Cuối tuần, rủ nhau phượt Hồ Ly “Tuyệt tình cốc” phiên bản Phú Thọ
Phong cảnh hữu tình, đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh khiến hồ Ly được ví von như “tuyệt tình cốc” phiên bản ở Phú Thọ.
Gần đây, giới phượt đang truyền tai nhau về một địa điểm du lịch còn khá mới và hoang sơ, được ví von như “Tuyệt tình cốc” phiên bản Phú Thọ. Đó là hồ Ly, nằm ở xã Thượng Long, huyện Yên Lập.
Hồ Ly được hình thành từ hai khe: khe Ly và khe Chanh nhưng người dân lấy tên khe Ly làm tên gọi cho hồ. Hồ được chia làm hai nhánh lớn và được bao quanh bởi núi đồi trập trùng, khung cảnh thơ mộng.
Từ Hà Nội, xuôi theo Quốc lộ 32 hướng qua cầu Trung Hà khoảng hơn 100km, đến thị trấn Yên Lập thì hỏi đường vào xã Thượng Long. Hồ nằm ở gần cuối xã, đường vào nhỏ, không có biển chỉ dẫn nên khá khó đi.
Tuy nhiên, khi đứng trước vẻ đẹp hùng vĩ của hồ Ly, các bạn sẽ không tiếc công lặn lội đường xá xa xôi, khói bụi để đến nơi đây. Hồ Ly hiện ra như một bức tranh thủy mặc mà người ta ngỡ chỉ có trong truyện tranh. Thiên nhiên đã ưu ái, ban tặng cho nơi đây một phong cảnh mộng mơ với núi non trùng điệp và hồ nước xanh biếc.
Bao quanh hồ là một con đường nhỏ, đất đá lởm chởm hằn lên những dấu bánh xe. Một bên là hồ còn một bên là những quả núi trồng bạt ngàn quế của người dân.
Rừng cọ – “đặc sản” của Phú Thọ
Thỉnh thoảng, trên đường đi xuất hiện một bãi đất trống, đủ để các nhóm phượt nghỉ chân và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên, hồ Ly vẫn còn khá hoang sơ và thưa thớt dân cư sinh sống nên hầu như không có dịch vụ ăn uống. Vì thế, nếu muốn cắm trại qua đêm ở đây, các bạn cần chuẩn bị đồ ăn và các dụng cụ cần thiết như bật lửa, đèn pin, đồ dùng cá nhân…
Video đang HOT
Để đi tham quan lòng hồ, các bạn có thể thuê một chiếc thuyền máy với giá khoảng 100.000 đồng/lượt. Người lái thuyền sẽ đưa các bạn đi một vòng hồ và giới thiệu về từng ngõ ngách, lối di chuyển và từng loại thủy sản của hồ.
Với diện tích mặt nước khoảng 40 ha, các bạn sẽ được đi thuyền trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Mặt hồ phẳng lặng, chiếc thuyền nhẹ lướt trên làn nước xanh biếc, không khí trong lành khiến người ta mơ mộng, thả hồn hòa vào thiên nhiên muốn quên đi những xô bồ của cuộc sống.
Trên các triền núi, thấp thoáng bóng dáng những lán trại của người dân tộc Dao, Mường. Họ dựng lán không phải để ở mà để lấy chỗ nghỉ chân trong những lần đi thăm rừng, thu hoạch quế.
Người dân vận chuyển vỏ quế bằng bè trên hồ
Điểm nhấn làm nên sự ấn tượng của hồ Ly đó chính là cây cầu treo bằng sắt. Cầu bắc qua lòng hồ, nối 2 quả núi với nhau. Đứng trên cầu, các bạn có thể nhìn ngắm khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp hiền hòa của mặt hồ phẳng lặng.
Đã đến đây, lòng ai cũng thầm ao ước giá như mình có một căn nhà nhỏ để cuối tuần được về hòa mình với thiên nhiên, được sống yên bình với những người dân hiền lành, giản dị mộc mạc nơi đây.
Sau một ngày vãn cảnh, bạn có thể xin ngủ lại nhà người dân để trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây hoặc có thể dựng trại ngủ qua đêm, đốt lửa, nướng gà, nướng khoai cũng là một trải nghiệm khó quên.
Theo Danviet.vn
Hồ Ly - điểm 'sống ảo' mới tuyệt đẹp của giới trẻ
Hồ Ly ở Phú Thọ đang nổi lên là điểm check-in mới, và vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của cảnh vật, bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao, người Mường.
Hồ Thượng Long là một trong những hồ có trữ lượng nước lớn nhất của tỉnh Phú Thọ, được người dân bản địa gọi là hồ Ly, nằm ở xã Thượng Long, huyện Yên Lập.
Hồ Ly được tạo từ hai khe nước là khe Ly và khe Chanh. Người dân địa phương lấy tên khe Ly đặt tên gọi cho hồ. Du lịch sinh thái quanh hồ Ly, bạn sẽ trầm trồ trước vẻ đẹp non nước hữu tình mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi đây.
Hồ Ly có cảnh đẹp hoang sơ, yên bình thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình.
Du khách sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị khi khám phá văn hóa dệt thổ cẩm, thưởng thức đặc sản của bà con dân tộc người Dao, Mường.
Vẻ đẹp nên thơ của hồ Ly sẽ cho bạn bộ sưu tập ảnh ấn tượng.
Diện tích mặt nước là 40 ha, có sức chứa trên 3 triệu m3 nước. Hồ cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp người dân Thượng Long, Nga Hoàng, Hưng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh và thị trấn Yên Lập.
Du khách có thể du ngoạn lòng hồ bằng thuyền để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng đầy sức gợi.
Trên các dãy núi có rừng quế của các bà con dân tộc người Dao, người Mường.
Đứng trên cầu, bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp hiền hòa của mặt hồ phẳng lặng. Chốn yên bình này làm tâm bạn thấy an yên sau cái xô bồ, nhộn nhịp của phố xá đông đúc.
Bạn có thể đi du lịch trong ngày và tự chuẩn bị đồ ăn nhẹ để nhâm nhi cùng bạn bè.
Phạm Lành
Ảnh: Thành Rx
Theo Zing
3 cung đường ngắm mùa lúa vàng ở miền núi phía Bắc Đây là thời điểm tuyệt vời để chìm trong sắc vàng và hương thơm của lúa chín ở Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang. Tú Lệ - Mù Cang Chải (Yên Bái) Ảnh: baongoc-90 Ảnh: thethomasjacob Mù Cang Chải nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, nơi đây sở hữu những ruộng...