Cuối tuần rảnh rỗi mát mẻ làm 6 món nước vừa ngon, đủ chất lại thơm nức mũi có thể ăn thay cơm
Thỉnh thoảng bạn hãy “đổi gió” cho cả nhà bằng những món nước hấp dẫn thơm ngon này nhé!
1. PHỞ GÀ
Nguyên liệu:
- Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở
Cách làm:
- Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.
- Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.
- Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.
- Nấu nước dùng: Xương đuôi heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong.
- Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.
- Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.
- Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích! Phở gà tự nấu tuy không cầu kỳ nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, thanh khiết, đặc biệt nhiệt thịt chẳng hàng quán nào bằng!
2. BÚN BÒ HUẾ
Nguyên liệu
Phần xương để ninh lấy nước: 1kg xương ống bò (bỏ bớt phần tuỷ và gân bò); 500gr xương ống heo; 6000ml nước trắng; 1 củ hành tây; 1 nhánh gừng nhỏ; 2 củ hành tím.
Phần thịt hay phần nhân:
- 1kg nạm bò (Có thể mua gầu bò, gân bò, gắp bò, nạm, lõi bắp, bắp hoa… tuỳ sở thích mỗi gia đình).
- Tiết lợn
- Chả cua, chả tôm hoặc chả bò viên… (có thể tự làm viên mọc)
- Móng giò: 1kg
- Ngoài ra có thể cho thêm các loại chả, giò tai nấm hương, giò thường… nếu thích.
Các loại rau ăn kèm:
- Rau muống chẻ: nhà mình tự chẻ
- Hoa chuối, giá đỗ, rau húng, mùi ta, xà lách Đà Lạt nếu có, rau răm…
- Bún sợi to: 1kg tuỳ nhà đông hay ít người để mua (nếu không có thì thay thế bằng bún sợi nhỏ)
- Hành lá, hành tây: thái nhỏ, bào nhỏ để rắc vào bún.
- Mắm ruốc: 100gr để cho vào nước lèo.
- Sả: 200gr
- Hành củ tím, tỏi, ớt, sa tế, màu điều để tạo màu…
- Gia vị: nước mắm, bột nêm, bột ngọt, đường phèn, bột canh, muối trắng… 1/2 quả dứa chín
Cách làm:
Bước 1: Ninh nước xương
- Xương lợn, xương bò mua về ngâm vào chậu nước có pha chút muối ngâm trong 1-2 giờ để ra sạch máu và chất bụi bẩn. Rửa sạch lại, đun sôi một nồi nước, thả xương vào đợi sôi 1-2 phút rồi đổ phần nước đó đi, sau đó rửa thêm lại một lần nước nữa là xương sạch.
- Cho xương vào nồi ninh, đổ ngập nước (khoảng 6 lít nước, nếu nhà ai đông người hoặc có khách thì ninh nhiều nước hơn). Thả vào nồi nước ninh xương 1 củ hành tây nướng thơm, 1 nhánh gừng nướng, 2 củ hành tím nướng.
- Trung bình ninh trong khoảng 6-8 giờ thì xương mới tiết ra hết được chất ngọt và thơm. Để tiết kiệm thời gian có thể ninh vào buổi tối hôm trước. Có thể dùng nồi ninh xương chuyên dụng, nồi ủ, nồi áp suất… hay đơn giản cho vào nồi cơm điện bật chế độ slow cook, rồi hôm sau đổ ra nồi to thêm nước sôi vào ninh thêm.
Lưu ý: Trong quá trình ninh xương, phần nước mà bị bay hơi thì có thể đổ thêm sôi (không dùng nước nguội) vào ninh tiếp và nên ninh lửa nhỏ.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Phần nạm bò, bắp bò… rửa sạch, phần nạm có thể cuộn lại bằng chỉ để sau thái cho đẹp.
- Ngoài ra kiếm được miếng bì lợn cuộn lại, luộc chín thái ra bày cũng ngon và đẹp mắt. Móng giò dùng dao lam cạo lại sạch lông, chặt thành khoanh tròn cho đẹp.
- Mọc viên: Trộn giò sống với thịt vai xay (400gr thịt vai xay có cả nạc và mỡ 200gr giò sống 5 cái nấm hương băm nhỏ 3 cái mộc nhĩ băm nhỏ), trộn với mộc nhĩ, nấm hương, bột canh, bột nêm, hạt tiêu đem viên lại thành các viên nhỏ vừa ăn.
- Đem phần nạm bò, móng giò, chần qua nước sôi khoảng 1-2 phút cho sạch bụi bẩn, rửa lại bằng nước lạnh cho sạch rồi ướp với chút bột nêm, hạt tiêu trước khi thả vào nồi nước ninh xương.
- Thường phần nạm ninh trong nồi nước hầm xương khoảng 30 phút là chín mềm, móng giò khoảng 35 phút. Sau đó vớt ra thau nước lạnh, đợi nguội vớt ra để ráo dùng màng bọc, bọc lại cất ngăn mát tủ lạnh cho giòn.
- Phần mọc cũng luộc chín và để riêng.
- Các loại rau thơm rửa sạch, ngâm nước muối, vớt ra để ráo. Rau xà lách Đà Lạt thái nhỏ ra ăn cho dễ. Giá đỗ nhặt sạch từng gốc rễ. Cách rửa rau cho ngon và sạch sẽ cũng tăng vị hấp dẫn cho món bún bò.
Xương sau khi ninh đủ thời gian 6 tiếng, vớt tất cả phần xương, hành tây, hành củ, gừng…ra ngoài, lọc nước ninh xương qua một lần rây cho nước được trong.
Bước 3: Cách nấu nước lèo (nước dùng)
- Đổ hết phần nước ninh xương vào nồi nấu. Băm nhỏ phần gốc sả, phần thân đập dập thả vào nồi nước lèo.
- Tỏi, hành củ tím băm nhỏ. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm sả, tỏi, hành tím băm nhỏ, cho vào chút màu dầu điều tạo màu, nếu không có dầu màu điều thì phi thơm một ít sa tế, ớt bột Hàn Quốc cùng sả, tỏi, hành băm nhỏ.
- Đổ tất cả vào nồi nước lèo.
- Mắm ruốc pha ra bát cùng chút nước nóng, đợi phần mắm ruốc lắng xuống, chắt phần nước phía trên đổ vào nồi nước lèo.
- Cho thêm 1/2 quả dứa chín cắt nhỏ vào nồi nước lèo. Nêm nếm gia vị cho thật vừa miệng. Ai ăn ngọt vì cho vài viên đường phèn cùng chút mỳ chính cho nước lèo được hài hoà hơn.
Lưu ý: Phần nước lèo nấu nhiều sau đó để nguội cất ngăn đá khi nào muốn ăn bún bò Huế là có luôn không phải lích kích nấu nên mọi người đừng sợ thừa nhé.
Bước 4: Cách làm tiết luộc
- Tiết pha thêm nước và chút mỳ chính, đợi đông đem luộc rồi cắt miếng vuông.
- Thả phần mọc, tiết lợn vào nồi nước lèo.
Bước 5: Cách làm ớt rim hay ớt xào
- Ngâm 30gr bột ớt vào 15ml nước nóng, đợi bột ớt nở vớt ra để ráo.
- Băm hoặc xay nhỏ sả, ớt quả tươi và tỏi (sả 100gr, tỏi 30gr, ớt quả tươi 100gr). Cho dầu ăn vào chảo, nhiều dầu một chút, bỏ sả và tỏi vào phi thơm, hơi vàng thì hạ lửa nhỏ tránh bị cháy sau đó đổ hết phần bột ớt đã ngâm nở, ớt tươi xay vào đảo đều nhanh tay. Cuối cùng thêm vào 4 thìa canh ăn phở nước mắm, 2 thìa canh đường, đảo cho hơi keo lại là được. Chú ý để lửa nhỏ.
Thưởng thức
- Bỏ phần nạm bò ra thái mỏng.
- Bày tất cả ra đĩa, cả phần móng đã cất ngăn mát. Rau thơm, hành lá thái nhỏ, hành tây bào thật mỏng, các loại rau ăn kèm… Bún chần qua nước sôi.
- Khi ăn xếp bún ra bát to, phần thịt, móng giò, tiết, mọc… thêm chút hành thái nhỏ, hành tây bào mỏng, chan nước lèo và ăn cùng ớt rim, nước mắm ớt, vắt chanh, ăn kèm các loại rau sống.
3. MÌ BÒ TRỨNG
Nguyên liệu:
- 300g thịt bò, thái lát
- 1 quả trứng
- 30g hành lá thái nhỏ
- 2 bó mì nhỏ
Video đang HOT
- Nguyên liệu làm nước dùng: 250ml nước; 250ml nước luộc gà; 2 tép tỏi; 1 củ hành tây; 4 quả cà chua; 30g sốt cà chua (ketchup); 5g muối; 2.5g muối
Cách làm:
Cà chua rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành tây bóc vỏ, thái miếng cỡ trung bình.
Làm nước dùng: Cho ít dầu ăn trong chảo, đun nóng dầu rồi cho tỏi vào xào, thêm hành tây, xào cho đến khi hành mờ. Sau đó cho cà chua và sốt cà chua vào.
Đảo đều nấu cho đến khi cà chua mềm. Thêm nước luộc gà và nước vào, đun 20-30 phút, nêm muối và hạt tiêu vừa ăn.
Đun một nồi nước sôi, cho mì vào luộc theo hướng dẫn của gói.
Sau đó thả mì vào nồi nước dùng, nấu khoảng 2 phút, sau đó thả thịt bò vào, đập trứng lên trên rồi cho ra bát thưởng thức.
4. MIẾN GÀ
Nguyên liệu:
- Gà ta: 1,5kg (đã làm sạch)
- Miến dong: 200g – Mộc nhĩ, nấm hương: 4-5 cái – Măng tươi: 200g – Hành khô: 2 củ – Hành hoa, rau dăm: 1 ít – Rau thơm ăn kèm: 1 ít
- Gia vị: bột canh, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm bằng nước lạnh (cách này sẽ giúp mộc nhĩ giòn khi ăn). Rửa sạch rồi thái mỏng. Để lại vài cái nấm hương nguyên cái thả vào nồi nước dùng.
Gà ta sau khi làm sạch cho vào nồi, thêm 1 thìa bột canh rồi luộc chừng khoảng 15-20 phút hoặc khi thấy gà sôi hạ bớt lửa, dùng đũa cắm vào mình gà, nếu không thấy nước đỏ là gà chín.
Tắt bếp để gà khoảng 10 phút rồi vớt gà ra để ráo. Sau đó chặt miếng vừa ăn. Phần nước dùng bạn thả vài cái nấm hương ngâm nở đã được rửa sạch
Măng tươi rửa sạch, thái mỏng rồi cho vào nồi luộc khoảng 2-3 phút. Vớt ra rửa lại lần nữa rồi để ráo. Ở một chảo khác bạn phi thơm hành băm với 2 thìa dầu ăn cho mộc nhĩ, nấm hương vào xào tiếp đó cho măng tươi vào xào cùng. Nêm 1 thìa bột nêm.
Sau đó cho vào nồi nước dùng gà và đun nhỏ trên bếp. Nêm nếm sao cho nồi nước dùng vừa miệng là được.
Miến dong rửa sạch ngâm nước khoảng 10 phút cho mềm. Cắt khoảng 2-3 khúc sau đó thả vào nồi nước dùng cho miến chín rồi vớt miến cho vào bát tô. Xếp thịt gà, măng, hành răm thái nhỏ vào bát canh miến.
Từ từ chan nước dùng vào bát miến và dùng nóng.
Món miến gà măng tươi này hẳn sẽ là bữa sáng tuyệt vời cho cả gia đình bạn!
5. BÚN CHẢ LÁ LỐT
Nguyên liệu:
- Thịt bằm: 300g
- Xương ống: 300g
- Lá lốt: 1 bó
- Mộc nhĩ, nấm hương: 50g
- Hành lá, rau mùi, giá đỗ
- Gia vị
Cách làm:
Xương rửa sạch, ngâm chút nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại, thêm nước đủ dùng, ninh xương cho mềm để lấy nước dùng.
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch lại, băm nhỏ cùng hành lá, ít lá lốt để lát trộn cùng thịt.
Thịt bằm thêm chút gia vị, hạt tiêu, sau đó cho thêm mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, lá lốt đã băm nhỏ vào trộn cùng.
Lá lốt rửa sạch, để ráo nước, vẩy thật khô để gói chả. Đặt từng phần thịt vừa đủ vào lá, gói kín lại. Có thể gói chả thành từng viên vừa ăn.
Đặt chảo dầu lên bếp cho nóng già, sau đó hạ bớt lửa, cho lần lượt từng chiếc chả lá lốt vào rán chín đều 2 mặt.
Khi xương đã mềm, thêm nếm nước dùng và gia vị cho vừa miệng. Thái cà chua miếng cau thả vào nồi nước dùng chần qua cho vừa chín tới, sau đó cho ra bát.
Cho bún vào bát, gắp thêm chả, xếp cà chua, hành, giá đỗ đã rửa sạch vào bát rồi chan nước dùng nóng, mời mọi người thưởng thức.
Bún chả lá lốt sẽ là món ăn hấp dẫn nhưng dễ nấu, đảm bảo cả nhà sẽ thích.
6. BÚN RIÊU CUA
Nguyên liệu:
- 500 gram cua đồng
- 1 kg bún
- 3 bìa đậu
- 200 g giò sống
- Rau rút (nếu thích)
- 3-4 quả cà chua
- Giấm bỗng, khế chua
- 1 chút mắm tôm – Hành tím, hành lá, rau mùi
- Rau sống: hoa chuối, xà lách, kinh giới, húng
- Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn
Cách nấu bún riêu cua ngon:
- Cua đồng mang về thêm chút muối xóc mạnh rửa sạch rồi tách mai cua, lấy gạch, phần còn lại đem giã hoặc xay.
- Nếu thích nước cua đặc thì khi giã thêm chút xíu muối, giã cua và lọc lấy nước sẽ ngon hơn khi xay.
- Lọc 2-3 lần lấy nước cua vừa đủ ăn rồi thêm 1 thìa bột canh khuấy nhẹ đặt lên bếp đun lửa vừa đến khi phần nước cua đóng tảng rồi vớt gạch cua ra để riêng.
- Đậu hũ cắt miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo rán vàng.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Khế chua rửa sạch thái mỏng.
- Rau rút, rau thơm các loại nhặt sạch rửa và ngâm vào nước có pha chút muối loãng.
- Bắc chảo lên bếp, phi hành tím thái nhỏ lên, đến khi hành có màu vàng ươm thì đổ gạch cua vào, đảo nhanh tay rồi tắt bếp, đổ gạch cua vào một bát để riêng.
- Sau đó cho cà chua vào xào sơ. Nếu thích màu nước dùng đẹp bạn có thể thêm 1 thìa bột nghệ.
- Sau khi xào cà chua xong thì đổ vào nồi nước dùng cua, thêm chút giấm bỗng, 1 chút mắm tôm, gia vị vừa miệng rồi đun nhỏ lửa. Tiếp đến viên giò sống thả vào sau đó là đậu phụ.
Thưởng thức:
- Xếp bún đã chần vào bát, bày 5-6 miếng đậu phụ rán giò sống, thịt cua, hành lá, rau mùi thái nhỏ vào 1 góc, rồi từ từ rưới nước dùng cua lên bát bún, cùng ăn với rau sống, thưởng thức khi còn nóng!
Tận dụng thịt gà thừa sau Tết làm 9 món ngon này hết ngay trong vòng 1 nốt nhạc
Gà thừa sau Tết nhiều ăn mãi cũng chán, đem biến tấu thành những món ăn này chắc chắn ai cũng thích.
1. BÚN THANG
Nguyên liệu: (dành cho 6 người)
- Xương gà hoặc xương ống: 1kg
- Gà ta: 1/2 con
- Tôm sú: 600gr
- Trứng gà: 4 hoặc 5 quả
- Giò lụa: 100gr
- Củ cải khô bào sợi: 100gr
- Nấm hương: 10 cái
- Bún: 1,2kg
- Hành khô: 4, 5 củ
- Gừng ta: 2 củ
- Hành lá: 200gr
- Gia vị: Mắm tôm, nước mắm, bột nêm...
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Xương gà hoặc xương ống rửa sạch. Sau đó đem chần qua nước sôi rồi rửa lại cho hết mùi hôi.
- Nướng hành củ và gừng sau đó cạo vỏ, rửa lại cho sạch.
Bước 2: Nấu nước dùng và luộc gà
- Cho 3,5 lít nước vào nồi. Cho tôm khô cùng xương vào ninh sôi.
- Khi nước sôi cho gà vào luộc, lúc này cho hành gừng vào cùng cho thơm. Lưu ý, khi luộc, đun nhỏ lửa để gà không bị nứt da hay tuột da.
- Gà chín, vớt ra để nguội.
- Lúc này, cho nấm hương vào nồi nước dùng nấu khoảng 5 phút rồi vớt.
- Nấm hương vừa vớt ra có thể để cả cái hoặc thái sợi tùy thích.
- Gia giảm nồi nước dùng với gia vị, hạt nêm và nước mắm theo khẩu vị của gia đình.
Bước 3: Tráng trứng
Trứng đập ra bát rồi đánh tan, múc từng muôi tráng nhanh tay trên chảo chống dính. Nhớ lửa nhỏ để trứng không bị phồng, rộp. Trứng chín mặt dưới thì lật, cho chín nốt mặt còn lại.
Sau đó lấy trứng để ra thớt cuộn tròn, thái mỏng.
Lưu ý, dùng dao sắc và mỏng để thái. Khi thái nên thái dứt khoát, ấn tay xuống chứ không nên kéo đi kéo lại làm vỡ trứng.
Bước 4: Chuẩn bị các nguyên liệu khác
- Giò lụa thái sợi
- Củ cải khô ngâm nước ấm, vớt ra vắt kiệt trộn với chút đường, giấm cho ngấm.
- Gà để thật nguội, lọc thịt rồi thái miếng mỏng vừa ăn.
- Tôm sú hấp, thái nhỏ rồi xào săn trên bếp hoặc giã nhỏ xào săn sẽ được món ruốc tôm.
Bước 5: Hoàn thiện món bún
- Xếp bún lên bát rồi lần lượt xếp các nguyên liệu như giò lụa, trứng, thịt gà, bấm hương, ruốc tôm, củ cải khô, lên trên mặt bún. Lưu ý xếp gọn gàng để món bún trong đẹp mắt.
- Cuối cùng rắc hành lá thái nhỏ và phần đầu hành lá chẻ nhỏ lên.
- Chan nước dùng nóng hổi, thêm chút mắm tôm để dậy mùi và món ăn đậm đà hơn.
2. MIẾN GÀ
Nguyên liệu:
- Gà ta (đã luộc hoặc chưa luộc)
- Miến dong: 200g
- Mộc nhĩ, nấm hương: 4-5 cái
- Măng tươi: 200g
- Hành khô: 2 củ
- Hành hoa, rau dăm: 1 ít
- Rau thơm ăn kèm: 1 ít
- Gia vị: bột canh, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm bằng nước lạnh (cách này sẽ giúp mộc nhĩ giòn khi ăn). Rửa sạch rồi thái mỏng. Để lại vài cái nấm hương nguyên cái thả vào nồi nước dùng.
Gà ta còn thừa sau Tết nếu chưa luộc thì sau khi rã đông, cho vào nồi, thêm 1 thìa bột canh rồi luộc chừng khoảng 15-20 phút hoặc khi thấy gà sôi hạ bớt lửa, dùng đũa cắm vào mình gà, nếu không thấy nước đỏ là gà chín.
Tắt bếp để gà khoảng 10 phút rồi vớt gà ra để ráo. Sau đó chặt miếng vừa ăn. Nếu là gà đã luộc rồi thì đem xé miếng nhỏ.
Phần nước dùng bạn thả vài cái nấm hương ngâm nở đã được rửa sạch. Măng tươi rửa sạch, thái mỏng rồi cho vào nồi luộc khoảng 2-3 phút. Vớt ra rửa lại lần nữa rồi để ráo. Ở một chảo khác bạn phi thơm hành băm với 2 thìa dầu ăn cho mộc nhĩ, nấm hương vào xào tiếp đó cho măng tươi vào xào cùng. Nêm 1 thìa bột nêm.
Sau đó cho vào nồi nước dùng gà và đun nhỏ trên bếp. Nêm nếm sao cho nồi nước dùng vừa miệng là được.
Miến dong rửa sạch ngâm nước khoảng 10 phút cho mềm. Cắt khoảng 2-3 khúc sau đó thả vào nồi nước dùng cho miến chín rồi vớt miến cho vào bát tô. Xếp thịt gà, măng, hành răm thái nhỏ vào bát canh miến.
Từ từ chan nước dùng vào bát miến và dùng nóng.
3. CHẢ GÀ NƯỚNG QUE
Nguyên liệu:
- 450g thịt gà
- 30ml dầu mè thêm dầu để phết lên bếp nướng; 15ml tương miso (bán ở cửa hàng Nhật); 10 lá tía tô; 4 nhánh hành lá; muối; 230ml sốt yakitori tare - nếu có - (có bán ở các cửa hàng Nhật)
- 16 que xiên tre
Cách làm:
- Ngâm xiên tre trong nước 30 phút.
- Cuộn lá tía tô lại rồi thái thành sợi nhỏ. Hành lá thái nhỏ.
- Đun nóng chảo không dính trên lửa vừa. Khi chảo nóng, thêm 1 nửa chỗ gà vào đảo cho thịt gà tơi ra. Dùng muôi gỗ để đảo, đun cho đến khi thịt gà chín rồi cho ra bát để nguội.
- Đổ phần thịt gà sống vào thịt gà chín, rồi trộn đều.
- Thêm dầu mè và tương miso, trộn đều.
- Thêm hành lá và lá tía tô, đảo đều.
- Dùng tay nhào 30 lần theo chiều kim đồng hồ sau đó lại nhào ngược lại 30 lần. Thịt sẽ nhuyễn và có độ dính. Phần này rất quan trọng khi nắm nó vào các que xiên.
- Phết dầu ăn lên trên chảo nướng. Xoa ít dầu mè lên tay sau đó múc thịt vào tay, nắm thịt lại thành nắm dài (nắm thịt dài khoảng 7cm) sau đó xiên que tre vào, đặt lên chảo nướng.
- Rắc ít muối lên trên xiên chả gà. Đặt lá nhôm quanh xiên thịt để không bị cháy. Bật lò nướng ở nhiệt độ cao, đợi lò nóng rồi cho khay thịt vào nướng khoảng 6 phút. Sau đó, lật xiên thịt gà, nướng thêm 4 phút. Khi cả hai bên mặt thịt gà đều chín, dùng cọ phết sốt yakitori (nếu có) vào rồi nướng thêm 30 giây là được.
4. GỎI GÀ XÉ PHAY (rán gà)
Chuẩn bị:
- 5 chiếc đùi gà
- 1 quả dưa leo, 2 của hành tây, 1 mớ rau mùi ta, 5-10 lá chanh, 1 nhánh gừng, 1 củ cà rốt, 1 quả chanh
- Gia vị pha mắm chua ngọt; 3 thìa nhỏ nước mắm, 2 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ mì chính, 5 thìa nước cốt chanh và 1/2 bát nhỏ nước ấm.
Cách làm:
Các loại rau củ; cà rốt, dưa leo, hành, mùi bào hoặc thái sợi mỏng. Lá chanh, gừng, ớt thái hạt lựu nhỏ.
Tiếp theo, pha nước chấm chua ngọt; các gia vị đã chuẩn bị ở trên; nước mắm, đường... trộn vào 1 bát phù hợp rồi khuấy cho tan đều các gia vị. Tiếp theo, cho ớt, lá chanh và gừng vào. Vậy là bạn đã có bát nước chấm chua cay mặn ngọt. Cho 1/2 bát nước chấm vào để bóp các loại rau củ đã bào sợi (1/2 nước chua ngọt còn lại dùng bóp gà xé).
Đùi gà cho vào chảo có dầu nóng và chiên (hoặc nướng) đến khi đùi gà vàng giòn đều là được. Nếu là đùi gà sống thì chiên lâu hơn.
Đùi gà bớt nóng bắt đầu xé thành những miếng vừa phải.
Tiếp theo trộn đùi gà xé cùng với nước chua ngọt còn lại, trộn gà xé cùng lá chanh thái sợi ăn rất hợp vị.
Trình bày món nộm
5. BÁNH BAO NHÂN THỊT GÀ
Nguyên liệu:
- Vỏ bánh: 350gr bột mì; 175-190ml sữa tươi hâm ấm; 15ml dầu ăn; 25gr đường; 5gr men; 1 chút muối
- Phần nhân bánh: 1 ức gà luộc xé nhỏ khoảng 250gr; 1/2 chén bắp cải thái nhỏ; 3 nấm mèo thái nhỏ; 1/2 củ hành tây thái nhỏ; 1 củ hành tím thái mỏng; 1 muỗng cà phê dầu hào; 1/3 muỗng cà phê tiêu; 1 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột nêm; 1 nhánh hành lá thái nhỏ
Cách làm:
Bắp cải hành lá, nấm mèo rửa sạch thái nhỏ.
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng cho hành tím, hành tây, hành lá vào xào thơm. Sau đó cho thịt gà, bắp cải và các gia vị vào đảo đều xào 5-7 phút. Cuối cùng cho nấm mèo vào trộn chung là tắt bếp.
Bột mì, đường, men cho vào âu trộn đều. Sau đó cho từ từ sữa tươi vào, mang bao tay nhồi 5 - 7 phút. Cuối cùng cho dầu vào tiếp tục nhồi trộn bột cho tất cả quyện thành một khối không dính tay. Ủ bột 50 phút cho bột nở gấp đôi.
Qua thời gian ủ, bột đã nở. Lấy bột ra nhồi sơ lại. Chia bột thành những phần nhỏ (60-80 gr/phần). Cán từng miếng bột hơi mỏng, rồi cho nhân thịt gà xào vào, túm mép vỏ bột bánh lại. Cho bánh lên miếng giấy xếp sẵn lên xửng.
Nấu 1 nồi nước cùng 1 miếng chanh hay 1 muỗng canh dấm (Miếng chanh/hay dấm này có tác dụng giúp bánh bao hấp trắng hơn). Khi nước sôi thì cho xửng bánh vào hấp 10-12 phút là bánh chín. Tắt bếp, lấy bánh ra.
Lưu ý: Bánh bao nhân thịt gà ăn không hết bạn có thể bọc kín bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần hâm hay hấp sơ lại là ngon.
6. NỘM GÀ XÉ PHAY
Nguyên liệu:
- 200gr thịt ức gà
- 1 củ hành tây
- 1/3 bắp cải trắng thái nhỏ
- 1/2 củ cà rốt bào sợi
- 1 chén rau răm, bạc hà thái rối
- 1 muỗng canh hành phi
- 1 muỗng canh lạc rang
- Nước mắm trộn: 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh chanh, 2 muỗng canh nước mắm, ớt thái khoanh, trộn chung trong 1 cái chén.
Cách làm:
Gà rửa sạch, luộc chín với chút muối. Sau đó xé nhỏ.
Hành tây thái mỏng, cà rốt bào ướp với 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh nước cốt chanh. Để trong ngăn mát tủ lạnh 20 phút.
Gà cho vào âu. Vớt hành tây cho vào trộn trước. Sau đó cho bắp cải, chén nước mắm, ớt vào trộn chung. Cuối cùng cho rau răm và hành phi vào trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn là hoàn tất.
Gỏi gà xé phay cho ra đĩa, trang trí rau mùi và rắc tiêu, hành phi là hoàn tất.
7. GÀ XÉ CAY
Nguyên liệu:
- 500gr thịt ức gà
- 1 nhánh sả đập dập; 2 miếng gừng; 1 củ hành tím thái lát; 2 lá chanh; 2 tép tỏi
- 1 muỗng canh nước mắm; 1/3 muỗng cà phê tiêu; 1 muỗng cà phê bột nêm; 1 muỗng cà phê đường.
- Gia vị: 1 muỗng canh sốt cà chua; 1 muỗng canh dầu hào; 1/3 muỗng cà phê bột nghệ; 4 trái ớt khô; 1 muỗng cà phê dầu ớt (bạn có thể dùng bột ớt).
Cách làm:
- Thịt gà rửa sạch, để nguyên miếng cho vào âu cùng với sả, lá chanh, gừng, nước mắm, tiêu, bột nêm, đường, tỏi, hành và lá chanh trộn đều.
- Hấp 25 phút cho thịt chín. Thịt chín lấy ra, chờ hơi nguội thì xé miếng hơi to dọc thớ.
- Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng cho thịt gà xé vào chiên hơi vàng.
- Chiên khoảng 5 phút là vớt ra để thật ráo dầu. Cách này gà xé của bạn ăn không bị quá mềm.
- Thịt gà, các gia vị trộn chung trong 1 cái chảo, bắc lên bếp sên cho thịt khô ráo là hoàn tất.
- Chờ gà xé cay nguội hoàn toàn mới cho vào hũ đậy nắp kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
8. CHÁO KÊ THỊT GÀ
Nguyên liệu (cho 4 người ăn):
- con gà; 2 phần kê, 1 phần gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp.
- Hành lá, gia vị...
Cách làm:
- Gà rửa sạch, cho vào nồi luộc chín.
- Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch, để ráo. Kê nhặt sạch sạn và vo sạch.
- Gà chín vớt ra để nguội. Nấu gạo tẻ, gạo nếp và kê với nước dùng gà vừa luộc.
- Thi thoảng đảo đều gạo và kê vì nếu không đảo thường xuyên kê dễ bén đáy nồi, làm cháo bị khê.
- Thịt gà nguội xé nhỏ, thái nhỏ hành vừa ăn.
Cháo chín, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, múc ra bát, thêm thịt gà và hành lá thái nhỏ rắc lên trên. Món cháo gà bổ dưỡng này sẽ khiến cả nhà thích thú.
9. PHỞ GÀ
Nguyên liệu:
- Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở
Cách làm:
- Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.
- Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.
- Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.
- Nấu nước dùng: Xương đuôi heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong.
- Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.
- Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.
- Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích!
Khám phá 8 quán ăn đêm quận Đống Đa ngon quên lối về Đi chơi đêm sau 0h mà thấy đói, mỏi mắt không thấy quán ăn? Khám phá top 8 quán ăn đêm ngon, nổi tiếng ở quận Đống Đa với bánh cuốn, phở gà, ốc,... Quận Đống Đa Hà Nội, một địa điểm du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những quán ăn ngon...