường (tức Cường đô la). Hiện tại, ông Nguyễn Quốc Cường chỉ còn đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai.
Ngay sau khi Cường đô la từ nhiệm, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục phiên giảm mạnh, hiện chỉ giao dịch quanh mốc 6,81 nghìn đồng/cp, khiến tài sản của bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT QCG tiếp tục bay mất gần 40 tỷ đồng.
Mẹ con Cường đô la.
Trước đó, cổ phiếu QCG cũng liên tiếp sụt giảm. So với thời điểm cách đây 1 tháng, cổ phiếu QCG đã giảm mạnh hơn 1,39 nghìn đồng, khiến tài sản của bà Loan “bay hơi” gần 200 tỷ đồng.
Việc cổ phiếu QCG giảm liên tiếp có thể do tâm lý nhà đầu tư cảm thấy bất ổn trước những thông tin bất lợi về tình hình kinh doanh của công ty và những lùm xùm xung quanh các dự án của QCG.
Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của QCG cho thấy, trong 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 9/2018, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chỉ đạt hơn 1,2 tỷ đồng, giảm hơn 130 lần so với cùng kỳ năm trước (hơn 165 tỷ đồng). Con số lợi nhuận trên nếu đem so với số vốn chủ sở hữu trên 4.000 tỷ và tổng tài sản trị giá hơn 12 nghìn tỷ thì vô cùng ít ỏi. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 3 đạt 82,45 tỷ đồng, giảm so với con số 117,56 cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính “lao dốc không phanh”, từ mốc 201,43 tỷ đồng cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn 1,60 tỷ đồng quý 3 năm nay. Tính chung cả năm, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ đạt con số ít ỏi 3,66 tỷ đồng, giảm 112 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm, lợi nhuận ròng của QCG chỉ đạt 44,48 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoài. Lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái của QCG đạt 394,24 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về lùm xùm đất đai, thương vụ chuyển nhượng hơn 32 ha đất đã đền bù tại Phước Kiển cho QCG của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) thất bại. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cho biết, việc hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa hai doanh nghiệp này được cho là đã hoàn tất.
Trước đó, kết luận của UBKT Thành ủy TP.HCM cho biết, ông Tất Thành Cang với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, ông Cang không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ Thành phố.
Lâm Anh – Hoàng Loan
Theo vietq.vn
Quốc Cường Gia Lai lâm cơn 'bĩ cực' khi 'vận đen' liên tục đeo bám
Bị hủy hợp đồng chuyển nhượng dự án 32ha Phước Kiển, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai từng than thở, doanh nghiệp của bà phải hứng chịu cái nhìn bất công và thiếu khách quan từ dư luận.
Ngày 15/11, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp 31. Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng, trong đó có việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.
Theo đó, ông Tất Thành Cang đã "thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố".
Trước đó, kết luận của UBKT Thành ủy TP.HCM cho biết, ông Tất Thành Cang với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, ông Cang không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ Thành phố.
Ở một diễn biến khác, cuối giờ chiều ngày 16/11, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) đã bất ngờ công bố quyết định miễn nhiệm chức vụ thành viên hội đồng quản trị của ông Nguyễn Quốc Cường. Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch CTCP Quốc Cường Gia Lai ký nghị quyết miễn nhiệm. Hiện tại, ông Nguyễn Quốc Cường sẽ chỉ còn đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai.
Hai mẹ con bà Nguyễn Thị Như Loan và Nguyễn Quốc Cường.
Cũng theo thông tin từ Quốc Cường Gia Lai, trước đó ông Nguyễn Quốc Cường đã xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 vì lý do cá nhân. Công ty sẽ tìm kiếm ứng viên phù hợp để thay thế trong thời gian sớm nhất và trình Đại hội cổ đông quyết định.
Trong một diễn biến khác, thương vụ chuyển nhượng hơn 32 ha đất đã đền bù tại Phước Kiển cho QCG của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) thất bại. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cho biết, việc hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa hai doanh nghiệpnày được cho là đã hoàn tất.
Nói về những "vận đen" liên tục đeo bám, đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan từng than thở, doanh nghiệp của bà phải hứng chịu cái nhìn bất công và thiếu khách quan từ dư luận. "Tôi gặp rất nhiều áp lực, từ cả dư luận lẫn cổ đông. Cổ phiếu QCG trên sàn chứng khoán giảm sàn 5 phiên liên tiếp, cuốn bay 1/3 giá trị vốn hoá, tương đương 1.100 tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai", bà Loan cho biết.
Cũng theo bà Loan, nỗi oan của QCG là đất 32 ha đó là đất nông nghiệp, nếu khi chuyển quyền sử dụng đất Nhà nước áp tính thuế theo phương pháp thặng dư lấy giá thị trường trừ đi giá mua, trừ lãi vay... thì QCG vẫn phải đóng thuế cao, theo giá thị trường. Hiện nay, Tân Thuận đã trả lại tiền cho QCG.
Không chỉ vướng lùm xùm đó, thời gian qua, nỗi "ám ảnh" mang tên Phước Kiển còn đến với bà Nguyễn Thị Như Loan ở dự án 90ha mà QCG đã đạt được thoả thuận chuyển nhượng cho đối tác là Sunny Island, để nhận về khoản tạm ứng 2.800 tỷ đồng, kịp thời thanh toán khoản nợ đến hạn hơn 1.600 tỷ tại ngân hàng BIDV. Dự án không vướng gì, chỉ vướng đền bù giải tỏa. Dù may mắn là QCG gặp được đối tác ứng tổng cộng 2.800 tỷ đồng để thoát áp lực nợ, nhưng vì đền bù quá chậm nên đối tác không còn rót vốn. Họ sợ chôn vốn vào công ty quá nhiều mà tương lai thì vẫn mịt mờ.
Bà Loan từng thừa nhận, nếu việc giải phóng mặt bằng kéo dài, có thể đối tác sẽ đòi lại tiền ứng trước. "Nếu đòi lại tiền thì QCG sẽ trả lại vào cuối năm 2019, khi chào bán các dự án đang triển khai thành công", vị Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai thông tin.
Nhưng, tình hình hiện tại của Quốc Cường Gia Lai khiến hàng trăm cổ đông có cơ sở để nghi ngờ về khả năng trả lại gần 2.900 tỷ đồng cho Sunny Island.
Về phần mình, trong 9 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai đạt 519 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 24,3% đồng thời lợi nhuận trước thuế giảm tới 88,2% so với 9 tháng 2017 xuống còn 58 tỷ đồng. Lãi ròng sau thuế thu về 44,5 tỷ đồng trong đó lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ đạt 40,2 tỷ đồng, tương ứng lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ở mức 146 đồng.
Theo kế hoạch năm 2018, Quốc Cường Gia Lai đặt mục tiêu 1.800 tỷ đồng doanh thu và 320 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy sau 9 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai mới thực hiện 29% kế hoạch doanh thu và 18% kế hoạch lợi nhuận.
Nguyên nhân của tình hình kinh doanh kém sắc, theo lý giải của ban lãnh đạo công ty là do đặc thù hoạt động kinh doanh BĐS có thời gian thi công dài, một số dự án bất động sản còn đang xây dựng, chưa đến giai đoạn bàn giao cho khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu.
Hơn nữa, bà Loan cho biết, từ cuối tháng 3/2018, doanh nghiệp đã hoàn tất việc thanh toán toàn bộ nợ gốc 1.376,7 tỷ và lãi, tổng cộng khoản 1.630 tỷ đồng cho BIDV. Từ đây, ngân hàng này đã không quan hệ tín dụng với QCGL.
Sau khi tất toán hết số nợ vay với BIDV, bà Nguyễn Thị Như Loan cho rằng việc ngân hàng buộc doanh nghiệp trả hết nợ, chấm dứt quan hệ tín dụng là hành động "khổ nhục" cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.
Đến nay, ngoài chủ nợ lớn nhất là ngân hàng Vietcombank chi nhánh Gia Lai (vay ngắn hạn 74 tỷ đồng và vay dài hạn 416 tỷ), QCGL còn có những "chủ nợ" khác cho vay nhưng... không cần lấy lãi. Có thể kể ra những tỷ phú thân quen như bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (em gái bà Loan), Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan), ông Lầu Đức Duy, ông Lại Thế Hà và con gái ông là bà Lại Thị Hoàng Yến...
Nguyễn Huệ
Theo vietq.vn
HĐQT Quốc Cường Gia Lai thông qua đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Quốc Cường Ông Nguyễn Quốc Cường, thành viên HĐQT Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai nhiệm kỳ 2017-2021, người được biết đến với biệt danh Cường Đô La, mới đây đã có đơn từ nhiệm. Sau khi từ nhiệm thành viên HĐQT, ông Nguyễn Quốc Cường chỉ còn đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc. Ảnh: Internet. Theo đó, HĐQT Công ty...