Cuốn sách quý ghi danh hơn 600 liệt sỹ
Ở xã Tiến Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đang lưu giữ một cuốn tài liệu quý, ghi danh sách hơn 600 liệt sỹ đã hy sinh trên vùng đất anh hùng này.
Đến vùng đất anh hùng xã Tiến Hóa, huyện Minh Hóa, chúng tôi gặp ông Cao Xuân Hựu, cán bộ thống kê xã, người đang trông giữ cuốn tài liệu quý ghi danh sách các liệt sỹ đã từng hy sinh tại địa phương từ năm 1964 đến năm 1975.
Tập tài liệu dày trên 60 trang, các trang được chia thành 13 cột ghi lại tên, tuổi, quê quán, năm sinh, ngày tháng hy sinh, đơn vị, ngày ngập ngũ, tên bố, tên mẹ,… của từng liệt sỹ. Có cột bỏ trống, riêng cột thứ 13 có những ký hiệu riêng.
Nhờ cuốn tài liệu quý này mà những năm qua đã có trên 30 phần mộ liệt sỹ đã được tìm thấy ở huyện Minh Hóa
Quyển sổ tuy đã cũ nát nhưng vẫn được văn phòng cất giữ cẩn thận rồi đem phô tô thành nhiều bản để lưu trữ và gửi các cơ quan chức năng. “Nhờ có cuốn tài liệu quý này mà trung bình mỗi năm có từ 50 đến 60 lượt người khắp mọi miền đất nước đến gặp tôi để tìm mộ liệt sỹ và ít nhất đã có trên 30 phần mộ được tìm thấy”, ông Hựu cho hay.
Ông Cao Xuân Hựu – người đang cất giữ cuốn tài liệu quý
Ông Hựu đưa ra dẫn chứng trường hợp tìm thấy mới nhất là phần mộ của liệt sỹ Phạm Thị Chè, quê ở Yên Từ, Yên Mô, Ninh Bình. Trước đó, gia đình của liệt sỹ đã tìm hàng chục năm trời nhưng vẫn không thấy mộ. Qua các nguồn tin, thân nhân liệt sỹ đã tìm đến xã Hóa Tiến và lần theo dấu tích của tài liệu này và tìm được mộ của liệt sỹ Phạm Thị Chè ở nghĩa trang huyện Minh Hóa.
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Ngọc Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Tiến cho biết, trước đây, tại xã có đường 15A chạy qua nên có rất nhiều đơn vị hành quân và làm nhiệm vụ cách mạng ở đây. Đặc biệt xã có các hang động từng là nơi đóng quân của Binh trạm 12, Bệnh viện 14 và nhiều hang động từng là nơi chứa vũ khí, quân dụng phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.
“Trong chiến tranh, xã Hóa Tiến có hàng trăm người đã hy sinh và mộ của các liệt sỹ được tập kết tại nghĩa trang xã Hóa Tiến. Khi hòa bình lập lại, những phần mộ này đã được tập kết về các nghĩa trang liệt sỹ huyện Minh Hóa; Tân Đức, Đồng Lê của huyện Tuyên Hóa. Quyển sổ ghi chép trên thực sự là nguồn tài liệu quý giúp cho các cơ quan chức năng và thân nhân tìm thấy thêm nhiều mộ liệt sỹ”, ông Thủy nói thêm.
Đặng Tài – Quy Đạt
Theo Dantri
Quảng Bình: Người dân "chạy đua" với bão số 10
Nắm bắt được thông tin bão số 10 có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung, người dân Quảng Bình đang khẩn trương chằng chéo lại nhà cửa, tàu thuyền, buộc lại cây cối... để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.
Ghi nhận của PV Dân trí tại địa bàn TP Đồng Hới và một số khu vực lân cận, người dân đang tất bật triển khai các biện pháp ứng phó với bão như: chằng chéo lại nhà cửa, gia cố lại cây xanh dọc các tuyến phố để đề phòng gió lốc đánh đổ. Rất nhiều bao cát đã được sử dụng để hạn chế gió đập mạnh, làm hư hỏng mái che.
Công nhân Công ty cây xanh gia cố lại cây cối dọc các tuyến phố đề phòng gió đánh đổ
Tại một số cửa biển như: Bảo Ninh, Nhật Lệ, Cửa Gianh... ngư dân cũng đã đưa tàu vào nơi neo đậu an toàn, buộc lại tàu thuyền cho chắc chắn để tránh va đập.
Chiều 29/9, Ban chỉ huy PCLB và TKCN TP Đồng Hới đã tiến hành họp khẩn để triển khai các phương án ứng phó với bão số 10. Đến thời điểm này, 585 tàu với 3.378 lao động đã vào bờ tránh trú bão. Các lực lượng chức năng đã giúp bà con ngư dân sắp xếp tàu thuyền vào khu neo đậu tránh va đập, gây vỡ và chìm tàu.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 10, UBND các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy... cũng đã tiến hành họp khẩn và có thông báo chỉ đạo đến các xã nhanh chóng triển khai công tác phòng, chống bão số 10. Các ban, ngành liên quan tích cực hướng dẫn người dân chằng chống lại nhà cửa; kiên quyết sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng thấp, vùng dễ bị sạt lở, xảy ra lũ quét. Bố trí lực lượng trực, cấm người dân đi qua những vùng khe, suối nguy hiểm, những đoạn đường bị ngập, những nơi thường xảy ra lũ quét và có nguy cơ sạt lở đất. Ban chỉ huy quân sự, công an các huyện chuẩn bị phương tiện và lực lượng để sẳn sàng ứng cứu khi có bão, lụt lớn xảy ra.
Ngư dân neo đậu lại tàu để hạn chế va đập
Liên quan đến công tác ứng phó với bão số 10, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cũng đã có văn bản gửi các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh thông báo cho học sinh nghỉ học từ ngày mai (30/9) cho đến khi hết bão, hoặc có văn bản chỉ đạo của Sở cho học sinh đi học lại. Chỉ đạo các trường cắt cử cán bộ, giáo viên, nhân viện trực 24/24 để bảo vệ tài sản và trang thiết bị dạy học, đồng thời ứng phó với bão.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, từ sáng mai (30/9), Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 9 - 10; sau tăng lên cấp 11, cấp 12; giật cấp 14, cấp 15. Trên đất liền từ đêm nay có mưa vừa, mưa to đến rất to. Cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét.
Một số hình ảnh về công tác phòng, chống bão do PV Dân trí ghi nhận được:
Lực lượng vũ trang chuẩn bị sẵn phương tiện để ứng phó với bão
Che đậy lại nhà cửa để tránh gió hất tung
Đăng Đức - Đặng Tài
Theo Xahoi
Quảng Bình: Nông dân điêu đứng vì lúa nhiễm rầy nâu Hơn 1.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng,... hàng trăm ha đứng trước nguy cơ bị mất trắng đang đẩy nông dân tỉnh Quảng Bình rơi vào cảnh trắng tay do mất mùa. Thời gian vừa qua, tình trạng sâu bệnh phá hoại mùa màng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình diễn ra ngày càng phức tạp. Điều này đẩy...