Cuốn hút ngày hội “Cảm nhận Nhật Bản”
Ngày 15-12 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra chương trình “Cảm nhận Nhật Bản”. Chương trình nhằm quảng bá hoạt động du lịch, mở rộng hiểu biết về văn hóa Nhật,… nhân kỷ niệm 40 năm Hữu nghị Việt -Nhật.
Các đại biểu tham dự chương trình gồm: ông Vũ Thế Bình – Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, Tham tán của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam – ông Miyake Hirofumo, đại diện cho văn phòng Thái Lan của Japan Student Services Organization – ông Yamamoto Gou và ông Takahashi Ayumi- Phó đại diện văn phòng Thái Lan, Cục du lịch Nhật Bản.
79.000 người Việt Nam đến Nhật Bản trong 2013
Một một tiết mục múa Yosakoi mạnh mẽ của nhóm ULISYO mở màn mang đậm cá tính Nhật Bản đã được trình diễn báo hiệu một chương trình văn hóa thắm tình hữu nghị Việt- Nhật.
Phát biểu tại lễ khai mạc ông Takahashi cho biết: “Tính đến tháng 11 năm nay đã có 79.000 khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản, kỷ lục từ trước đến nay nhờ vào mối quan hệ của nhân dân hai nước. Mối quan hệ Việt-Nhật luôn tốt đẹp trong 40 năm qua và nó sẽ luôn tốt đẹp như vậy”.
Ông Takahashi Ayumi- Phó đại diện văn phòng Thái Lan, Cục du lịch Nhật Bản phát biểu tại lễ khai mạc
Ông Hirofumo- Tham tán của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: “Số người Nhật Bản đến Việt Nam trong năm 2012 đã lên đến 580.000 người, cao nhất từ trước đến nay và dự báo con số này sẽ tăng hơn nữa trong năm 2013. Lượng người Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2012 cao nhất tính tại thời điểm đó là 55.000 người”.
Ông cho rằng, con số 79.000 người Việt Nam đến Nhật cho thấy giao lưu của hai nước có những bước tiến chưa từng thấy. Điều này thể hiện mối quan hệ hữu nghị càng ngày càng mở rộng không chỉ ở cấp Chính phủ mà ở cả nhân dân hai nước.
Các đại biểuViệt Nam -Nhật Bản tham dự chương trình
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Vũ Thế Bình khẳng định: “Hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ gắn bó lâu đời, quan hệ ấy ngày một phát triển sâu sắc hơn trong những năm qua trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa,… Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, Nhật Bản đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Ông cũng đem đến một thông tin thú vị dành cho tất cả những người yêu và muốn khám phá đất nước Nhật Bản, là tháng 7/2013 Chính phủ nới lỏng Visa đến Nhật Bản cho người Việt Nam, từ loại Visa nhập cảnh một lần thành loại Visa nhập cảnh nhiều lần”.
Ông nói: “Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch Việt Nam – Nhật Bản, ngành du lịch và đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch hai nước đang phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu 1 triệu khách Nhật đến Việt Nam và 200.000 khách Việt Nam đến Nhật”.
Văn hóa Nhật lan tỏa
Một lần nữa điệu múa Yosakoi đầy nội lực lại được thể hiện, mở ra một ngày hội giao lưu văn hóa độc đáo. Điệu múa Yosakoi là điệu múa thể hiện truyền thống ở tỉnh Kochi Nhật Bản được nhiều bạn trẻ trên thế giới yêu thích. Điệu múa này được thể hiện nhiều lần trong “Cảm nhận Nhật Bản”, giúp người xem hiểu hơn về văn hóa Nhật.
Video đang HOT
Điệu múa Yosakoi được nhiều người Nhật Bản và thế giới yêu thích
Các gian hàng mở cửa đón khách suốt quá trình diễn ra sự kiện và ôm trọn sân khấu chính-nơi diễn ra các hoạt động văn hóa.
Các gian hàng gồm có: gian hàng giới thiệu về trà đạo được truyền từ thời cổ đại, các tour du lịch đến “đất nước mặt trời mọc”, gian hàng TV 4k mới nhất của Nhật, thông tin du lịch, du học, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hay gian hàng ẩm thực Nhật Bản,…
Gian hàng trà đạo là nơi thu hút đông người nhất. Đặc biệt là các bạn trẻ. Tại đây, người tham dự được chính những chuyên gia trà đạo của Nhật giới thiệu về cách uống trà, nguyên liệu làm trà cũng như lợi ích của trà đạo.
Các bạn trẻ được thưởng thức trà đạo tại gian hàng này
Bạn Nguyễn Thị Minh Thu cho biết: “Ấn tượng nhất với mình là gian hàng trà đạo truyền thống Nhật Bản. Mình đã hiểu hơn về văn hóa uống trà của người Nhật và những thông tin rất mới lạ. Những thông tin này mình chưa từng tìm thấy trên internet”.
Gian hàng ẩm thực với các món ăn Nhật như củ cải, đậu, mỳ khá hấp dẫn, được nhiều người quan tâm. Thăm quan các gian hàng, người tham dự còn được bốc thăm trúng thưởng những phần quà xinh xắn, chụp ảnh miễn phí bên núi Phú Sỹ và hoa anh đào – niềm tự hào của người dân Nhật Bản, xem phim,…
Sân khấu chính gần như bùng nổ. Các bạn trẻ tham quan tại các gian hàng đã dồn về sân khấu chính của chương trình để được xem nhóm Ouka biểu diễn. Ouka là quán quân của cuộc thi TOUCH cosplay Vietnam Cup 2013. Cosphay là bộ môn nghệ thuật văn hóa POP. Các nhóm sẽ hóa thân thành các nhân vật truyện tranh Nhật Bản và biểu diễn. Đây là bộ môn được nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích.
Nhóm Ouka làm bùng nổ sân khấu với màn biểu diễn Cosplay
Trong phần cuối của chương trình 6 nhóm cosplay cũng đã tham gia biểu diễn dự thi. Nhóm Manjusaka dẫn dắt câu chuyện của mình bằng một giấc mơ. Nhóm Keiteam xuất hiện một Anime nổi tiếng kể về những Samurai của Nhật Bản, nhưng họ sống trong thế giới rất kỳ lạ nơi mà thanh kiếm của võ sĩ đi cùng những vũ khí tối tân. Nhóm Dahlia mang đến một cái nhìn mới về Chuunibyon một căn bệnh tâm lý thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên. Các nhóm Fukurou, Nijuuni, Dakuensho cũng qua phần trình diễn của mình đem đến cho người xem những trải nghiệm thú vị về bộ môn nghệ thuật đậm chất văn hóa Nhật Bản.
Phần dự thi Cosplay ấn tượng của các bạn trẻ Việt Nam
Đến với “Cảm nhận Nhật Bản” các bạn đã đến gần hơn với văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Nước Nhật, Văn hóa Nhật đã thật sự lan tỏa đến từng người.
Người Việt cảm nhận Nhật Bản
Chương trình “Cảm nhận Nhật Bản” nhằm quảng bá đến Việt Nam hình ảnh đất nước, con người, vẻ đẹp văn hóa Nhật Bản. Chương trình có sự góp mặt của siêu mẫu Bình Minh và MC Việt Nga- hai đại diện đã đến đất nước Nhật Bản làm chương trình giới thiệu về quê hương núi Phú Sỹ. Hai buổi Talkshow của những người nổi tiếng này trên sân khấu của “Cảm nhận Nhật Bản”, đã giúp cho người cảm nhận được nhiều hơn vẻ đẹp của đất nước Nhật Bản.
Bình Mình và Việt Nga đã chia sẻ những cảm nhận của mình về ẩm thực, thời trang, trung tâm giải trí và thắng cảnh Nhật,… Hai người nổi tiếng đã hào hứng kể những kỷ niệm của mình về chuyến đi thông qua các bức ảnh kỷ niệm của họ. Đến Kyoto, cố đô của Nhật Bản ngắm hoa anh đào nở, đến thăm những ngôi chùa cổ linh thiêng. Đến Tohoku tắm trong suối nước nóng. Suối này được biết đến như một nơi để chữa bệnh từ thời xa xưa. Hokkaido với họ là thiên đường của tạo hóa nơi mà nhiệt độ vào khoảng âm 2 độ C, tuyết dày đặc, có thể đùa nghịch và làm người tuyết.
Bình Minh và Việt Nga chia sẻ kỷ niệm và kinh nghiệm khi đến Nhật Bản
Theo Bình Minh ở Nhật Bản có nhiều nơi để mua sắm rất thú vị. Họ cực kỳ hào hứng khi kể về ẩm thực Nhật Bản.
Đến Nhật, khách du lịch còn được có những trải nghiệm thú vị khi dạo quanh các con phố lớn vào ban đêm, ngắm những con chim cánh cụt dễ thương. Khách cũng có thể đến thăm vườn thú, nơi có những động vật hoang dã rất nguy hiểm nhưng khách du lịch sẽ được tuyệt đối an toàn.
Bình Minh và Việt Nga cũng đã chia sẻ cho người nghe các thông tin về các dịch vụ, phương tiện đi lại ở Nhật. “Đến Nhật không bao giờ lo lạc đường vì bản đồ chỉ dẫn rất chi tiết và người Nhật lại rất thân thiện, mến khách. Họ sẽ tận tình chỉ cho bạn đường đi nếu bạn cần”- Việt Nga chia sẻ.
“Mình đã có thể nhận thấy có một sự mạnh bạo trong điệu múa Yosakoi, một sự quý phái và trang trọng trong thưởng thức trà đạo, một sự năng động trong giới trẻ Nhật Bản,… Mình đã yêu hơn rất nhiều đất nước Nhật Bản”- Thái Huyền Trang – sinh viên trường Đại học Văn Hóa chia sẻ.
Theo ANTD
Bộ tộc ở Nam Phi múa để giữ trinh tiết
Chưa có một quốc gia nào trên thế giới lại có điệu múa vừa thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc vừa giúp phụ nữ nhận thức về giá trị trinh tiết như bộ tộc Zulu ở Nam Phi.
Điệu múa sexy trong các bữa tiệc hoàng gia
Có lẽ trong số chúng ta ít ai biết đến bộ tộc Zulu. Đó là một nhóm người dân tộc thiểu số với hơn 10 triệu dân thuộc phía Đông Nam châu Phi. Bộ tộc Zulu có nhiều nghi lễ mang màu sắc của người nguyên thủy đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như điệu Zulu là một ví dụ điển hình nhất. Múa là một trong những loại nghi lễ phổ biến nhất thể hiện văn hóa cộng đồng, với cuộc sống của người Zulu họ luôn coi trọng lối sống tập thể và chỉ có ca hát nhảy múa mới thể hiện hết những nét đẹp của họ.
Mỗi khi người Zulu nhảy múa đó không chỉ là thể hiện sự hạnh phúc mà để thể hiện giá trí nhân văn trong chính con người họ. Theo văn hóa của người Zulu, vào mỗi tháng Chín tại Cung điện Hoàng gia Zulu Enyokeni sẽ tổ chức lễ hội Reed Dance (những điệu múa truyền thống), nơi mà các cô gái ngực trần sẽ thực hiện những điệu múa độc đáo của mình với nhà vua.
Truyền thống này bắt đầu từ những người trinh nữ, người mà đến bờ sông hái những ngọn cỏ lau cầm trên tay nhảy múa mang đến cho nhà vua. Với mục đích chọn ra cô gái không chỉ còn trinh tiết, đẹp và hấp dẫn để làm vợ vua thì điều lạ thường của điệu là tất cả các cô gái này phải cởi trần khoe ngực, việc để ngực trần cũng thể hiện rằng họ là những cô gái chưa chồng và vẫn còn con gái.
Theo như các nền văn hóa của các quốc gia phương Tây và Đông nếu một người phụ nữ ăn mặc không kín đáo có thể coi là người phụ nữ hư hỏng, nhưng với nhưng phụ nữ trong bộ tộc Zulu họ có những quan điểm hoàn toàn khác: Ngực là một phần trong cơ thể hơn nữa người nam được phép cởi trần để thể hiện sức hấp dẫn của họ vậy nên tại sao phụ nữ lại không được thể hiện những điểm hấp dẫn của mình trước mọi người.
Có thể nói với lập luận đầy thuyết phục và công bằng này thì hành động của họ không thể coi là không trong sáng, mà ngược lại họ nghĩ đó thể hiện tính công bằng trong bộ tộc.
Mỗi năm lại có hàng trăm cô gái ngực trần tay cầm những cây sậy với độ tuổi từ 16 đến 20 diễu hành trên con đường 2km đến cung điện nhà vua . Tất cả họ đều với mục đích chung là trở thành hoàng hậu do đó họ phải trình diễn một điệu múa để thu hút ánh mắt của nhà vua.
Bài kiểm tra trinh tiết của các cô gái Zulu
Kiểm tra trinh tiết trước khi múa
Lễ hội truyền thống Reed Dance là một trong những lễ hội mang đậm tính truyền thống văn hóa của người châu Phi nói riêng và còn giúp thế giới lưu giữ những nét đẹp truyền thống của người nguyên thủy với văn hóa săn bắn hái lượm. Múa sậy không chỉ gây tiếng vang lớn trong khắp châu Phi mà còn giúp những thiếu nữ nhận thức đúng đắn về giá trị trinh tiết của người phụ nữ, cái mà họ phải giữ cho đến khi tìm được một người chồng như ý. Ban đầu lễ hội này chỉ dành cho nhà vua chọn vợ nhưng sau này nó mở rộng hơn cho tất cả nam thanh niên ai có nhu cầu chọn vợ thì đây chính là cơ hội cho họ.
Theo truyền thống cổ xưa, mỗi năm nhà vua sẽ chọn một cô gái trinh tiết trong lễ hội này nếu cô gái nào thu hút được ánh mắt nhà vua thì cô gái đó có cơ hội trở thành một thành viên trong gia đình hoàng gia. Với bố mẹ các cô gái, những người luôn thúc dục con gái họ tham gia vào lễ hộ trọng đại này không chỉ tôn vinh nét đẹp của con gái họ, khẳng định sự trinh tiết cao quý của người con gái khi được vua chọn mà họ còn nhận được một khoản tiền từ nhà vua cho việc mua cô dâu với mỗi cô dâu sẽ có giá từ 4 đến 20 con gia súc. Với người Zulu họ không tính theo tiền mà họ coi gia súc là một món hàng trao đổi trong kinh doanh và đặc biệt trong các lễ hội.
Màn đặc biệt và lạ nhất trong lễ hội này là bài kiểm tra trinh tiết của các cô gái. Có rất nhiều nhà văn hóa cho rằng bài kiểm tra này giúp bảo vệ giá trị đạo đức của những thiếu nữ và ngăn ngừa lây nhiễm HIV, tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng nên cấm bài kiểm tra này vì xúc phạm đến danh dự và quyền con người, nhưng với nạn HIV ngày càng tràn lan khắp châu lục thì văn hóa này lại được hồi sinh.
Với bài kiểm tra thú vị này được thực hiện bởi một người đàn bà có chồng sẽ kiểm tra trinh tiết của từng cô gái. Sau khi kiểm tra xong các cô gái sẽ tự tin khẳng định tài năng biểu diễn của mình trước cung điện nhà vua, với sự tham gia đầy nhiệt tình và trang trọng của tất cả các thành viên trong hoàng gia để chào đón cô dâu mới. Và, đó chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà các cô gái mong muốn được sự tôn trọng và yêu mến trong gia đình hoàng gia.
Với những người phụ nữ ở bộ tộc Zulu, nếu một cô gái kết hôn mà không có của hồi môn thì bị coi là sự sỉ nhục. Do đó nếu nhà chú rể lấy cô dâu về mà không cho nhà vợ gia súc thì mọi người sẽ đánh giá đức hạnh của cô gái này. Nói đúng ra là, người đàn ông Zulu không mua vợ nhưng họ phải bồi thường cho gia đình cô dâu vì sự mất mát, sự vất vả lao động và giáo dục của họ với con, quan trọng là cô dâu này phải sinh sản được nếu không họ phải chịu một kết cục đau đớn không chỉ với bản thân mà còn với cả gia đình.
Theo truyền thống của người Zulu, nếu phá vỡ sậy của một cô gái, đó là một dấu hiệu cho thấy cô ấy không trinh bạch. Điệu nhảy truyền thống này được cho là để thúc đẩy hôn nhân, lòng trung thành và trong trắng của người phụ nữ này đã bị bỏ rơi nhiều năm cho đến khi vua Zulu hiện nay đã mang nó trở lại để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh AIDS.
Theo Nguoiduatin
Nữ sinh hại người tình trên xe Lexus muốn quên quá khứ Kim Anh tâm sự, giờ không muốn nhắc lại quá khứ buồn mà chỉ mong cải tạo tốt để sớm ra trại, làm lại cuộc đời. Cô muốn được đền chút ơn hiếu cho bố mẹ và những người yêu thương của mình dù là muộn màng. Ngày hửng nắng, trong hội trường Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên), đội văn nghệ...