Cuối tháng, giá vàng trong nước tăng ‘khủng’ theo thế giới
Trong phiên giao dịch ngày 31/5, thị trường vàng trong nước diễn biến tích cực. Tương tự, thị trường vàng thế giới sôi động trở lại, hướng đến chinh phục ngưỡng tâm lý 1.300 USD.
Lúc 14g30 ngày 31/5, giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao ngay ở ngưỡng 1.294,8-1.295,8 USD/ounce, tăng 6,5 USD/ounce so với phiên liền trước.
Giá vàng trong nước hôm nay tăng mạnh, hấp dẫn nhu cầu mua vào của nhà đầu tư và người dân. Tại các chi nhánh của Bảo Tín Minh Châu, lượng khách đến giao dịch tương đối đông. Theo ghi nhận của chúng tôi, sáng nay lượng khách mua vào cao hơn lượng khách bán ra (70% khách mua vào và 30% khách bán ra).
Giá vàng rồng Thăng Long 999,9 của doanh nghiệp này cùng thời điểm trên tăng lên 36,26 triệu đồng/lượng theo chiều mua vào và 36,71 triệu đồng/lượng theo chiều bán ra, cao hơn giá hôm trước 130.000 đồng/lượng.
Căng thẳng địa chính trị gia tăng khiến nhu cầu mua vàng ngày càng tăng.
Giá vàng SJC cũng tăng “sốc” 150.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và 110.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với chốt phiên liền trước, được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 36,33-36,5 triệu đồng/lượng ở TP.HCM và 36,33-36,52 triệu đồng/lượng ở Hà Nội, Đà Nẵng.
Tập đoàn Doji Hà Nội niêm yết giá vàng nữ trang 99,99 tại ngưỡng 36,01-36,71 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Ở TP.HCM dao động tại ngưỡng 35,97-36,67 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). So với phiên giao dịch chiều hôm qua, mỗi lượng vàng tăng 160.000 đồng.
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng cuối tháng tăng vọt là do căng thẳng địa chính trị xuất hiện dồn dập, không chỉ có cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới mà mâu thuẫn Mỹ-Mexico cũng đang bùng nổ, làm dấy lên lo ngại về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, qua đó giảm sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro.
Vì cho rằng Trung Quốc đã thay đổi các cam kết trong thỏa thuận đã được hai bên thống nhất trước đó, Tổng thống Donald Trump đầu tháng này đã tuyên bố nâng thuế từ 10% lên 25% với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Bắc Kinh. Quốc gia tỷ dân cũng đã tung đòn trả đũa bằng việc tăng thuế với phần lớn trong nhóm 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ đã chịu thuế từ năm ngoái. Sau đó, nền kinh tế số một thế giới thực hiện các biện pháp ngăn chặn nhắm vào “gã khổng lồ” công nghệ Huawei – tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc và đe dọa tiếp tục đánh thuế 25% với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của nước này.
Trong một diễn biến mới, Tổng thống Trump khẳng định Mỹ đã đi đúng hướng trong đàm phán thương mại với Trung Quốc. Theo ông, Bắc Kinh đang rất muốn đạt được một thỏa thuận với Washington. Phát biểu của ông chủ Nhà Trắng đưa ra sau khi câu chuyện về đất hiếm được bàn tán sôi nổi. Bắc Kinh một lần nữa khẳng định quan điểm không chịu nhượng bộ bằng cách dọa sử dụng đất hiếm làm “vũ khí” tấn công lại Washington, bỏ ngỏ khả năng hạn chế bán đất hiếm.
Trung Quốc đang thống trị thị trường cung cấp đất hiếm toàn cầu, sản xuất tới hơn 95% lượng đất hiếm trên thế giới, trong khi đó 80% lượng đất hiếm Mỹ nhập khẩu đều từ Trung Quốc. Đây là vật liệu dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm kỹ thuật như điện thoại thông minh, tivi, máy ảnh, xe điện, vũ khí…
Hiện thị trường đang nóng lòng chờ đợi diễn biến cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 28 và 29/6.
Giữa lúc cuộc chiến thương mại với Trung Quốc tăng nhiệt, Mỹ bất ngờ “ném trái đắng” thuế quan vào Mexico.
Ngày 30/5, Tổng thống Donald Trump thông báo trên Twitter rằng Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 5% với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Mexico từ ngày 10/6 và tăng dần theo thời gian, cho đến khi tình trạng nhập cư bất hợp pháp thông qua biên giới Mexico được giải quyết.
Trong một thông báo từ Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết mức thuế đối với hàng hóa Mexico sẽ tăng 5% mỗi tháng. Cụ thể: 10% vào ngày 1/7, 15% vào ngày 1/8, 20% vào ngày 1/9 và chạm mức 25% vào ngày 1/10.
“Sự hợp tác thụ động của Mexico đã dẫn đến việc xâm nhập tràn lan, hàng loạt vụ vượt biên trái phép quy mô lớn vào Mỹ, tạo nên mối đe dọa đặc biệt và cấp bách đối với an ninh và kinh tế Mỹ. Mexico có luật nhập cư rất nghiêm và có thể dễ dàng ngăn chặn dòng người di cư trái phép, bao gồm cả việc trả họ về nơi họ đã xuất phát”, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Tổng thống Trump nhiều lần cáo buộc Mexico không ngăn chặn được tình trạng nhập cư bất hợp pháp và muốn xây tường biên giới để ngăn chặn, nhưng không được Quốc hội cấp vốn. Để vượt qua trở ngại này, ông đã công bố tình trạng khẩn cấp.
Theo thegioitiepthi.vn
Giá vàng thế giới bật tăng, ngược chiều với hai thương hiệu vàng nội địa
Ghi nhận lúc 14g30 ngày 29/5, giá vàng thế giới tăng sốc 4,6 USD/ounce, lên ngưỡng 1.283,5-1.284,5 USD/ounce. Diễn biến tích cực này trái ngược với giá vàng SJC và giá vàng nữ trang 99,99 của thị trường trong nước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại mức 36,19-36,36 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) ở TP.HCM và 36,19-36,38 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) ở Hà Nội, Đà Nẵng. Như vậy, so với hôm qua, các mức giá này thấp hơn 40.000 đồng/lượng.
Tập đoàn Doji cũng hạ mỗi lượng vàng nữ trang 99,99 theo chiều mua và bán 20.000 đồng/lượng, xuống ngưỡng 35,91-36,61 triệu đồng/lượng ở Hà Nội, Đà Nẵng và 35,88-36,58 triệu đồng/lượng ở TP.HCM.
Thị trường vàng chứng kiến tăng, giảm đan xen trong ba phiên gần đây.
Ngược chiều với hai thương hiệu trên, giá vàng rồng Thăng Long 999,9 tăng 30.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên lúc 17g30 hôm qua, hiện dao động ở mức 36,17 triệu đồng/lượng theo chiều mua vào và 36,62 triệu đồng/lượng theo chiều bán ra.
Theo nhà phân tích Suki Cooper, Ngân hàng Standard Chartered, yếu tố tác động mạnh nhất đến thị trường hiện nay là xung đột thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ-Trung Quốc và đồng USD được giới đầu tư lựa chọn như một tài sản trú ẩn an toàn. Vị này cho biết, giá vàng khó vượt mốc 1.300 USD/ounce nếu không có biến cố lớn nào xảy ra.
Tại cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông vẫn chưa sẵn sàng đạt thỏa thuận với Trung Quốc. Phát biểu này đã dập tắt những hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu leo thang trở lại vào đầu tháng này. Washington cáo buộc Bắc Kinh thay đổi các cam kết, khiến quá trình đàm phán bị gián đoạn. Đây cũng chính là lý do Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Nền kinh tế hàng đầu châu Á sau đó cũng nâng thuế với phần lớn trong nhóm 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đã chịu thuế từ năm ngoái.
Đòn trả đũa của Trung Quốc khiến Mỹ hướng mục tiêu tấn công trực tiếp vào "gã khổng lồ" công nghệ Huawei. Nước này cấm các công ty nước này sử dụng thiết bị viễn thông bị coi là rủi ro với an ninh quốc gia, đồng thời đưa Huawei và 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ. Hai đòn liên hoàn đã khiến nhiều "ông lớn" ngành công nghệ quay lưng với Huawei, và tập đoàn hàng đầu Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị cô lập.
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng tiếp tục đe dọa đánh thuế 25% với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc. Biện pháp áp thuế này dự kiến sẽ được công bố vào đúng thời điểm diễn ra cuộc gặp của Tổng thống Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 28 - 29/6.
Theo thegioitiepthi.vn
Hai thương hiệu vàng nội địa giảm 50.000 - 60.000 đồng/lượng Ngày 15/5, thị trường vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt trong bối cảnh các nhà đầu tư chứng khoán và USD hào hứng trước những thông tin tích cực về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, vốn đang có nguy cơ đổ bể. Sau khi Mỹ và Trung Quốc liên tục công bố áp thuế mới lên lượng...