Cuối tuần có mâm cơm ngon đẹp thế này thì chẳng ai còn muốn ra ngoài ăn nữa!
Với 5 món vừa lạ vừa quen dưới đây, mâm cơm cuối tuần của gia đình bạn không chỉ ngon mà còn đầy màu sắc nữa!
Mâm cơm hôm nay gồm có các món:
- Dưa chưa
- Tráng miệng: Táo
Cách làm:
1. Cá lóc kho tiêu
Cá lóc làm sạch, ngâm trong nước muối và giấm để khử mùi tanh. 15′ sau đem cá đi rửa sạch lại và để ráo. Ướp cá với ít hành tím, tiêu, nước mắm, đường, bột ngọt và ớt đập dập. Để 30′ cho cá ngấm đều gia vị.
Cho đường vào chảo, bật bếp đun đến khi đường chuyển màu caramel thì cho dầu ăn và hành tím vào. Hạ lửa nhỏ, gắp từng khứa cá vào áp chảo để bề mặt cá bám đều phần caramel. Sau đó cho phần nước ướp cá còn lại vào nồi kho lửa thật nhỏ đến nước cạn. Lưu ý trở mặt cá để cá ngấm đều gia vị. Cuối cùng tắt bếp, rắc ít hành ngò và tiêu xay lên trên là ta có món cá thơm ngon.
2. Cải xanh luộc
Video đang HOT
Cải xanh rửa sạch và cắt vừa ăn. Bắc nồi nước sôi, nêm một ít muối, khi nước sôi cho cải vào luộc trên lửa lớn. Nước sôi lại lần nữa là ta vớt cải ra thau nước lạnh để giữ màu xanh cho cải là hoàn tất.
3. Dưa chua
Đu đủ xanh, su hào, củ sen và cà rốt gọt vỏ cắt lát mỏng. Riêng phần củ sen ta ngâm trong nước có ít nước cốt chanh để củ sen không đen sau đó bắc nồi nước sôi trụng sơ sen thật nhanh trên lửa lớn rồi vớt ra thau nước lạnh, để ráo. Củ sen cùng các nguyên liệu chuẩn bị trên trộn với muối hạt.
Nấu nước giấm với đường tỉ lệ 2 giấm : 1 nước : 1 đường, nêm thêm ít muối, đun sôi thật kĩ vớt bọt và để nguội.
Tỏi ớt cắt lát mỏng.
Sau khi rau củ ngấm mềm, bạn vớt ra xả nước cho hết mặn và vắt thật ráo. Xếp rau củ vào lọ thủy tinh sạch, cho phần tỏi ớt và và cho tiếp giấm đã chuẩn bị vào ngập mặt rau củ. Dùng chiếc dĩa nhỏ chặn rau củ ngập nước để tránh bị nấm mốc. Sau 1 ngày, chắt hết nước giấm ra nồi, đun sôi lại, vớt bọt và để nguội rồi cho lại vào keo. Với cách này ta giữ dưa ăn được thời gian lâu hơn.
4. Trứng mực xào hành
Trứng mực rửa sạch. Bắc nồi nước sôi cùng vài lát gừng và giấm để trụng sơ nhằm khử mùi tanh của trứng mực. Hành tây cắt múi cau, hành lá cắt khúc, cà rốt cắt sợi.
Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, cho phần trứng mực vào xào nhanh trên lửa lớn, nêm ít hạt nêm và tiêu sau đó cho cà rốt vào đảo sơ và cuối cùng là thêm phần hành vào. Khi hành vừa chín tới bạn tắt bếp, trút ngay ra đĩa và rắc ít tiêu lên bề mặt là hoàn thành món ăn thơm ngon.
5. Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua mua về cắt khúc, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo. Thịt nạc xay nhuyễn, nấm mèo ngâm mềm cắt nhỏ, bún tàu cắt khúc.
Trộn thịt với nấm mèo, bún tàu, hạt nêm, hành tím băm nhuyễn, tiêu xay, bột ngọt và 1 muỗng canh nước mắm ngon. Nhồi thịt đã trộn vào khổ qua rồi cho khổ qua vào nồi nước đang sôi hầm mềm thì nêm hạt nêm lại cho vừa ăn rồi cho hành ngò cắt nhỏ vào là xong.
6. Tráng miệng: Táo
Theo Nhịp Sống Việt
Những món đặc trưng của Tết cổ truyền miền Nam
Bánh tét, thịt kho nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt... là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.
Bánh tét: Nếu ngày Tết miền Bắc có bánh chưng trên mâm cỗ thì ở miền Nam không thể thiếu món bánh tét. Thông thường, người ta hay gói bánh tét trước tết khoảng 2 tuần để chuẩn bị cho mâm cơm cúng cuối năm. Bánh tét được bằng lá chuối kèm dây lạc quấn xung quanh. Bên trong lớp vỏ bánh tét làm từ gạo nếp là phần nhân từ đậu xanh, thịt heo, đậu đen... tùy thuộc vào mỗi loại bánh. Ảnh: Mp.trangpham, Maiphamily.
Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét nhân chay hoặc nhân mặn, bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc... Sau khi luộc chín, người ta đem bánh ra cắt thành từng lát để thưởng thức cùng củ kiệu chua hoặc dưa món để tăng thêm hương vị. Ảnh: Anh_kiet83, supportcongdulich, nicookingneating.
Thịt kho nước dừa: Một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền nam đó là thịt kho nước dừa. Để có món thịt kho ngon, bạn nên kho thịt ba chỉ cùng trứng vịt luộc cho đến khi nước dùng sánh lại và các nguyên liệu trên đều chuyển sang màu vàng nâu. Người ta thường thưởng thức thịt kho cùng cơm trắng với một dưa món để tăng thêm hương vị đậm đà. Ảnh: Rasianbran, thesmokinelk, miso.en.place, _michellevi.
Canh khổ qua: Đối với người miền nam, canh khổ dồn thịt qua mang ý nghĩa cầu mong khó khăn đi qua để đón điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Món ăn này tuy có vị hơi đắng một chút nhưng lại có công dụng tốt cho sức khoẻ, nhất là trong dịp Tết. Ảnh: Viethomecooking.
Món canh này được chế biến từ những trái khổ qua được làm sạch ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn cùng nấm mộc nhĩ, bún tàu và nêm nếm gia vị rồi đem nấu chín. Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam. Ảnh: Rasianbran.
Củ kiệu tôm khô là món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa ăn của người miền Nam vào dịp Tết. Bởi vị chua của củ kiệu giúp cho các món ăn chính đỡ ngán hơn. Ảnh: Ghedaumauxanh, ntvvirus, mcvietthao,tantainguyen.love.
Mứt dừa: Mứt dừa được xem là món mứt Tết quen thuộc của người dân miền Tây và miền Nam. Để có món mứt dừa ngon, người làm nên chọn quả dừa không quá non hoặc già để việc nạo dừa được dễ dàng và đảm bảo sợi mứt mềm, không bị dai hoặc khô. Những loại mức dừ với màu sắc khác nhau như trắng, hồng, vàng... góp phần tô điểm mâm cỗ ngày Tết thêm sinh động. Ảnh: Arumarum.handmade, tasteshare.vn.
Theo Zing
Cách làm canh khổ qua nhồi thịt đậm chất Nam bộ Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đặc biệt là những dịp lễ tết với ý nghĩa sâu sắc là cầu mong những đau khổ, khó nhọc sẽ qua đi. Không những thế đây còn là món canh rất thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả...