Cưỡng chế, 1 người nhập viện, 3 người bị tạm giữ
Khi làm nhiệm vụ bảo đảm ANTT buổi cưỡng chế giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A tại địa phận xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) giữa công an huyện và nhiều hộ dân xảy ra va chạm khiến 1 người nhập viện.
Người phải nhập viện là anh Lương Văn Kiên (SN 1979, xóm 10, xã Kỳ Phong). Theo người dân phản ánh, vụ cưỡng chế diễn ra sáng 21/3, đối với những hộ chưa nhận tiền đền bù tại xóm 9, xóm 10. Quá trình cưỡng chế xảy ra xô xát giữa công an và người dân.
Anh Lương Văn Khương (SN 1985, em trai anh Kiên) cho biết, lý do gia đình anh chưa nhận tiền đền bù vì phía UBND xã Kỳ Phong đưa ra mức giá không công bằng, diện tích bị đo đạc bị sai lệch trước và sau thi công rất nhiều.
Anh Lương Văn Kiên cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
“Chúng tôi yêu cầu phải có sự trình bày rõ ràng mới được phép thi công thì đã bị lực lượng công an cưỡng chế. Công an dùng roi điện dí vào người dân, trong đó có anh trai tôi. Khi anh tôi ngã xuống còn bị đạp lên cổ, lên ngực nên ngất xỉu” – anh Khương nói.
Video đang HOT
Một số người dân địa phương khác cũng cho rằng, ở xã Kỳ Phong có hơn 30 hộ không được đền bù thỏa đáng nên họ yêu cầu chưa được thi công. “Cùng mảnh đất sát sườn nhau nhưng nhà tôi chỉ được đền bù 1 triệu đồng còn nhà bên cạnh lại được 1,5 triệu đồng” chị Trần Thị Lan ở xóm 10 xã Kỳ Phong nói
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại tá Đặng Hoài Sơn, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh cho biết, sáng 21/3 Công an huyện huy động 30 cán bộ chiến sĩ tham gia bảo vệ thi công giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A.
Còn ông Nguyễn Xuân Tào, Trưởng Công an xã Kỳ Phong cho biết, lúc đó có khoảng vài trăm người dân đứng ra ngăn cản thi công. Để bảo đảm an toàn cho đoàn cưỡng chế, lực lượng công an huyện, xã phải ngăn cản, khống chế người dân để sớm hoàn thành dự án.
Ông Tào cũng xác nhận có việc xô xát giữa người dân và lực lượng công an. “Lúc đó rất nhiều người dân chạy ra ngăn cản việc thi công, tạo nên tình huống lộn xộn. Hiện chúng tôi chưa thể khẳng định việc anh Kiên phải đi cấp cứu có phải do công an đánh như phản ánh hay không?”ông Tào nói.
Cũng theo ông Tào, Công an xã đưa 3 người ngăn cản thi công lên tạm giữ tại trụ sở UBND xã để đảm bảo buổi cưỡng chế.
Theo Tiền phong
Bí thư Hà Nội: "Phạt cho tồn tại là hợp pháp sai phạm!"
Đề cập đến Thông tư 02 của Bộ Xây dựng cho phép công trình sai phạm nộp phạt để được tồn tại thay vì phá dỡ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, Hà Nội không áp dụng quy định này vì phạt cho tồn tại là hợp pháp vi phạm.
Thông tư 02 của Bộ Xây dựng sẽ có hiệu lực từ ngày 2/4/2014, áp dụng các trường hợp xây dựng sai phép, không phép... mà đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ nhưng nhưng chưa thực hiện, nếu xét thấy việc xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch đất này được phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, quyết định hủy quyết định cưỡng chế phá dỡ.
Ông Phạm Quang Nghị trực tiếp xuống đường Vành đai I xem những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo
Với sai phạm trên xử lý theo hình thức áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả thu hồi số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng sau khi chủ đầu tư chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.
Ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, biện pháp trên vô hình chung mở đường cho rất nhiều người lựa chọn cách tiếp cận sai. Lý do chỉ xử phạt từ 40 - 50% thì người càng vi phạm nhiều càng hưởng lợi nhiều. Theo ông Nghị, quy định đó phải sửa.
"Hà Nội dứt khoát không phạt cho những công trình xây dựng sai phép, không phép được tồn tại. Người ta vi phạm mà anh phạt cho tồn tại có nghĩa là chấp nhận một việc vi phạp pháp luật để nó trở thành hợp pháp", ông Nghị nhấn mạnh.
Trước đó nhiều chuyên gia cũng không đồng tình với quan điểm cho phép được nộp phạt để các công trình xây đựng sai phép, không phép... được tồn tại. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng sai phép là do các chế tài xử lý chưa nghiệm. Do vậy, nếu công trình sai phạm mà được nộp phạt cho tồn tại lại càng làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và tạo điều kiện cho nhiều người hợp pháp hóa công trình sai phạm.
Quang Phong
Theo Dantri
Trước khi 2 quận mới chính thức hoạt động: Nhiều vụ xây nhà trái phép Trước ngày Từ Liêm chính thức lên quận và các xã trở thành phường (1-4-2014), nhiều hộ dân đã tranh thủ "vượt rào" xây dựng nhà trái phép, sai phép, thậm chí trắng trợn lấn chiếm đất công. UBND huyện Từ Liêm đã phải xử lý nghiêm, thậm chí cưỡng chế nhiều trường hợp vi phạm. Cưỡng chế phá dỡ một công trình...