Cuối năm rủ nhau đi xem bói: Nhu cầu, giải trí hay dị đoan?
Ông bạn thương gia của tôi một ngày thất thểu đến rủ tôi đi ăn cơm bụi. Ông bạn cười buồn: Tôi có vợ mà như không ông ạ. Hôm nay vợ tôi về, tôi sẽ bảo bà ấy dọn nhà sang bên Gia Lâm mà ở luôn với lão thầy bói ấy.
Hóa ra cái hội các bà vợ vô công rồi nghề của mấy ông thương gia gần như ngày nào cũng đi xem bói, hết xem bói thì lại đi lễ theo hướng dẫn của mấy thầy bói. Mấy ông chồng lúc đầu thích lắm, được tự do, cũng rủ nhau nhậu, nhưng nhậu mãi không được, thèm bữa cơm thường không ai nấu cho. Thế là chán. Nghe chuyện ông bạn, tôi cười ngất: Ôi, ở nhà tôi. Vợ đi xem bói, con đi xem bói, anh em đi xem bói…Tôi đọc sách vạn quyển, xem bói chẳng kém ai, tôi bảo để tôi xem cho nhưng không ai tin, cứ phải đem tiền cho thiên hạ mới an tâm…
Nhu cầu dự báo
Đánh từ khóa xem bói vào google chúng ta có ngay 3 412 650 mục từ hướng dẫn xem bói, hướng dẫn địa chỉ xem bói, nghe thuyết pháp về bói toán với hàng chục triệu trang. Soi trong lịch sử, bói toán đi cùng với con người từ lúc còn chưa biết đến quần áo. Hàng năm vua chúa tổ chức xem thiên văn, bói toán đầu năm long trọng, trong cung lúc nào cũng chứa mấy thầy bói đủ các môn. Nghe nói bây giờ nhiều nguyên thủ phương đông cũng có thầy bói riêng cho mình, trước khi tiến hành công việc gì quan trọng cũng xem bói trước, thuận thì làm, không thì nghỉ. Vậy bói toán là một hành vi xã hội cần được xem xét nghiêm túc rồi.
Có một lần trao đổi với cố giáo sư Trần Quốc Vượng, một người ngoài chuyên môt còn được coi là thày tử vi cao cấp, ông nói: Ngay từ khi con khỉ chưa thành người nó đã biết trông trời trông đất để đoán trước nguy hiểm hay là mùa cây mùa quả để kiếm ăn cho được, khi gặp các tín hiệu nguy hiểm nó biết tránh xa…Rồi những kiến thức ấy được truyền lại từ đời này sang đời khác để thành môn bói toán. Và biết những dự báo ấy trở thành nhu cầu của con người cho đến tân bây giờ và sẽ là mãi mãi…
Thầy bói V. nổi tiếng bên Văn Lâm (Hưng Yên) kể cho tôi nghe một chuyện không biết có nên tin hay không? Một bà đến xem bói, ông V. xem quẻ thấy trong năm bà ta gặp đại nạn từ trên không, vậy là bà ta cương quyết không đi máy bay. Chung thủy cả năm đi toàn tàu hỏa với ô tô, bà ta nghĩ đã thoát đại nạn. Nhưng không thoát được, cuối năm vừa rồi, ra sân chăm sóc mấy cây cảnh bà ta gặp tai nạn máy bay thật. Hóa ra thằng cháu có cái máy bay trò chơi, điều khiển từ xa. Chẳng biết điều khiển thế nào cái máy bay đâm ngay vào mặt bà làm bà vỡ nhãn cầu, hỏng một mắt. Thầy phán: Đã là số thì không tránh được. Chuyện mấy ông làm sách tử vi đã viết: Một ông có số làm đại tướng chỉ huy hàng nghìn quân, thầy phán thế, nhưng suốt đời chỉ làm anh chăn vịt. Đến thắc mắc, thầy giải thích: Thì anh đã làm đại tướng chỉ huy hàng trăm quân vịt rồi còn gì, lá số làm sao sai được!
GS.Hoàng Tuấn – nguyên Giám đốc Bệnh viện 19/8, chuyên nghiên cứu kinh dịch cho rằng: “Thật ra bói toán cũng chỉ là một trong những công cụ dự đoán có tính tâm linh, có thể đúng và cũng có thể sai”. Cùng quan điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong lúc những nhà nghiên cứu về tử vi cũng như các môn khoa học dự đoán nói chung còn đang tiếp tục hoàn thiện lý thuyết của mình để đưa ra những khuyến cáo mới, chúng ta nên nhìn nhận tử vi như một công cụ dự đoán. Cho dù những lời bình giải của nó có chỉ ra điều gì, cũng cần bình tĩnh nhận xét khách quan, chiêm nghiệm với thực tế, chỉ tin vào những gì thực sự đúng. Các kết quả của tử vi cũng như các lời bói toán khác đưa ra không thể là một việc bắt buộc phải xảy ra, nên xem rằng nó chỉ mang tính chất tham khảo.
Cũng có thể là môn giải trí
Hồi những năm 60 của thế kỷ trước, lũ trẻ chúng tôi thường tụ tập chơi đồng chén. Kẻ một ô vuông ca rô điền chữ cái vào, đặt cái chén úp lên, ba người đặt một ngón tay lên đít chén, muốn biết điều gì tương lai, chiếc chén sẽ tự đông xê dich trên các ô chữ, hợp các ô chữ ấy sẽ là kết quả. Gọi là trò chơi vì muốn chén chạy vào ô chữ nào thì chính tay chúng tôi sẽ đẩy vào ô chữ ấy. Không ngờ sau này mới biết môn ấy là môn cầu cơ, là nghi lễ thiêng liêng nhất của một tôn giáo: Đạo Cao Đài.
Trong số các đoàn đi xem bói, đi lễ ở các đền phủ ngoài những người mê tín có rất đông người đi xem cho vui. Đi cho có bạn bè. Có điều đi chơi kiểu này tốn kém quá. Tôi đã từng đi cùng một chuyến xem bói trên đền Ông Chín ở Bảo Hà Lào Cai). Đi từ ngày hôm trước, gần 300 km đường đồi núi, xe xóc đến mềm cả xương. Tối mới đến đền. Ngủ nhà trọ một đên. Sáng hôm sau dự một vấn hầu đồng, nghe hát chầu văn đến mụ mị cả người. Chiều, thụ lộc xong thầy mới xem bói cho. Thầy là một bà tuổi xồn xồn, ăn mặc không ra trẻ không ra già, ăn nói thì bốp chat. Vậy mà thầy nói ra lời nào, những người xem bói lại hít hà: Lạy thánh, thánh cho lời vàng lời ngọc. Đến khi thầy xem cho tôi mới thật hài hước. Nhìn tôi từ dưới lên trên thầy buông: Năm rồi kiếm được mấy tỷ mà không cung tiến gì thì năm nay khó khăn đấy. Nào tôi có kiếm ăn gì, lương hưu có được chút nào thì tiêu chút đó, nhuận bút thì vào năm khó khăn, các tòa báo cắt giảm cả. Nhưng để cho vui tôi cũng lạy thánh cho qua chuyện. Các lời thầy phán cho tôi về làm ăn, con cháu đều trật lấc. Vậy là hai trăm nghìn xem bói, hơn triệu tiền chi phí cúng tiến cho mua vui lại mua được sự bực mình.
Ở một số quán cà phê còn có hội xem bói bài tây. Hẹn nhau trên mạng, đến thời điểm ấy, mọi người tập hợp, một thầy trẻ bói bài tây cho cả hội, 30 nghìn một người, vừa xem bói vừa tán dóc, chẳng linh thiêng cũng chẳng nghiêm trang. Vui là chính.
Video đang HOT
Nhưng mụ vợ tôi thì hay lắm. Đi xem bói về vui như tết: Thầy bảo năm nay anh có tài có lộc, ngồi nhà cũng có người mang tiền đến cho. Nghĩ mà tức, hôm qua lĩnh tiền lương, không biết đãng trí thế nào đánh rơi mất hơn một triệu. Kể cho vợ để vợ bớt hy vọng, thì vợ lại cười: Của đi thay người ấy mà, có lộc tán bớt thì lộc lại về. Trời ơi lộc không làm mà có thì chỉ sớm… vào tù.
Nhưng quả thật, tìm hiểu nghề xem bói cũng là một thứ giải trí đáng kể. Ngày xưa, xem bói chỉ có bốc dịch, tử vi, xem thiên văn (tượng trời), xem tướng, xin xăm…Bây giờ, ngoài các môi bói cổ truyền, người ta xem bói bằng mọi thứ. Xem bằng số điện thoại, xem bài tây, xem bằng tờ tiền, xem tư thế nằm ngủ, xem cách gắp món ăn, xem số xe máy, ô tô…thậm chí xem cả số chứng minh thư, xem cả cách vợ chồng ngủ với nhau…
Xem bói, nghề hái ra tiền
Nếu nói tài lộc tự đến nhà thì không ai bằng thầy bói cả. Có thể nói không có nghề nào mà tiền bạc lại tự chảy về nhà như thầy bói. Có một cô kế toán thuê cho mấy hợp tác xã ở ngoại thành Hải Phòng, trước đây nghèo đói đến độ xã luôn luôn xếp nhà cô vào diện cực nghèo. Không biết may rủi làm sao cô có một đợt ốm nặng. Ốm xong cô ngơ ngẩn hàng năm trời không làm ăn gì. Ốm khỏi, nhà phải bán để chữa bệnh, nhà cô ra ven làng dựng cái lều ở tạm. Nhưng không biết sao, từ đấy cô lại có nghề xem bói. Người tứ xứ kéo về xem, vậy là không những cô thoát nghèo mà cô còn giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo nhờ làm nghề trông xe, bán quán phục vụ khách đến xem bói nhà cô. Chỉ trong ba năm, cái lều mượn đất ấy đã thành dinh cơ lớn với một biệt thự bốn tầng, vườn cây ao cá trên diên tích 3000 m2. Đó là chuyện của cô đồng H. ở Kiến An ( Hải Phòng).
Cái tiếng là không lấy tiền, thí chủ đặt lễ bao nhiêu cũng được, nhưng nếu không có năm chục, một trăm thì thầy khó chịu ngay. Không kể khéo nói, gặp người giàu các thầy còn kiếm bạc triệu. Cao điểm thầy V. ( Hưng Yên) mỗi ngày thầy xem cho 70 người, mỗi người thầy kiếm 200 nghìn thì thu nhập của thầy đã 14 triệu đồng trung bình. Chả thế mà lộc thánh cho các thầy nổi tiếng một tý là các thầy lên đời, lộc về như nước. Có cô đồng ở Hải Dương nhà như cung điện vàng phủ chúa, tòa ngang dãy dọc. Ai đi xem bói cũng nghĩ tiếc gì vài đồng, ai ngờ trăm vạn người xem đã mang lại nguồn thu lớn cho đội ngũ thầy bói mà đa phần …nói dựa
Vì đã có quá nhiều bài viết về những chuyện nói dựa của các thầy bói tôi không kể thêm nữa, chỉ muốn nhắc lời của Đại Đức Thích Trí Huệ một vị cao tăng. Ngài đã nói: Hậu vận của mỗi người là quả của thời gian đã sống. Không ai quyết định sau này mình thế nào ngoài chính mình. Hãy sống cho tốt , chung cuộc sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp.
Theo ANTD
Hà Nội: Lũ lượt đi xem bói ở... gốc cây xà cừ
Không cần mời chào, lôi kéo hay dụ dỗ mà mỗi ngày vẫn có tới vài chục người kéo nhau đến gốc cây xà cừ trên đường Trung Văn (Từ Liêm, HN) để được... xem bói.
Không cần lôi kéo hay mời chào như các hàng bói dạo khác, bà cụ vẫn luôn đông khách. Nhất là các bạn trẻ.
Bà lão xem bói có thu nhập "khủng"
Ngồi ngay dưới gốc cây xà cừ lớn bên cạnh ngã tư Lê Văn Lương - Trung Văn (thuộc quận Từ Liêm - Hà Nội) là bà lão đã gần 80 tuổi.
Anh Phạm Văn Khang, một công nhân xây dựng ở công trình gần đó cho biết: "Từ khi đi làm ở đây, tức là gần 2 năm nay, tôi đã thấy bà ấy ngồi ở đó rồi, không ai biết bà ấy tên gì, chỉ thấy lúc nào đi qua cũng có 5 - 7 người bu xung quanh. Hỏi ra mới biết là bà ấy ngồi đó để hành nghề xem bói".
"Nhìn bà ấy lúc nào cũng lôi thôi, cũ cũ vậy, nhưng mà đại gia lắm. Bà ấy có cả một xe ôm riêng chuyên đưa đi đón về. Bởi vì khách của bà ấy rất đông. Ngày nào cũng phải có ít nhất là 15 - 20 người đến xem. Mà mỗi lần xem bói đơn thuần, tức là xem 1 trong các đường như công danh, sự nghiệp, con cái, hay học hành ... bà ấy thu về 30 nghìn/người. Nếu xem cả cuộc đời, hoặc muốn ghi âm lại lời bà ấy nói thì phải trả cho bà ấy 50 nghìn/lượt xem."- anh Khang nói thêm.
Theo anh Khang, cũng chính vì khách của bà lão đông, nên một vài quán nước cũng đã tranh thủ mở ra ngay cạnh khu vực bà lão ngồi hành nghề để tận dụng lượng khách đang chờ đến lượt.
Chị T. - chủ quán nước chè ngồi cạnh bà lão cho biết: " Trung bình một ngày, bà ấy thu nhập khoảng 700 nghìn đến 1 triệu, nên mình cũng mong "hưởng sái" của bà ấy, mỗi ngày kiếm lấy mấy chục nghìn từ những vị khách đang phải ngồi chờ đến lượt.
Vừa xem bói, vừa chửi
Vẫn theo lời của chị hàng nước. Mặc dù xem bói kiếm tiền, nhưng chẳng có ai đanh đá và bất cần như bà. Chỉ cần trái ý là bà sẵn sàng trả lại tiền rồi đuổi khách ... thẳng cố. Thế nhưng, không có vị khách nào lại tự ái mà bỏ về.
Xem tay và phán.
Trong số những người đến chỗ bà lão để xem bói, chị T. bảo, phần lớn là các bạn trẻ, học sinh hoặc sinh viên.
"Lúc đầu đến xem, trông mặt ai cũng háo hức, nhưng xem xong rồi thì có người hân hoan vui sướng vì nghe được tin tốt lành. Có người lại tím tái ủ rũ vì bị phán không hay" - chị T nói thêm.
Có đôi bạn trẻ, chuẩn bị đến ngày cưới, không biết nghe đồn ở đâu mà cũng dắt nhau tới chỗ bà lão để xem bói.
Chẳng ngờ, cặp đôi này vừa đọc xong tên tuổi, ngày tháng năm sinh thì bà lão đã phán cho một câu chắc nịch: "Nhất định phải bỏ". Bởi vì "hai cái tuổi này mà lấy nhau thì chỉ cần cưới xong là anh con trai sẽ chết".
Hàng nước bên cạnh lúc nào cũng có khách của bà đang ngồi chờ để được xem bói.
Lại có một anh, lấy vợ đã 4 năm vẫn chưa có con nên cũng đến nhờ bà xem giúp cho đường con cái. Nhưng, chưa kịp đi vào vấn đề chính thì anh thanh niên này đã bị bà lão nổi giận đuổi ra ngoài chỉ vì cái tội cãi lại khi thấy bà nói sai về anh em nhà mình (nhà cậu có 3 anh chị em, nhưng bà lão lại khăng khăng khẳng định rằng nhà cậu có 5 anh chị em). Mãi sau, anh thanh niên phải khẩn khoản xin lỗi thì bà lão mới chịu phán tiếp.
Ấy vậy nhưng, một buổi chiều mục sở thị ở chỗ xem bói của bà lão mới thấy, lời người ta đồn chẳng sai. Rất nhiều khách đến chỗ bà để xem, lại có người, chờ cả buổi, nhưng lúc gần đến lượt thì đến giờ bà lão phải về, thế là đành ngậm ngùi chờ... hôm sau đến tiếp.
Theo xahoi
Cùng lo sản xuất để tăng đời sống công nhân Công đoàn (CĐ) lo công việc sản xuất của Cty, nói như thế nghe có vẻ lấn sân. Nhưng đối với CĐ Cty caosu (CS) Lộc Ninh, việc tham gia vào hoạt động sản xuất, không chỉ làm hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp tăng cao, mà đấy còn là cái gốc để tăng thu nhập cho người lao...