Cuối tháng nhà hết tiền, chồng có 10 triệu tiết kiệm vẫn không chịu chi còn nói với vợ đang bầu một câu làm chị em nổi giận
Nhiều chị em tức giận về cách cư xử của người chồng quá ki bo và keo kiệt.
Ngoài tình yêu, sự chia sẻ thì cuộc sống vợ chồng cũng không thể thiếu được tiền bạc. Bởi nói gì thì nói, khi có đủ tiền thì những tranh cãi cũng ít hơn. Nếu như không có tiền lại xảy ra những xích mích không đáng có, chưa kể gây nên xung đột và thậm chí là ly hôn.
Mới đây, một người vợ trẻ than thở chuyện cuối tháng hết tiền mà nhiều người cũng nghĩ cám cảnh. “Nghĩ cảnh bầu bì không có tiền mà chán. Cuối tháng cả 2 vợ chồng đều hết tiền. Trưa nhà hết đồ ăn, em đói quá bảo chồng trích 100.000 đồng trong tủ ra mua đồ về 2 vợ chồng ăn (anh ấy có tiết kiệm riêng 10 triệu). Em bảo mấy hôm nữa lấy lương bù vào. Nhưng chồng nhất định không chịu, bảo anh hết đói rồi, e đói thì xuống nấu tạm mỳ tôm ăn, chứ tiền anh không thích phá ra. Mà thật sự xưa nay kể cả thời sinh viên em cũng không bao giờ ăn nổi 1 bát mỳ, mà đag bầu bì ăn mỳ tôm thì có chất gì chứ”.
Người vợ trẻ cho hay, trong túi còn hơn 100.000 đồng nhưng còn phải mua đồ ăn cho đứa con đầu mỗi sáng. Còn chồng không chịu chi tiền thà để cô ăn mỳ. “Thật sự 1 bữa ăn chả là gì nhưng em thấy tủi thân quá. Mình đang bụng mang dạ chửa con của chồng chứ chẳng phải con ai, tiền dành lại cũng chỉ để con có đồng ăn sáng, ngay sáng nay chồng hết tiền túi cũg lấy 50.000 đồng của em đi mua đồ ăn sáng. Em có thì em đưa thôi. Nhưng không nghĩ đến lúc mình đói lão kệ mình thế. Thật sự chán các chị ạ”, cô gái nói.
Câu chuyện của cô gái kể khiến nhiều ngườ i đồng cảm, chia sẻ nhưng lại nhận thấy người chồng quá ki bo và keo kiệt. Giả sử không có tiền thì không nói nhưng khoản tiết kiệm cũng nên dùng khi túng quẫn không còn đồng nào. Chưa kể vợ mang bầu mà bảo đi ăn mỳ quả thật làm cho chị em cảm thấy không đồng tình. Bởi, trong quá trình mang thai rất cần dinh dưỡng và phải ăn đủ chất nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.
“Chồng ki bo thế, tiết kiệm một núi tiền mà vợ và con đói thì có gì vui chứ. Bạn phải nói chuyện cho chồng hiểu về quan điểm chi tiêu, không thể vậy được”, một người nói.
Video đang HOT
“Thế bảo với chồng ăn mỳ 1 tháng xem có chịu được không, cứ cho ăn tầm 1 tuần là đủ biết thế nào rồi. Chồng mà kiểu đó sau này cũng đến khổ thôi”, một người bình luận.
Theo emdep.vn
Thông gia giàu có lần đầu đến chơi, nhìn xuống gầm bàn tôi đỏ mắt thương con gái
Nghĩ bụng có lẽ bà ấy ngại nên tôi chủ động gắp thức ăn vào bát ông bà thông gia rồi tiếp tục bữa ăn mà chẳng thể ngờ cảnh tượng mình phải chứng kiến sau đó.
Chúng tôi sống ở một vùng quê thanh bình, nơi người với người sống với nhau bằng cái tình, không bon chen vật chất. Ở nơi chúng tôi ở, người ta không kèn cựa nhau, sân si vì chút tiền. Chúng tôi cùng nhau lao động, cùng nhau chia sẻ những trái ngọt khi mùa về.
Bình An, con gái tôi đã lớn lên gắn với đồng ruộng như vậy. Con bé là một đứa con rất ngoan và có hiếu. Từ nhỏ An đã rất biết nghe lời và thích thú với việc học. Tôi và chồng cũng không tạo áp lực gì nhiều cho con bé. Ngay từ khi sinh con ra, chúng tôi đã gửi gắm tất cả mong muốn của mình vào tên con, chỉ mong con một đời sống bình an, hạnh phúc.
Nhận tin con đỗ đại học, chúng tôi khăn gói đưa con lên thành phố tìm nhà trọ. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đó, khi chồng tôi đỏ hoe mắt lúc chào con để lên xe ra về. Thương con gái một thân một mình nơi thành phố, chúng tôi chỉ biết ở xa động viên tinh thần cho con.
Ngay từ khi sinh con ra, chúng tôi đã gửi gắm tất cả mong muốn của mình vào tên con, chỉ mong con một đời sống bình an, hạnh phúc. Ảnh minh hoạ.
Thế rồi 4 năm đại học cũng trôi qua, nhờ sự phấn đấu nỗ lực, con gái tôi đã ra trường với tấm bằng loại Giỏi và tìm được một công việc có mức lương tương đối. Cuộc sống của vợ chồng tôi ở quê cũng có nhiều đổi thay hơn. An cũng ngỏ ý muốn vợ chồng tôi lên thành phố sống cùng con bé nhưng đã nửa đời người tôi và chồng gắn bó với mảnh đất này rồi, sao có thể nói đi là đi được.
Rồi cũng đến ngày con gái tôi lấy chồng. Thắng - người thương của con bé là một người đàn ông tốt. Thế nhưng cuộc đời lại thật trớ trêu khi con gái tôi không được nhà bạn trai ủng hộ. Họ nói 2 bên gia đình không môn đăng hộ đối nên không muốn cho 2 đứa lấy nhau.
Tôi chẳng dám khuyên con bỏ đi hay tiếp tục vì quyết định cuối cùng như nào, chỉ có con là người hiểu rõ nhất điều gì tốt cho mình. Trong thời gian đó, Thắng nhiều lần về quê gặp chúng tôi để mong nhận được sự ủng hộ. Tôi đâu có chê bai gì, chỉ là sợ hai đứa cố đến với nhau thì sẽ khổ mà thôi.
Cuối cùng, chúng vẫn lấy nhau sau khi Thắng một mực đòi lấy con gái tôi và nói lý do rằng An đã mang thai cháu đích tôn của gia đình họ. Nhà chỉ có một cậu ấm nên sau rất nhiều ngăn cản, bố mẹ cậu cũng phải đồng ý cho đám cưới này diễn ra.
Ngày ăn hỏi được làm sát ngay ngày cưới theo yêu cầu của nhà trai để tiện đi lại. Xuất hiện trong ngày hôm đó cũng không hề có ông bà thông gia mà thay vào đó là những người bác đứng ra đại diện. Họ lấy lý do rằng phong tục nơi họ như vậy nhưng tôi hiểu, tất cả là vì họ vẫn không chấp nhận con gái tôi.
Nuốt nước mắt vào trong để mong con được hạnh phúc. Tôi vẫn thường động viên con cố lên vì dù sao quan trọng nhất vẫn là người đàn ông nắm tay mình cả cuộc đời. Thằng Thắng nó thương con bé thật lòng. Tôi tin con bé sẽ không phải chịu nhiều oan ức.
Sau đám cưới tôi cũng mới biết chuyện con rể bịa ra chuyện có thai để gây áp lực với bố mẹ nhằm được cưới. Cũng may con gái tôi sau cưới có bầu luôn nên chuyện cũng không bị xé ra to. Những ngày tháng mang thai, nhiều lần gọi điện cho con tôi thấy giọng con bé có gì đó không ổn. Chẳng biết là chuyện gì xảy ra, tôi chỉ biết động viên con cố gắng, sinh ra là phụ nữ đã khổ. Đâu có ai sống cuộc đời mà không phải hy sinh.
Cho đến ngày con gái đẻ rồi về quê ngoại ở cữ, tôi mới hiểu những tủi hổ mà con phải chịu ở nhà chồng xót xa đến nhường nào. Đó là lần đầu tiên ông bà thông gia về quê thăm nhà chúng tôi. Biết mình không được điều kiện như trên đó nên tôi cũng cố gắng sửa qua nhà cửa, sắm vài vật dụng mới từ chiếc khăn bàn ăn cho tới dép trong nhà để phù hợp hơn với cuộc sống chốn phồn hoa.
Trưa hôm đó, hai vợ chồng tôi làm mấy món đặc sản quê hương để thết đãi ông bà thông gia. Thế nhưng trong bữa cơm tôi thấy bà thông gia không hề động đũa. Nghĩ bụng có lẽ bà ấy ngại nên tôi chủ động gắp thức ăn vào bát ông bà thông gia rồi tiếp tục bữa ăn mà chẳng thể ngờ cảnh tượng mình phải chứng kiến sau đó.
Chẳng biết là chuyện gì xảy ra, tôi chỉ biết động viên con cố gắng, sinh ra là phụ nữ đã khổ. Ảnh minh hoạ.
Đến gần cuối bữa thì con chó nhà tôi chẳng hiểu sao tuột xích lại chạy vào gầm bàn ăn nằm. Tôi cúi xuống để đuổi nó ra, sợ làm ông bà thông gia sợ thì cay mắt khi nhìn thấy dưới gầm bàn là một đống thức ăn còn mới nguyên tôi gắp cho bà thông gia. Mẹ chồng của con bé đã vứt tất cả xuống gầm bàn mà tôi chẳng hề hay biết.
Giờ thì tôi đã hiểu những lúc con ngập ngừng như muốn tâm sự chuyện gì đó nhưng rồi lại thôi khi nghe tôi nói mấy câu động viên phải cố gắng, hy sinh là chuyện nên làm. Hoá ra nhận con gái tôi về làm dâu nhưng bà thông gia vẫn chưa khi nào chấp nhận con bé. Rồi cuộc sống của con gái tôi sẽ ra sao đây? Con bé còn cả một chặng đường dài trước mắt. Liệu có phải tất cả là vì tôi đã dạy con phải nín nhịn, phải hy sinh?
Theo Eva
"Số nhọ" cũng đến thế này thôi: Quần đùi đi đổ rác gặp ngay vợ cũ diện đầm đỏ ôm eo người đàn ông lạ lướt qua, anh chồng định trốn mà không kịp Cái giá cho sự phản bội nhiều khi nó không quá cay đắng quá mà chỉ có cảm giác nghẹn họng thế này thôi... Đàn ông tự giãi bày câu chuyện của chính mình xem ra là trường hợp hiếm. Nhưng chuyện hối hận vì bỏ vợ tào khang, chạy theo cô nhân tình cháy bỏng của anh chàng này đã có một...