Cưới vợ bằng vàng giả, chú rể chạy trốn
Khoảng 10 giờ ngày 23/10, họ nhà trai cùng chú rể Phạm Hoàng Nghĩa (ngụ xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đến nhà cô dâu Nguyễn Bé Nhi (ngụ ấp Thạnh Mỹ 2, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ) để rước dâu.
Sau khi làm lễ trao nữ trang, hai bên họ hàng vào ăn tiệc mừng. Tuy nhiên, do sinh nghi nên cô dâu Nguyễn Bé Nhi đã kiểm tra số nữ trang gồm: 1 sợi dây chuyền, 2 chiếc nhẫn, 1 bông tai… mới “tá hỏa” khi phát hiện toàn là vàng giả.
Thiệp mời đám cưới của chú rể Phạm Hoàng Nghĩa và Nguyễn Bé Nhi
Đến khoảng 11 giờ trưa, chú rể đã thuê xe ôm “chuồn” mất, để lại chủ hôn là ông Nguyễn Văn Năm (khóm 5, phường 4, TP Vĩnh Long).
Ông Năm cho biết, ông được Phạm Hoàng Nghĩa “thuê” để đi dự đám cưới.
Video đang HOT
Theo cô dâu Nguyễn Bé Nhi, hai người chỉ quen nhau hơn 2 tháng, cô hoàn toàn không biết gì về nhà chồng.
Theo 24h
Quảng Ngãi: Kỳ án bà "thông gia hụt" thế chấp vàng giả lấy 6 tỷ đồng.
Hơn 8 tháng quen biết nhau, chuẩn bị hai gia đình làm đám cưới cho đôi trẻ thì vụ việc bà thông gia "hụt" thế chấp toàn vàng giả để vay mượn hơn 6 tỷ đồng đã bị bại lộ.
Theo lời trình báo với cơ quan điều tra, bà Nguyễn Thị Cúc (1962, ngụ thôn Thạch Trụ Tây, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) kể lại: "Vào cuối năm 2011, bà Thu Hà đến nhà làm quen, sau đó mỗi lần chồng và con tôi đi làm xa, bà Hà lân la đến nhà chơi và kết thân.
Ông Thái và bà Cúc bày số vàng giả kín diện tích cái bàn
Đặc biệt, con trai tôi và con gái bà Hà có tình cảm với nhau, cả hai gia đình dự định kết sui gia. Trong thời gian tôi và bà Hà quen biết, bà Hà hay vay mượn tiền và thế chấp tài sản như nhẫn vàng".
Trong lần đầu tiên, bà Hà thế chấp vàng "thật" để vay 5 triệu đồng và trả đúng hẹn trong thời gian 20 ngày (gốc và lãi là 5,2 triệu đồng). Với 5 lần thế chấp tài sản để vay, bà Hà đều thực hiện đúng hẹn.
Đến những lần sau, bà Hà đem vàng "giả" đến nhà bà Cúc đổi lấy lại số vàng gửi lúc trước (vàng thật). Kể từ đó, bà Hà đem vàng "giả" đến và vay mượn thêm tiền, càng ngày số lượng vàng "giả" càng nhiều. Theo thống kê của nạn nhân, bà Nguyễn Thị Cúc khai báo bị chiếm dụng hơn 6 tỷ đồng (gần 5 tỷ vay mượn bên ngoài).
Số vàng đựng trong 150 hộp vàng như thế này
Ông Nguyễn Văn Thái (1964) - chồng bà Cúc cho biết thêm: "Hầu như tôi và con trai đều ít có ở nhà do chạy xe tải chở hàng đường dài. Ở nhà vợ tôi vay mượn ai thì tôi cũng không biết. Đến khi biết mình bị lừa, vợ tôi mới nói ra thì mọi chuyện đã muộn. Cầm bao tải vàng mà lòng tôi đau xót".
Khi phát hiện vàng "giả", gia đình bà Cúc đến trình báo tại cơ quan điều tra địa phương, qua khám xét và kiểm kê thì có 150 hộp đựng vàng. Bên trong mỗi hộp vàng có ghi thông tin về số lượng vàng, giá tiền,...
Có mặt cùng PV Dân trí tại nhà bà Cúc, anh Lập (biệt danh Trơn, 54 tuổi, ngụ gần nhà nạn nhân) - thợ kim hoàn tiệm vàng Hà Hiền nhận định: "Số lượng vàng này đều là vàng giả, trong đó có loại xuất xứ từ Trung Quốc (dấu hiện màu vàng óng) và Việt Nam (vàng đục). Còn cụ thể như thế nào, cần đưa vào máy kiểm tra từng loại vàng trong đống vàng này".
Được biết, đối tượng đem vàng "giả" thế chấp lấy 6 tỷ đồng là bà Thu Hà đang bị tạm giam ở Công an huyện Đức Phổ, vì có liên quan đến các vụ lừa đảo khác.
Hiện nay, Công an huyện Mộ Đức đang thụ lý vụ án ly kỳ dùng vàng "giả" thế chấp vay hơn 6 tỷ đồng kéo dài hơn 8 tháng qua.
Dân trí sẽ tiếp tục theo dõi thông tin vụ việc này.
Theo Dân Trí
Vụ loan truyền tin vàng giả: Do cá độ Euro? Dù cơ quan chức năng Bình Dương đã giám định và kết luận mẫu vàng bán ra ở tiệm vàng Kim Sơn (huyện Tân Uyên, Bình Dương) là vàng thật nhưng ngày 4-7, vẫn còn hàng chục công nhân tranh thủ giờ giải lao, giờ tan tầm chạy đến tiệm này tháo nhẫn, hoa tai ra bán lại cho tiệm. Vừa rời khỏi...