Cười ra nước mắt chuyện nghề “ăn cơm nhà lo việc người”
Bị mắng chửi, đánh nhầm, dọa chém… chỉ là một phần vất vả, nhọc nhằn của những người làm công tác hòa giải cơ sở. Chuyện nghề những người “ăn cơm nhà lo chuyện người” còn ẩn chứa nhiều tình huống bi hài, cười ra nước mắt…
Mắng vốn, thả chó đuổi… cho đến dọa chém
Hơn 10 năm làm công tác hòa giải cơ sở, ông Phùng Văn Đạt (SN 1962) – Trưởng thôn Yên Khoái, xã Thụy An (Ba Vì, Hà Nội) bảo, cái nghề “ăn cơm nhà lo chuyện người” của ông nhiều kỷ niệm để đời.
Nhờ có những hòa giải viên như ông Phùng Văn Đạt mà thôn Yên Khoái (xã Tụy An, Ba Vì, Hà Nội) bình yên hơn. Ảnh: Phú Lãm
Theo quy định của Nhà nước, mỗi lần hòa giải thành công, lập biên bản xác nhận, tổ hòa giải được thanh toán cao nhất không quá 200.000 đồng. Chúng tôi thường nói vui, phải người xấu cứ xui các hộ cãi nhau rồi hòa giải thì chả chốc mà kiếm bộn tiền. Nhưng không bao giờ chúng tôi làm việc ấy, hòa giải viên chỉ mong sao các gia đình luôn yên ấm, hạnh phúc”. Ông Phùng Văn Đạt -
Trưởng thôn Yên Khoái
(xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội)
Thôn Yên Khoái có hơn 500 hộ, 80% làm nông nghiệp với nghề chính là chăn nuôi. Cuộc sống làng quê vốn yên bình, nhưng không ít mâu thuẫn nhỏ nhặt xung quanh các quan hệ gia đình, làng xóm. “Đa số các vụ hòa giải liên quan đến mâu thuẫn gia đình, vợ chồng nguy cơ ly hôn, làng xóm cãi vã vì chuyện nhỏ vặt. Trên 80% các vụ hòa giải thành công, số hòa giải không thành chiếm số ít” – ông nói.
Vị Trưởng thôn kiêm Tổ phó tổ hòa giải thôn Yên Khoái tâm sự, quá trình hòa giải các vụ việc, có những tình huống cười không nổi, khóc không xong. Một lần, nhận tin báo một cặp vợ chồng trong thôn cãi nhau to, tổ hòa giải gồm cán bộ các ban ngành, có cả bậc cao niên vừa bước vào nhà, người chồng kia đã mắng xối xả, quầy quậy xua đuổi…
Video đang HOT
Lần khác, tổ hòa giải cũng nhận những lời lẽ không hay chỉ vì lý do lãng xẹt, rằng người cần hòa giải “ghét cái mặt” một thành viên tổ hòa giải. Lại một đận, tiến hành vận động một hộ chăn nuôi về vấn đề môi trường. Khi một cán bộ hòa giải trong đoàn vừa dứt lời, chủ nhà đã đáp ngay: “Phân gà nhà bác để đầy ngõ đấy, bác còn nói gì em”.
Trước tình huống tréo ngoe không ngờ, các cán bộ tổ hòa giải hôm ấy đều “mặt đỏ tía tai”. “Kỷ niệm nhớ đời ấy giúp chúng tôi rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc lựa chọn cán bộ, tổ chức hòa giải. Nhờ đó công tác hòa giải trở nên hiệu quả hơn”- Trưởng thôn tâm sự.
Giữ cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thụy An, bà Nguyễn Thị Bài nhiều năm thực hiện hòa giải mâu thuẫn gia đình cho các chị em. Có lần hòa giải cho một cặp vợ chồng mâu thuẫn gay gắt, người chồng thường xuyên say rượu, mắng chửi vợ con.
Tìm đến gia đình nọ thuyết phục, bà bị anh chồng thả chó dữ ra xua đuổi. Kiên trì tìm đến nhiều lần, bà đã hòa giải thành công, giúp vợ chồng họ trở lại cảnh nhà yên ấm.
Khác với đồng nghiệp, bà Lê Thị Thơm – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) từng bị người được hòa giải mang dao dọa chém. Chuyện xảy ra khi bà Thơm hòa giải mâu thuẫn ghen tuông của một cặp vợ chồng ở địa phương.
Dù có vợ đẹp, sắc sảo, giỏi kiếm tiền, thu vén cho gia đình nhưng người chồng (bị hở hàm ếch) thường nổi máu ghen, gây sự cãi cọ với vợ. Trong một lần hòa giải, định lập biên bản, nữ cán bộ hòa giải bị người kia cầm dao dọa chém. Khi đoàn không lập biên bản, anh này mới nguôi ngoai ngồi xuống giãi bày nỗi niềm.
Cho đến giờ, anh H.V.N (cán bộ khu Mịn 1, xã Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ) vẫn nhớ như in câu chuyện hy hữu hòa giải cặp vợ chồng đặc biệt. Mâu thuẫn vợ chồng này nảy sinh khi người vợ không thể sinh con tiếp. Cưới nhau hơn chục năm, anh N và chị P đã có 1 con trai kháu khỉnh. Do nghèo khó, mải lo cơm áo, khi đứa con trai đầu lòng đã 12 tuổi, anh N mới bàn với vợ sinh thêm con cho vui nhà.
Thế nhưng, càng mong mỏi anh N càng thất vọng, suốt nửa năm không có “tín hiệu”, anh N nằng nặc: “Vợ không đẻ được tao đi đẻ với người khác thôi”. Mâu thuẫn đỉnh điểm, tưởng chừng tan vỡ, may có cán bộ tận tình hòa giải, khiến anh N tỉnh ngộ. Anh N đưa vợ đi chữa trị bằng thuốc nam. Sự việc khép lại đẹp đẽ với kết cục vợ anh khỏi bệnh, sinh thêm con, gia đình ấm êm trở lại.
Hòa giải những sự vụ bi hài hiếm có
Cách đây vài năm, cả thôn Bắc Nam, xã Đồng Giáp (Văn Quan, Lạng Sơn) xôn xao với “dị án” hàng xóm “kiện” nhau vì nghi trộm gà. Chuyện rằng, gia đình bà V.T.B nghi ngờ bà V gần nhà ăn trộm con gà. Lời qua tiếng lại, hai bà “tố” nhau ra chính quyền. Sự việc khiến lãnh đạo thôn Bắc Nam đau đầu xử trí.
Trước đó, gia đình bà B có một con gà mái tơ nặng hơn 2kg để dành cho dịp tết. Vào ngày 24 giáp tết, bỗng nhiên bị mất gà, bà B lồng lộn đi tìm khắp xóm không thấy bóng dáng gà đâu.
Hôm sau, nghe nói bà V mới bán một con gà mái tơ, nghi ngờ hàng xóm trộm gà, bà B dò la, tìm đến tận nhà người mua gà của bà V mua lại con gà. Trớ trêu, con gà này có những đặc điểm giống hệt gà nhà bà B. Hiềm nghi mạnh mẽ, bà B sang nhà “kẻ trộm” cãi nhau om xòm.
Sự việc xảy ra vào dịp cuối năm, nhà nhà bận rộn lo sắm tết khiến trưởng thôn Bắc Nam lo lắng “mất ăn mất ngủ”. Lập tức, ông tổ chức họp khẩn gồm: Bí thư chi bộ, công an viên, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ tìm giải pháp giải quyết sự việc chưa từng có ở thôn.
Một ý tưởng lóe lên, sau khi bàn bạc trưởng thôn đưa ra phương cách để gà tự tìm chủ. Phương án thả gà ra đồng 3 lần để gà tự tìm về nhà được các bên tranh chấp và toàn thể các hộ dân chứng kiến đồng tình.
Gà có đặc điểm chiều tối mới về chuồng, 3 phiên xử được diễn ra vào 3 buổi chiều nhập nhoạng tối. Sự lạ thu hút người hiếu kỳ đổ về xem chật kín cánh đồng nơi diễn ra việc thử gà. Khi con gà đi đến đâu, cả trăm người rón rén đi theo, hồi hộp chờ kết quả gà vào nhà ai. Cả 3 lần thử gà, con gà đều tìm về chuồng của gia đình bà V, bà vui cười hớn hở. Sau sự việc, cả hai gia đình đã hòa giải, tuy nhiên, câu chuyện đã trở thành một “giai thoại” mỗi khi nhớ lại, người dân nơi đây không khỏi bật cười…
Ở phường Châu Văn Liêm (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) từng xảy ra câu chuyện hai người hàng xóm “tố” nhau vô cùng éo le. Bà E làm nghề giết mổ lợn bị ông Ch làm đơn “thưa” tội rán mỡ gây hôi thối. Ngược lại, bà E đáp trả bằng việc “tố” ông hàng xóm nuôi chim bẩn ngay sát vách, khiến lông chim, mùi xú uế bay sang nhà bà.
Mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa hai gia đình diễn ra giằng dai, thưa qua “tố” lại nhiều lần khiến chính quyền địa phương, những người làm công tác hòa giải rầu rĩ. Nhiều lần vận động, và thời gian dài trôi qua sự việc giữa hai gia đình mới lắng xuống. Tuy nhiên, tình cảm láng giềng đã không còn thân thiết như xưa…
Theo Danviet
Giây phút chứng kiến vợ oằn mình trong cơn đau đẻ dữ dội, tôi mới thấy ngộ ra tội lỗi...
Đã 2 tiếng trôi qua, tôi chỉ toàn thấy vợ người ta ra khỏi phòng đẻ mà vẫn không thấy vợ mình. Sốt ruột lo lắng, cảm giác tội lỗi lấn áp. Lần đầu tiên tôi có cảm giác sợ mất ai đó đến thế.
Ảnh minh hoạ
Tôi và vợ yêu nhau 3 năm mới đi đến hôn nhân. Chúng tôi quen nhau từ thời sinh viên nhưng mãi 1 năm sau đó cô ấy mới đồng ý yêu tôi. Vợ tôi là một cô gái hiền lành, biết trước biết sau và nấu ăn rất ngon. Quả thực cưới được vợ tôi, tôi thấy vô cùng may mắn và hạnh phúc. Cả nhà tôi ai cũng đều quý cô ấy.
Khi chúng tôi cưới, cô ấy đã có bầu được 3 tháng. Khoảng thời gian đó vợ chồng tôi phải kiêng cữ khá nhiều. Hơn nữa, nhìn cô ấy mệt mỏi tôi cũng không dám dù trong lòng rất bí bách. Tôi đã từng có ý định đi ra ngoài "bóc bánh trả tiền" nhưng rồi thương vợ lại thôi.
Xong vì cứ về nhà gần vợ là tôi không kiềm chế được nên tôi thường nán lại công ty lâu hơn. Hay đi nhậu hoặc chơi điện tử với đám bạn. Có những lần cô ấy nhờ mua cái nọ, cái kia mà mải chơi tôi lại quên mất. Những lúc đó vợ tôi chỉ lắc đầu rồi lại nói để cô ấy tự mua. Tôi thường không bận tâm nhiều đến những chuyện đó vì tôi nghĩ vợ sẽ đảm đương hết mà không hiểu cô ấy thực sự cần tôi mới vậy.
Cuối cùng cũng đến ngày vợ tôi đi đẻ. Hôm đó tôi mải chơi đến độ vợ gọi cả chục cuộc tôi mới bắt máy. Nghe xong tôi tức tốc chạy về đến nhà. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm đó. Mặc dù đau nhưng cô ấy vẫn cười tươi chờ tôi về.
Khi tôi đến cạnh cô ấy, cô ấy còn xoa bụng nói "Cam nó chờ ba về mới chịu ra đấy". Thấy vợ vẫn vui vẻ đùa được tôi cũng phần nào yên tâm. Vì nghe kể rồi xem phim tôi thấy người ta đau đớn kinh lắm.
Vợ tôi đau nằm từ đêm đến tận 8h sáng hôm sau thì vỡ nước ối. Tôi đỡ vợ đi mà nước lênh lang ra cả sàn. Cô ấy bắt đầu khóc. Tôi vừa nắm tay vừa an ủi cô ấy "cố gắng lên".
Sau đó tôi đưa cô ấy vào phòng hộ sinh. Lúc này người ta không cho tôi vào nữa. Nhìn cô ấy nhọc nhằn bước đi một mình vào đó mà tim tôi thắt lại.
1 tiếng, 2 tiếng vợ người ta đã đẻ xong rồi mà tôi vẫn không thấy vợ mình đâu. Mẹ vợ tôi xót con gái cũng đứng ngồi không yên. Lòng tôi thì nóng hơn lửa đốt.
Rồi đến 11h, bác sĩ chạy ra nói vợ tôi khó đẻ cần ký vào giấy để mổ gấp. Tay tôi run run ký. Thậm chí còn quên cả tên công ty mình đang làm. Phải mất mấy giây tôi mới bình tĩnh được. Ký xong tôi chợt nghĩ, sao có mẹ cô ấy ở đó mà người ta không bảo mẹ ký lại bảo tôi.
Cái khoảnh khắc ấy tôi mới chợt nhớ ra rằng, bây giờ tôi mới là người quyết định mạng sống của cô ấy mà không phải bố mẹ cô ấy. Quả thật tôi đã không hiểu vị trí người chồng bấy lâu nay mà bỏ bẵng cô ấy.
Tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi. Thật may mắn vợ tôi đã vượt cạn thành công. Nhìn mẹ con cô ấy nằm trên giường và nghĩ lại giây phút sinh tử ngày hôm đó mà nước mắt tôi trực trào.
Từ trước tới nay tôi chưa bao giờ nói với cô ấy điều này. Điều mà tôi nghĩ tất cả các ông chồng đều muốn nói với vợ mình khi chứng kiến cô ấy sinh cho mình những đứa con. "Cảm ơn em...Anh yêu em, vợ à".
Theo Phunutoday
Chứng kiến vợ oằn mình trong cơn đau đẻ dữ dội, tôi mới thấy ngộ ra tội lỗi bấy lâu... Đã 2 tiếng trôi qua, tôi chỉ toàn thấy vợ người ta ra khỏi phòng đẻ mà vẫn không thấy vợ mình. Sốt ruột lo lắng, cảm giác tội lỗi lấn áp. Lần đầu tiên tôi có cảm giác sợ mất ai đó đến thế. Tôi và vợ yêu nhau 3 năm mới đi đến hôn nhân. Chúng tôi quen nhau từ thời...