Cưới xong có nên chung sống với bố mẹ chồng hay không?
Đọc được những câu chuyện về mẹ chồng khó tính khiến con dâu “sợ chết khiếp” viễn cảnh sống chung. Tuy nhiên, có phải ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng khổ sở không nhỉ?
Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu từ bao đời nay vẫn đáng chú ý. Bởi có quá nhiều câu chuyện xảy đến giữa hai con người này nên thời đại bây giờ, nhiều con dâu “ngán” khi nghĩ tới cảnh ở chung. Ai cũng mong muốn sau khi kết hôn được ở riêng, tự xây dựng tổ ấm của mình chứ không phải ngày ngày chạm mặt mẹ chồng.
Tuy nhiên, có phải sống chung với mẹ chồng sẽ chỉ toàn là chuỗi ngày đau đầu, bức bối hay không. Hãy đến với câu chuyện của ba người khác nhau dưới đây để biết thêm nhé.
Gặp mẹ chồng dễ chịu, sống ở nhà chồng như nhà mẹ đẻ
Câu chuyện của Bảo Hân, 30 tuổi.
Tôi là người sống chung với mẹ chồng nhưng có vẻ cũng may mắn khi có hoàn cảnh hơi khác biệt một chút. Gia đình chồng tôi ở miền núi, anh ấy lớn lên, nỗ lực học tập rồi lên thành phố học đại học, lập nghiệp ở đây.
Đi làm được vài năm, quê anh giải tỏa để làm nhà máy nên nhà anh cũng thuộc diện đó. Tiền đền bù, anh mua nhà thành phố, đón mẹ lên luôn. Anh mồ côi bố từ bé, mẹ một mình nuôi anh lớn khôn.
Trước khi cưới, tôi đến nhà anh vài lần. Bác gái rất dễ chịu, cười hiền từ lại còn thích làm việc nữa. Sau khi cưới, hai vợ chồng sống cùng mẹ chồng trong căn nhà ấy.
Thú thật, 3 năm trôi qua, tôi và mẹ chồng chưa có bất cứ mâu thuẫn nào lớn. Mẹ chồng coi tôi như con đẻ. Bà luôn bảo rằng trước kia cũng mong có con gái lắm nhưng cuối cùng, bố chồng tai nạn qua đời nên ước mơ đó không thành hiện thực. Khi tôi sinh em bé, một tay bà chăm bẵm cả hai mẹ con. Bố mẹ tôi chỉ lên được 1 tuần rồi lại phải về, tất cả trông cậy vào bà nội hết.
Mẹ chồng thương tôi lắm. Thậm chí, hai vợ chồng tôi cãi nhau mà bà còn bênh dâu hơn con trai. Khi tôi hết cữ đi làm, con để ở nhà cho bà chăm tôi rất yên tâm. Bà khéo léo lắm lại yêu thương cháu hết mực. Đôi lúc, tôi vì chưa một lần trải qua nên nghĩ rằng thật sự mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng đâu thể đáng sợ đến như thế.
Yêu cầu ở riêng khi được bàn đến đám cưới để giữ mối quan hệ
Video đang HOT
Câu chuyện của Thùy Dung, 29 tuổi
Tôi sinh ra trong một gia đình mà mẹ tôi và bà nội không hề ưa nhau một tí nào cả. Ngày xưa, có bầu tôi mẹ rất yếu. Bà phải nghỉ việc trong nhà máy để ở nhà dưỡng thai. Nhà bà nội sát vách bên cạnh. Dù không ở chung nhưng dùng chung cái sân, đi ra đi vào chung đụng.
Thấy mẹ chỉ ở nhà nên bà khó chịu, liên tục bảo mẹ tôi siêng ăn nhác làm. Hai bên đã có không biết bao nhiêu cuộc cãi cọ. Kể cả khi tôi lớn lên, mẹ tôi và bà nội vẫn suốt ngày mâu thuẫn, lớn nhỏ đều có. Mẹ tôi bảo rằng nhiều lần muốn nhịn nhưng bà quá đáng quá. Trong mắt bà, bố tôi là nhất. Cả mẹ lẫn tôi đều không hề có giá trị. Bởi thế tôi rất có thành kiến với việc sống chung với mẹ chồng.
Nó như một căn bệnh tâm lý vậy, khiến tôi không tự tin có thể có con dâu nào sống yên bình với mẹ chồng được. Để tránh mâu thuẫn trong tương lai, khi bàn chuyện đám cưới, tôi nói thẳng với chồng rằng nên ở riêng.
Tôi giải thích cặn kẽ tất cả mọi chuyện. Ban đầu, khi mới về làm dâu thì chưa vấn đề gì xảy ra cả nhưng lâu dài, sự hòa thuận, tốt đẹp rất khó để duy trì. Mọi người cứ bảo rằng phải coi mẹ chồng như mẹ, mẹ chồng coi con dâu như con đẻ. Tuy nhiên, điều đó chẳng ai làm được đâu.
Cuối cùng, chính mẹ chồng lại nói đến quyết định ấy trước. Bà cho hai vợ chồng mượn một căn hộ cách nhà chưa đến 2km làm nhà riêng sau tân hôn. Ông bà vẫn còn trẻ, chưa nghỉ hưu, còn cần thế giới riêng, chưa muốn ai khác chen vào. Thật tuyệt vời, kết hôn đã 4 năm, tình cảm giữa tôi và bố mẹ chồng vẫn ổn lắm.
Cuộc sống với đủ thứ mâu thuẫn khi mẹ chồng – nàng dâu chung nhà
Câu chuyện của Lan Anh, 27 tuổi.
Ban đầu, khi kết hôn bạn bè bảo nên chọn người có thể ở riêng, tôi đã bật cười bảo rằng mình sẽ xử lý được mọi chuyện. Bố mẹ chồng tôi rất hiền lành, họ không ghê gớm đâu. Bố chồng tôi thì đúng vậy nhưng mẹ chồng, thật khó khăn để tôi có thể hòa hợp với bà.
Bà áp đặt tôi từ giờ giấc ngủ dậy thế nào, ăn uống ra sao. Bà tự tiện ra vào phòng hai vợ chồng và cho rằng để khi ở nhà có thể dọn dẹp. Tôi không đồng ý, mẹ chồng lại to tiếng hơn và cuối cùng không muốn gia đình bất hòa, tôi đành nhượng bộ.
Tôi sinh con trai, muốn dạy con theo cách mới, khoa học hơn, bà gạt đi và bảo rằng bà nuôi chồng tôi lớn chừng đấy, có thấy vấn đề gì đâu. Bà bế ẵm bé, cho ngủ mọi lúc bé thích. Ngay cả khi tôi đang rèn cho bé ngủ nghỉ đúng khoa học, bà vẫn vào bật đèn, bế thốc cháu lên.
Tôi đã quá chán nản với các tranh cãi với mẹ chồng. Bà thường nói “dỗi” khi tôi không đồng ý làm theo những mẹo nuôi con ngày xưa mà rõ ràng, chúng không còn phù hợp. Nhiều lúc tôi stress, thật hối hận khi ngày xưa không kiên quyết đòi ra ngoài bằng được. Sống chung với mẹ chồng thực sự là sai lầm đấy.
Tạm kết
Không có lời khuyên nào đúng hoàn toàn cho việc có nên sống chung với bố mẹ chồng hay không. Lựa chọn đối với gia đình này thì đúng nhưng ở gia đình khác lại sai.
Cái chính trong câu chuyện này chính là yếu tố con người và cách hành xử trong cuộc sống với nhau. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu đôi khi đến từ những điều nhỏ xíu, chẳng ai kiểm soát được.
Lựa chọn ở chung hay ở riêng là tùy gia đình mỗi người. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa thì cũng mong các bà mẹ chồng hãy lắng nghe và yêu thương con dâu nhiều hơn. Ở chiều ngược lại, con dâu cũng hãy đối xử thật tốt với người sinh ra chồng mình. Đôi lúc, mọi người hãy thử trò chuyện, cố gắng đặt mình vào vị trí đối phương để mối quan hệ cả hai luôn luôn tốt đẹp.
An Thanh
Vừa xin phép về ngoại chúc Tết, mẹ chồng đã dặn: "Sang đó ngồi lúc rồi về luôn", nàng dâu đánh liều "nói mát" mấy câu mà thu lại kết quả bất ngờ
"Rõ ràng Tết, mẹ chồng mong con gái về nhà chơi nhưng lại không thích cho con dâu về nhà đẻ là hà cớ làm sao không biết nữa...", nàng dâu tâm sự.
Năm hết Tết đến, nàng dâu nào cũng mong ngóng được về ngoại chúc Tết. Song nếu không may rơi phải gia đình nhà chồng khó tính thì chuyện về ngoại chúc Tết cũng không hề dễ dàng. Giống như câu chuyện của nàng dâu mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây chẳng hạn. Tuy nhiên khi bị mẹ chồng làm khó, cách hành xử của nàng dâu này mới thật sự thu hút sự chú ý của mọi người.
Nàng dâu ấy tâm sự: "Biết là năm mới chỉ nói chuyện vui song em ấm ức quá nên đành ngoi vào nhóm than thở với các chị chút cho nguôi ngoai để còn tiếp tục ăn Tết mọi người ạ.
Rút kinh nghiệm từ bản thân em ra, nếu ai mà chưa lấy chồng thì nhớ sau này lấy chồng 1 là xa hẳn để hai ba năm lại được về ngoại đón trọn vẹn 1 cái Tết giống chị gái em. Hai là gần hẳn kiểu 'hai nhà cách nhau cái rậu mùng tơi' mới tiện đi lại chăm sóc 2 bên gia đình. Đừng kiểu không xa không gần như em chán lắm ấy.
Ảnh minh họa
Ngày trước mục tiêu của em là lấy chồng gần, thế mà cuối cùng em vẫn lấy chồng xa nhà 12km. Tất nhiên khoảng cách này không quá xa nhưng vẫn không phải gần đúng ý em. Cái ngày ấy lấy lão chồng em còn tặc lưỡi bảo thôi thế cũng tạm, 12km phóng xe 30 phút đồng hồ là về tới nhà. Còn hơn chán hội chị em đi làm dâu xa hàng nghìn cây số mới khổ.
Tiếc là đời không như mơ các chị ạ. Dường như cái gì càng tính toán kỹ càng khó thành. Nhà chồng cách nhà đẻ có từng ấy cây số mà em cảm giác như thể xa cả trăm cây. Tất cả cũng bởi mẹ chồng em khó tính kinh người.
Tuy cũng là phụ nữ nhưng mẹ chồng em lúc nào cũng găm trong đầu cái tư tưởng phụ nữ đã đi lấy chồng là giống kiểu bát nước hất đi ấy. Phần đời còn lại chỉ được phép chăm lo cho nhà chồng, nhà đẻ chỉ còn là khách vãng lai. Cũng vì thế mà sau cưới em có mấy khi được về nhà đẻ chơi qua đêm đâu.
Mỗi lúc nhà ngoại có công có việc, em phải đau đầu nghĩ cách xin mẹ chồng cho về. Thậm chí phải ráo trước vài mày, công việc lo đầy đủ hết mới được đi. Thế mà 10 lần xin có tới 9 lần bà khó chịu. Có đồng ý gật đầu cho đi rồi thì bà vẫn còn đính kèm theo câu: 'Suốt ngày chỉ lo về ngoại, việc nhà chồng mà siêng được thế tôi mừng quá'.
Đấy, bà nói thế mà em vẫn phải nhịn như nhịn cơm sống. Lắm lúc còn phải tự động viên mình cứ giả câm giả điếc, gật gù vâng dạ cho yên cửa yên nhà. Chứ mẹ chồng nàng dâu lời qua tiếng lại dân làng nhìn vào lại cười cho.
Song đến hôm qua thì sức chịu đựng của em đúng là đi tới giới hạn cuối cùng nên em phải 'phá bờ' các chị ạ. Ai lại mang tiếng lấy chồng gần mà trước Tết cũng chẳng được về ngó nghiêng xem bố mẹ đẻ sắm sửa Tết ra sao, hay dọn hộ ông bà cái nhà cái cửa. Cứ động xin về mẹ chồng lại chép miệng bảo nhà còn nhiều việc, để Tết sang cả thể.
Ấm ức nhưng em cũng đành chịu. Ấy thế mà hôm qua mùng 2, Tết nhà nội xong vợ chồng em xin phép về ngoại chúc Tết. Vừa nghe con dâu cất lời, bà đã cau mày khó chịu: 'Đi thì đi nhanh lên, sang đó ngồi 1 lúc rồi về luôn để chiều còn lo cơm nước đón vợ chồng cái P. (tên em gái chồng em) sang chúc Tết nhà mình'.
Nói thật, đến cái nước ấy rồi là hết nhịn nổi. Rõ ràng Tết bà mong con gái về nhà chơi nhưng lại không thích cho con dâu về nhà đẻ là hà cớ làm sao không biết nữa. Em bức xúc lắm cơ mà vẫn nhẹ nhàng hỏi lại: 'Ô thế cô chú ấy sang không ở lại mấy ngày như mọi khi à mẹ? Nếu vợ chồng cô ấy sang mà về ngay thì thôi con ở lại đợi chào cô chú ấy 1 tiếng. Lúc nào cô ấy về thì chúng con về ngoại cho đỡ cập rập mẹ ạ'.
Ảnh minh họa
Em nói giọng tỉnh bơ song mẹ chồng em tinh ý ra trò. Bà biết em nói kháy, vậy là ngập ngừng, mặt hơi đỏ bảo: 'Thôi, thế 2 đứa cứ đi việc của 2 đứa, ở nhà đã có mẹ lo rồi'.
Thế là em vâng dạ cùng chồng dắt xe đi. Ra tới cổng chồng em còn phì cười bảo em ghê gớm dám nói mát mẹ chồng. Em bảo chả thế thì sao, cái kiểu Tết thích con gái về nhà đẻ lại cấm con dâu về ngoại là không chấp nhận được các chị nhỉ".
Theo dõi hết câu chuyện của nàng dâu này, không ít người đã nhận ra bóng dáng của mình trong đó. Cảnh làm dâu đúng là không dễ dàng gì song các nàng dâu hãy nhớ im lặng chịu đựng chưa chắc đã phải là cách hay. Trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu chúng ta cần khéo léo một chút để thể hiện cho mẹ chồng hiểu suy nghĩ của mình. Có như thế hai bên mới hiểu và tôn trọng nhau được.
Theo Helino
Bố cấm lấy chồng Tây, 8X xinh đẹp được mẹ chồng Ireland sang tận Việt Nam thuyết phục Mẹ chồng người Ireland của Hà Thanh đã phải lặn lội sang Việt Nam, nghiên cứu đồ ăn, cà phê, văn hóa,... trước để ngồi nói chuyện với bố cô thuyết phục ông cho con trai mình được lấy Hà Thanh. Trần Hà Thanh (32 tuổi, Sài Gòn) chưa bao giờ nghĩ mình sẽ lấy chồng tây. Còn Conor Creane (40 tuổi, Ireland)...