Cưỡi ngựa xuyên lục địa Australia từ đông sang tây
“Cuộc hành trình kéo dài hơn 7 tháng ròng không phải nhằm đạt kỷ lục mới, mà đơn giản hơn là tôi muốn tìm chốn thư giãn để tránh khỏi những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày”, nữ kỷ lục gia S. Gebbie cho báo giới địa phương biết sau khi về đích.
Trên website của Sách Kỷ lục Guinness vừa đăng tải thông tin, chính thức xác nhận chị Stef Gebbie (ảnh), 27 tuổi, cư dân thành phố Hobart thủ phủ bang Tasmania cực nam Australia, đã hoàn thành chuyến rong ruổi trên lưng ngựa dài 4.500km đi suốt chiều ngang quê hương mình, như là “Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới cưỡi ngựa đi xuyên lục địa Australia từ đông sang tây”.
Cụ thể, vào ngày 9-5-2019 chị S. Gebbie khởi hành từ khu vực kề đầu nguồn sông Snowy, thuộc bang New South Wales phía đông nam Australia, rồi luân phiên cưỡi trên lưng 2 con ngựa có tên là Tickles và Richard. Tới ngày 23-12 vừa qua, chị S. Gebbie đã đến điểm cuối cùng là thị trấn Margaret River, phía tây nam bang Western Australia cách nơi xuất phát 4.500km.
Video đang HOT
“Cuộc hành trình kéo dài hơn 7 tháng ròng không phải nhằm đạt kỷ lục mới, mà đơn giản hơn là tôi muốn tìm chốn thư giãn để tránh khỏi những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày”, nữ kỷ lục gia S. Gebbie cho báo giới địa phương biết sau khi về đích.
X.Hiếu
Theo antg.cand.com.vn/Guinness
Ngôi làng trên vách núi hiểm trở, khách quốc tế bị cấm tới tham quan
Trong suốt hơn 500 năm qua, người dân ở đây sống trên những vách đá cheo leo sát rìa núi hiểm trở, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.
Là một trong những ngôi làng tách biệt nhất ở quốc gia xa xôi nhất trên thế giới, nhưng làng Al Sogara tại Oman (đất nước thuộc phía Đông châu Phi) đã tồn tại hơn 500 năm.
Nằm tách biệt với thế giới nhưng ngôi làng đã tồn tại hơn 500 năm qua. (Nguồn: BBC)
Cách thành phố Muscat chừng 195 km về phía Tây Nam, ngôi làng tọa lạc trên vách đá cheo leo sát rìa núi hiểm trở. Đó cũng là nơi được ví như mê cung với những thung lũng xoắn và hẻm núi sâu. Sau khi leo khoảng 20 km qua các con dốc gần như dựng đứng, những ngôi nhà nhỏ bé ở làng mới dần hiện ra.
Mặc dù vùng núi này được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên của Oman, nhưng hiếm khách nước ngoài nào được đặt chân tới nơi sinh sống của cộng đồng bộ lạc Al Sogara.
Cho tới năm 2015, du khách quốc tế vẫn bị cấm vào khu vực này, bởi đây là nơi Chính phủ Oman tiến hành các hoạt động quân sự. Trong khi đó, người dân muốn ra khỏi làng chỉ còn cách leo trên những bậc thang đá nhô ra phía dưới khe núi.
Hơn 14 năm trước, làng Al Sogara thậm chí không có điện, điện thoại. Con đường gần nhất cách làng cũng xa tới 15 km. Những con la là phương tiện vận chuyển hàng hóa của vùng tới thị trấn lân cận. Tới năm 2005, người dân đã căng 2 đoạn dây cáp trên thung lũng để mang nhu yếu phẩm từ bờ kia về bán cho dân làng.
Trước khi có lệnh cấm bước chân vào địa phận, người dân tại đây cũng như những người Oman khác nổi tiếng bởi tính hiếu khách. Theo truyền thống, họ luôn mở rộng cửa đón khách tới chơi, mời ăn uống no say suốt 3 ngày rồi mới hỏi lý do khách muốn ở lại.
Nguyễn Nga
Theo Dân trí/Stuff/BB
C
Thiếu nữ Mông Cổ 15 tuổi săn sói và chụp ảnh selfie với đại bàng Ở phía tây Mông Cổ, săn thú cùng đại bàng là phần quan trọng của văn hóa địa phương và là cách để các thanh niên trong thời đại công nghệ kết nối với thế hệ lớn tuổi. Zamanbol, 15 tuổi, là một thợ săn đại bàng. Vào cuối tuần, cô bé thường cưỡi ngựa vào sâu trong những ngọn núi phủ tuyết...