Cười thả ga cùng Sơn Tinh Thủy Tinh phiên bản Đột Kích
Một câu truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi người dân Việt, nhưng qua góc nhìn của cộng đồng Đột Kích thì câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh lại cực chất với phong cách một không hai.
Sau sự trở lại đầy ấn tượng của Shirunai Festival 13 vừa qua đã khiến cộng đồng Đột Kích trở nên sôi động và đầy hứng khởi. Nối tiếp thành công cũng như hướng đến ngày giỗ tổ Vua Hùng, Shirunai Okami tiếp tục cho ra mắt Shirunai Festival 14 lấy cảm hứng từ câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nhưng mang đậm chất Đột Kích.
Trong clip lần này, câu chuyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” được tái hiện một cách sinh động dưới con mắt hài hước của game thủ Đột Kích. Những tình huống troll, icon hóm hỉnh hay điệu nhảy Harlem Shake được lồng ghép tài tình khiến người xem không thể nhịn cười khi xem.
Ngay sau khi clip được đăng tải đã nhận được hàng trăm lượt like từ cộng đồng Đột Kích, điều đó cho thấy cộng đồng Đột Kích luôn quan tâm và hào hứng với series clip chế này. Món ăn tinh thần Shirunai Festival hứa hẹn sẽ tiếp tục mang lại những tiếng cười sảng khoái cho người xem.
Có thể nói, mặc dù đứng trước sự cạnh tranh của hàng loạt game bắn súng khác, nhưng đời sống tinh thần của Đột Kích vẫn rất phong phú, đa dạng và ngày càng phát triển. Điều đó thể hiện qua từng clip Shirunai Festival luôn phản ánh đến đời sống của cộng đồng game thủ dưới nhiều góc nhìn sáng tạo và độc đáo.
Theo VNE
Bỏ phố lên rừng nuôi gà ngàn đô
Gà chín cựa tưởng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Ít ai ngờ, nó là giống có thật ngoài đời. Càng bất ngờ hơn, một chàng trai 29 tuổi, lặn lội từ TP.HCM ra cội nguồn giống gà này ở tận nơi đất tổ, rước về phương Nam và đã nhân giống thành công.
Video đang HOT
Đổi rượu lấy gà quý
Từ cây số 67 (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những rừng cao su xanh mướt mút tầm mắt, cua quẹo qua hàng chục ngả rẽ, chúng tôi mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng, ấp 2, xã Bàu Cạn (Long Thành).
Nghĩ trong đầu sẽ gặp một "lão nông tri điền", thật bất ngờ khi đón chúng tôi lại là chàng thanh niên 29 tuổi, đi giày thể thao, quần jean áo pull sành điệu, sinh ra lớn lên từ bé ở TP.HCM. Cách đây bốn năm, đang là nhân viên tín dụng ngân hàng Sacombank, chi nhánh Chợ Lớn (quận 5) với mức lương 8 triệu đồng/tháng, Dũng bỏ ngang về Long Thành thuê 10ha đất làm trang trại. "Ai cũng nói tui khùng, nhưng tui mặc kệ. Tui quan niệm, làm tín dụng không "ăn" thì không giàu, mà "ăn" thì sợ hậu quả về sau. Chi bằng bỏ phố lên rừng, tự làm kiếm sống, chẳng phụ thuộc ai mà thoả chí đam mê của mình", Dũng tâm sự.
Gom góp được ít vốn để dành trong ba năm đi làm, cộng thêm vay mượn cha mẹ, bạn bè... Dũng đem 1 tỉ đồng "quăng" vào trang trại. Dũng cho đào ao nuôi cá lăng, nuôi công Ấn Độ, nuôi trĩ... bán để lấy ngắn nuôi dài. Nhưng niềm đam mê quyết tâm tìm cho ra giống gà chín cựa, đem về đất phương Nam nuôi dưỡng cứ luôn lởn vởn trong đầu. Dò hỏi, anh tìm được người bán cho cặp gà chín cựa với giá 20 triệu đồng. Về nuôi một thời gian, anh mới phát hiện đó chỉ là... gà lai.
Nghiêm Gia Dũng với một chú gà giống.
"Không vào hang sao bắt được cọp", Dũng lục tung sách vở, tài liệu, internet... và phát hiện ra giống gà chín cựa quý hiếm có nguồn gốc ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ).
Anh lập tức đi máy bay ra Hà Nội, thuê xe tìm đến tận bản Cỏi. Lân la hàng tháng trời tại đây nhưng chỉ tìm được giống có bảy, tám cựa. Duy nhất nhà ông trưởng bản có cặp gà chín cựa màu trắng, là giống cực kỳ quý hiếm, nhưng năn nỉ hàng tháng trời ông vẫn không chịu bán. Biết ông thích rượu, Dũng mua vé bay về lại TP.HCM, tuyển 300 lít rượu đế Gò Đen chính hiệu, đem ra biếu ông. Lúc này, thấy tấm chân tình của chàng trai đất phương Nam, ông trưởng bản tặng Dũng cặp gà giống và chỉ dẫn cặn kẽ cách chăm sóc.
"Mừng hết lớn, tui mua vé máy bay cho người và... gà bay vào TP.HCM ngay lập tức. Bởi tui sợ đi tàu xe lâu, gà mệt lăn ra chết thì bao công sức "thuyết khách" lâu nay của mình trở thành công cốc", Dũng lý giải cho sự "chơi sang".
Kiếm sống từ đất hoang
Thời điểm đó là đầu năm 2013. Về tới nơi, Dũng cho xây chuồng trại, mua máy ấp trứng... về cùng ăn ngủ với gà. Chuyện thức đến 3, 4 giờ sáng để canh trứng gà nở, với Dũng, giờ đã thành chuyện vặt. Trời không phụ lòng người, nửa năm qua, Dũng nhân giống thành công và đã xuất chuồng 30 - 40 cặp gà giống, giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm doanh thu từ gà Đông Tảo, cá lăng, đu đủ... giờ thu nhập ổn định của Dũng được 30 triệu đồng/tháng, hơn làm ngân hàng. "Thường tui cũng chỉ tạo ra được giống gà bảy, tám cựa. Duy nhất có một con trống chín cựa, giờ tui giữ như vật gia bảo, dù đã có người trả giá 1.000 USD, nhưng tui vẫn cương quyết không bán", Dũng khoe.
Một cặp gà giống có giá 3 triệu đồng (ảnh trái). Ảnh: Thanh Nhã
Gà chín cựa, từ khi nở ra đã có thể nhận thấy rõ ở khuỷu chân mỗi bên có ba cựa, về sau gà trưởng thành đặc biệt có một số con mọc thêm mỗi bên chân một cựa hoặc có chân mọc đến hai cựa. Gà chín cựa có thân hình mảnh dẻ, bình thường hay chạy lên đồi nứa, nương rẫy đào giun, bắt dế, thỉnh thoảng mới nhận được nắm ngô, nắm gạo của chủ nuôi. Được bốn đến năm tháng tuổi, gà trống nặng chừng tám - chín lạng, bắt đầu trổ mã, tập gáy. Gà mái nặng chừng bảy - tám lạng thì đã đòi nhảy ổ và có thể thịt được.
Khi trưởng thành, gà có thể nặng hơn 3kg. Gà chín cựa có mắt sáng quắc, không hoảng ngay cả khi bị giữ chặt. Mào đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Riêng cặp chân thì to, chắc và mọc đều ba cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu. Gà chín cựa rất khoẻ, đặc biệt là đôi chân của chúng rất linh hoạt, muốn bắt một con gà chín cựa cũng không phải chuyện dễ, nếu như không nhốt trong chuồng mà muốn bắt chỉ có cách quăng lưới hoặc dùng nỏ ngắm bắn.
Tạm thành công với giống gà chín cựa, bây giờ Dũng lại có thêm niềm đam mê với giống cây tỉ phú. Anh kể, nhờ bạn bè giới thiệu, anh qua tận Thái Lan mua giống về trồng. Từ 10ha đất hoang hoá thuê của người bác, Dũng nai lưng phát hoang, cho trồng hàng ngàn cây tỉ phú. "Tui tính rồi, sau năm năm nữa sẽ thu hoạch, mỗi cây tỉ phú cho trung bình một khối gỗ, bán giá 5 triệu đồng/m3. Lúc đó, chắc tui thành tỉ phú thiệt", Dũng cười tít mắt.
Giống gà nhiều cựa đang được nuôi tại trang trại của Dũng.
Kế hoạch của Dũng là đầu năm 2014 sẽ làm thêm du lịch sinh thái để giới thiệu món gà chín cựa cho nhiều người cùng biết. "Nếu ai có nhu cầu muốn tìm hiểu, nuôi dưỡng giống gà quý này, tui sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Tui chỉ muốn chứng minh một điều là giống gà chín cựa không chỉ có trong truyền thuyết thách cưới của vua Hùng, mà có thực ngoài đời và phương Bắc nuôi được thì phương Nam cũng nuôi được", Dũng hồ hởi.
Có lẽ, sẽ không lâu nữa, những gia đình có con gái ở Long Thành, sẽ rất tự hào khi lễ vật của đàng trai đem đến không phải là bạc vàng châu báu, mà là một cặp gà chín cựa, giống gà tưởng rằng chỉ có trong truyền thuyết.
Gà đủ chín cựa giá 5.000 USD
Từ xưa đến nay, số gà có đủ chín cựa chỉ đếm được trên đầu ngón tay và nhà nào sở hữu gà chín cựa, thì chẳng khác nào có được con gà bằng vàng ròng. Với gà đủ chín cựa, gia chủ có thể phát giá thoải mái, đại gia nào có thú sưu tầm của lạ, sẽ sẵn sàng mua với bất kể giá nào.
Họ đặt cả chục triệu đồng cốt để tìm được một con gà đủ chín cựa. Có lẽ, đến cả trăm triệu đồng cho một con gà người ta cũng sẵn sàng mua. Thực tế, đã có đại gia cây cảnh ở Việt Trì chi 100 triệu đồng (5.000 USD) để có được một chú gà đủ chín cựa từ tay một con buôn.
Theo Thanh Nhã - Thọ Mạnh (Sài Gòn tiếp thị)