Cưới xin thời bao cấp

Theo dõi VGT trên

Tiệc cưới chủ yếu là nước chè, ít bánh kẹo sơ sài. Quà cưới hồi đó đâu có phong bì mà mừng. Toàn chậu nhôm, bát đĩa, phích nước, nồi niêu xoong chảo. Tàn tiệc cưới, cô dâu chú rể phải kiếm bao bì gom quà mừng lại vác về.

LTS: Thời bao cấp mới chấm dứt hơn 20 năm nhưng với thế hệ trẻ ngày nay, nó như một câu chuyện đã xảy ra từ rất lâu bởi họ chỉ biết đến cái thời tem phiếu qua lời kể của ông bà, cha mẹ. Còn với những người từng sống dưới thời bao cấp, nó lại là những ký ức không thể nào quên. Qua câu chuyện của ông chủ cửa hàng mậu dịch mới mở tại Hà Nội cùng những người đã từng sống dưới thời bao cấp, chúng tôi đăng tải loạt bài “Những câu chuyện thời bao cấp” với mong muốn phần nào làm sống dậy một thời gian khó nhưng bình dị ấy. Chúng tôi mong nhận được bài viết và chia sẻ của độc giả về chủ đề này.

Tình yêu, đám cưới thời bao cấp

Nhà văn Lê Lựu kể: Hồi lấy nhà tôi, sau ngày cưới 2 tháng mới mua được một chiếc chiếu mới và một chiếc màn. Mượn được chiếc giường một của cơ quan. Nhưng khổ nỗi lại là màn đôi và chiếu đôi giăng ra rộng quá. Vậy nên đành buộc túm màn vào, còn chiếu thì gấp đôi lại trải ngang ra. Thành thử chiếu thừa chiều rộng nhưng trải lên giường lại thiếu chiều dài.

“Nhà thơ Phạm Tiến Duật, một nhà thơ nổi tiếng như thế nhưng ông ấy khổ lắm!” – tác giả “Thời xa vắng” lim dim đôi mắt.

Nhà thơ lấy vợ nhưng không có nhà để ở. Ông ấy ở nhờ gian bếp đằng sau nhà vợ trong ngõ Yên Thế (đường Nguyễn Thái Học). Căn phòng bẩn thỉu hôi hám. Hai vợ chồng và hai đứa con ngủ trên cùng một chiếc phản.

Nhà văn Lê Lựu không nhịn được cười khi kể về một đồng nghiệp. Gia đình đó cũng có 4 người ngủ trên một giường. Nửa đêm, hai vợ chồng âu yếm nhau. Bỗng một đứa con ngóc đầu dậy. Ông chồng ngượng quá ấn đầu nó xuống thì thằng kia kêu lên: “Nó không xem, bố tống cổ nó ra ngoài đi!”

Cưới xin thời bao cấp - Hình 1

Có lẽ món “ngon nhất” cho đám cưới là tiếng hát ca của bạn bè đến góp vui

Nhiều người vẫn nhớ, hồi đó, cuộc sống vốn đói nghèo, đến chuyện tình yêu, lấy vợ lấy chồng cũng cơ cực không kém.

Ông Nguyễn Văn Hảo (ở Nghệ An) quả quyết: “Ngày đó cô nào bán ở cửa hàng mậu dịch là có giá nhất!”

Đưa bạn gái về nhà ra mắt, nếu giới thiệu là nhân viên mậu dịch, gia đình sẽ rất quý. Hoặc chí ít dù trai hay gái, có người nhà liên quan đến quầy mậu dịch, sẽ rất có giá.

Nếu con mình lấy được những người này, mỗi lần đi mua lương thực, thực phẩm đỡ phải xếp hàng, lại được ưu tiên loại hàng tươi ngon nhất. Có câu “nhất thân, nhì quen” là vì thế.

Ông Hảo còn nhớ như in hồi ông cưới vợ. Vốn là bộ đội ở xa nên ông tranh thủ về phép để cưới vợ. Muốn tổ chức đám cưới cho vui vẻ mà trong nhà khi đó không còn gì ăn. Ông và vợ chạy vạy mãi mới ra cửa hàng mậu dịch mua được mấy lạng thịt.

Video đang HOT

Ngày cưới, bạn bè đến chúc mừng, cỗ bàn chủ yếu là nước chè, ít bánh kẹo sơ sài. Quà cưới hồi đó đâu có phong bì mà mừng. Toàn chậu nhôm, bát đĩa, phích nước, nồi niêu xoong chảo. Tàn tiệc cưới, cô dâu chú rể có khi phải kiếm bao bì gom quà mừng lại vác về.

Sống trong thời kỳ khổ cực như vậy, món ngon nhất cho đám cưới có lẽ là tiếng hát ca của bạn bè đến góp vui.

Giáo sư Văn Như Cương thèm rau muống

Cuộc sống gia đình, nhà nào cũng khó khăn thiếu thốn. Nhà giáo sư Văn Như Cương cũng vậy. Vì thế, vợ chồng ông phải nuôi thêm con lợn để tăng chút thu nhập. Tính ra tiền bán lợn ngang tiền lương của ông hồi đó (lương của phó tiến sĩ). Bởi vậy mà giáo sư thường nói đùa với bạn bè rằng, nhà ông có 2 phó tiến sĩ.

Hồi đó, giáo sư Cương chỉ thèm được ăn rau muống cho thỏa thích mà cũng không được. Một lần, có người phụ nữ đi ngang qua nhà ông, hỏi mua chó. Chả là gia đình giáo sư có nuôi một con chó cái vừa đẻ lứa đầu tiên được 6 con. Vốn không thích chó, chỉ muốn có ai xin mà cho bớt đi nên ông đồng ý cho bà ta mấy con mà không cần lấy tiền. Người phụ nữ mừng lắm, cảm ơn rối rít: “Tôi bán rau muống ở cửa hàng mậu dịch Cầu Giấy. Thầy và cô cứ qua mà mua, tôi để phần cho, không phải xếp hàng đâu”.

Từ đó, hầu như ngày nào, nhà ông Cương cũng có rau muống để ăn.

Một hôm có ông bạn đến chơi, cảnh báo giáo sư Cương: “Công an đang để ý cậu đấy! Họ đang nghi vấn tại sao ngày nào cậu cũng mua rau muống về ăn? Lương cậu bao nhiêu mà mua được rau muống ăn thường xuyên thế?”

“Nhưng tớ mua rau muống ở cửa hàng mậu dịch chứ có mua chợ đen đâu. Bó rau muống giá chỉ một hào mà!”, GS giải thích với ông bạn.

Nói vậy nhưng giáo sư cũng mất mấy ngày bồn chồn, thấp thỏm. May mà không có chuyện gì xảy ra. Khi đó, ông tự nhủ “chắc ông bạn đùa mình?!”

Lê Lựu nhớ Nguyên Hồng

Đang ngồi nói chuyện, nhà văn Lê Lựu bỗng bật khóc rưng rức bởi nhớ tới cố nhà văn Nguyên Hồng. Hồi đó ông cùng cụ Nguyên Hồng và nhà văn Tô Hoài vẫn thường xuyên qua lại với nhau. Ông tự nhận mình là học trò của nhà văn Nguyên Hồng.

Tác giả của “Thời xa vắng” còn nhớ, năm 1972, ông đi chiến trường. Trước khi đi, nhà văn Tô Hoài mời ông và cụ Nguyên Hồng ăn một bữa tại nhà hàng sang nhất Hà Nội hồi đó, nằm ở đường Tràng Tiền.

Ăn xong ra về, nhà văn Tô Hoài đi trước đến gần đường Tràng Thi, bỗng thấy cụ Nguyên Hồng đuổi theo gọi với: “Ông Tô Hoài ơi! Ông Tô Hoài ơi!”. Nhà văn Tô Hoài dừng lại, cụ Nguyên Hồng liền đưa cho mấy mẩu bánh mỳ, bảo rằng mang về cho các cháu.

Nhớ lại ngày cụ Nguyên Hồng mất, nhà văn hơn 70 tuổi bỗng khóc to. Ông kể: “Đó là năm 1982, khi đó tôi đang làm thư ký tòa soạn báo Quân đội Nhân dân. Nghe tin cụ Nguyên Hồng qua đời, tôi vội mượn xe cơ quan phóng lên Bắc Giang cùng mấy nhà văn khác. Lên đến nơi, hỏi mới biết, nhà cụ lúc đó không còn hột gạo nào cả. Sau đó chúng tôi mới sang mấy nhà hàng xóm hỏi vay được mấy đấu gạo về làm đám ma cho cụ”.

Theo 24h

Bi hài xếp hàng thời bao cấp

Thời bao cấp, hàng hóa khan hiếm nên mua gì ở cửa hàng mậu dịch cũng đều bị hạn chế số lượng.

Vào một buổi trưa nắng, Giáo sư Văn Như Cương đạp xe từ trường về nhà. Qua cửa hàng mậu dịch Cầu Giấy (Hà Nội), ông chợt thấy có rất nhiều phụ nữ đứng xếp hàng trước quầy.

Dao cạo râu cũng xếp hàng

Trông vẻ mặt ai cũng hớn hở, thấy lạ, giáo sư dừng xe lại hỏi: "Các chị xếp hàng mua gì đấy?" Một chị nhận ra nhà giáo nên nhanh nhẩu: "Xếp hàng mua dao cạo râu thầy ạ!

Giáo sư thắc mắc tại sao mua dao cạo râu mà lại toàn phụ nữ xếp hàng? Hỏi thêm vài câu mới biết, thì ra hôm nay cửa hàng mậu dịch có đợt hàng dao cạo râu mới về nên mở cửa bán theo tiêu chuẩn cho mỗi người một cái. Có người xếp hàng mua dao hộ chồng, có người là "con phe" mua ra ngoài để bán lại kiếm lời.

Giáo sư Cương vội chen chân bước lại gần quầy hàng, mấy chị em phụ nữ cũng nhường lối cho ông. Đến nơi, ông nói với cô mậu dịch viên: "Cô làm ơn bán cho tôi một hộp?" Cô mậu dịch viên trố mắt: "Mỗi người chỉ được mua một cái". "Cô cứ bán cho tôi một hộp?!".

Lần này cô mậu dịch viên tỏ vẻ khó chịu: "Đã bảo chỉ được mua một cái. Anh mua một hộp để mang ra ngoài bán à?"

Giáo sư Cương nhẹ nhàng chỉ vào mặt mình: "Cô trông tôi có giống bọn đầu trộm đuôi cướp, hay dân con phe chợ đen không? Râu tôi nhiều thế này, chưa cạo dạo đã mòn rồi. Không lẽ cao một bên, trừ lại một bên"

Lúc này mấy người đằng sau cũng kêu lên: "Đúng đấy! Bán cho ông ấy đi!"

Kết quả, giáo sư Cương đã được cô mậu dịch viên bán cho một hộp dao cạo râu.

Bi hài xếp hàng thời bao cấp - Hình 1

Giáo sư Văn Như Cương (Ảnh: Lao động)

Nhưng đó cũng chỉ là một lần hy hữu giáo sư có nhiều dao cạo râu như vậy. Ông vốn nhiều râu, hồi đó dao cạo râu lại hiếm. Thành thử ông thường xuyên phải để râu. Có lần, bị cán bộ trường phê bình rằng, như vậy là làm xấu hình ảnh trước học sinh, ông bảo: "Tôi có muốn để vậy đâu, nhưng vì không có dao cạo". Lâu dần, ông để luôn râu như vậy không thèm cạo nữa.

Nhà văn Lê Lựu vẫn không quên những lần xuống cửa hàng mậu dịch ở phố Ngọc Hà đứng xếp hàng cả nửa ngày trời. Đến khi ông mua được mấy con cá thì đã mủn hết, đem về lấy mỗi phần xương để kho.

Ông cười nói: "Thời gian đứng xếp hàng có người tranh thủ sáng tác được cả văn thơ". Một trong những lần xếp hàng như thế, nhà văn đã viết được đoạn đầu tiểu thuyết "Mở rừng". Cũng trong những ngày tháng này, nhà văn Lê Lựu đã viết tác phẩm nổi tiếng "Thời xa vắng".

Bi hài xếp hàng thời bao cấp - Hình 2

Nhà văn Lê Lựu (Ảnh: Công an nhân dân)

Xếp hàng cả buổi, về tay không

Chúng tôi đã có dịp ôn lại kỷ niệm với rất nhiều người từng sống trong thời kỳ bao cấp. Ông Nguyễn Văn Long (60 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) có lẽ là người nhớ tỉ mỉ nhất những câu chuyện một thời tem phiếu.

Ông Long kể: Nói đến thời bao cấp là nhắc đến thời kỳ tem phiếu và phân phối. Thời bao cấp bắt đầu ở miền Bắc từ những năm kháng chiến chống Mỹ (1965). Nhưng sau giải phóng miền Nam (1975), chế độ tem phiếu được áp dụng toàn quốc, từ thành phố tới nông thôn. Tuy nhiên, nông thôn có cái khác là phân chia theo công điểm ở hợp tác xã.

Đối với cán bộ, công nhân viên chức, những loại hàng hóa nhu yếu phẩm gồm lương thực, thực phẩm như gạo, thịt, cá... đều phải mua bằng sổ và tem phiếu theo định mức. Mỗi gia đình được cấp cho một sổ gạo mỗi năm 12 tháng ghi khẩu phần của tất cả thành viên trong nhà.

Bố mẹ là cán bộ, viên chức mỗi tháng được mua 13,5kg, nếu là công nhân lao động trực tiếp có thể nhiều hơn vài ba kg. Trẻ con tùy độ tuổi có thể được 4 hoặc 6kg...

Còn tem phiếu mua thực phẩm, người lớn được 0,5kg thịt/tháng, trẻ em là 0,3kg. Một số nhu yếu phẩm khác như chất đốt, xà phòng, mỳ chính... đều có tem phiếu quy định riêng nhưng rất ít ỏi.

Chuyện cơ cực nhất của những người sống trong thời kỳ tem phiếu là phải xếp hàng mua lương thực, thực phẩm tại các cửa hàng mậu dịch. Người thì đông, các cửa hàng mậu dịch lại ít. Bởi vậy mà trước cửa hàng, lúc nào người cần mua lương thực cũng xếp hàng nối đuôi nhau dài dằng dặc như chơi trò rồng rắn. Có những người nhà lỡ hết gạo hoặc có công buổi giỗ chạp, muốn mua được sớm phải đến đứng từ 3-4h sáng, thậm chí nửa đêm. Gặp hôm nhiều người cùng "tư tưởng lớn", khi trời còn tối thui, đã đến xếp hàng đứng, ngồi vật vờ trước cửa hàng mậu dịch như những bóng ma.

Đứng xếp hàng lâu thế nhưng chắc gì đã mua được. Chờ mãi mới đến lượt mình thì cô nhân viên mậu dịch dõng dạc tuyên bố hết hàng rồi đóng sập cửa xuống. Tất cả những người còn lại đành lủi thủi quay lưng ra về trong sự mệt mỏi rã rời. Ngày mai, họ lại ra xếp hàng...

Câu "có tiền mua tiên cũng được" ít nhất là không thể đúng ở thời bao cấp. Thời bao cấp, sổ gạo mới là thứ quan trọng nhất. Nếu lỡ "bảo bối" này thất lạc thì cả gia đình nhịn đói. Nhịn đói không phải một ngày hay một tháng mà có khi đến dăm ba tháng. Bởi hành trình, thủ tục xin cấp lại cuốn sổ này thời đó khổ sở vô cùng. Suốt những ngày còn lại cứ thế mà chạy vạy, vay mượn bạn bè, làng xóm cố sống cho qua.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024

Tin đang nóng

1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Trường ở TP.HCM đều đặn thu tiền nước uống của học sinh, thanh tra phát hiện chuyện không ngờ
17:07:31 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024

Tin mới nhất

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành

13:20:19 21/11/2024
Đến 10h45 ngày 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm 2 người mất tích do xe chở rác lao xuống sông.

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón

22:03:17 19/11/2024
Tài xế xe đưa đón cho biết, bà nội đã đón bé gái 5 tuổi nhưng thả xuống đường, sau đó cháu bé chạy băng qua đường để về nhà thì bị ô tô tải tông tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý Công Phượng và sự thật phũ phàng phía sau những Vua phá lưới giải hạng Nhất

Sao thể thao

22:36:50 21/11/2024
Công Phượng tiếp tục ghi bàn giữa thời điểm dư luận tranh cãi về việc không được lên tuyển Việt Nam, qua đó vươn lên dẫn đầu danh sách lập công ở giải hạng Nhất mùa này.

Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con

Sao châu á

22:35:26 21/11/2024
Mới đây, một cư dân mạng đã tiết lộ vẻ ngoài của Trịnh Sảng khi cô đang ở Mỹ khiến những người từng hâm mộ ngôi sao Trung Quốc này sốc nặng.

Hằng BingBoong trải lòng về cuộc sống làm mẹ đơn thân ở Pháp

Sao việt

22:25:56 21/11/2024
Sau thời gian sinh sống ở nơi đất khách quê người , Hằng BingBoong quyết định dẫn con trai về Việt Nam và tiếp tục hoạt động nghệ thuật.

Những điều ngược đời cha mẹ tỷ phú Bill Gates cho phép con làm

Netizen

22:24:38 21/11/2024
Tỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Khán giả bình phim Việt: Cái kết 'dọn đường' cho phần 2 phim 'Độc đạo'

Hậu trường phim

22:20:54 21/11/2024
Hành trình phim Độc đạo đã kết thúc ở tập 36 nhưng nhiều khán giả cảm thấy không thỏa mãn. Theo tôi dự đoán, cái kết đang dọn đường cho phần 2 của phim.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).

Hôm nay thứ 5, hãy nấu thực đơn cơm nhà 3 món ngon miệng thanh mát

Ẩm thực

21:16:09 21/11/2024
Để có một bữa cơm ngon miệng thanh mát, vừa đủ dinh dưỡng lại chế biến nhanh thì nhất định bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo

Pháp luật

20:55:11 21/11/2024
Cơ quan công an vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.