Cuối năm, ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động
Để hút vốn trong những ngày cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã tiếp tục vào cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi, với mức từ 0,05% 0,8%/năm.
Như đã thành thông lệ, mỗi khi bước vào dịp cuối năm, nhu cầu vốn tại các ngân hàng lại tăng cao. Chính vì vậy, để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nhân dân, nhiều ngân hàng thương mại đã mạnh tay tăng lãi suất huy động cho những kỳ hạn ngắn.
Theo đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt vừa công bố bảng lãi suất huy động tiền gửi mới, với mức tăng 0,05%/năm. Cụ thể, lãi suất tiền gửi thông thường, lãnh lãi cuối kỳ, loại tiền VNĐ được điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng, với lãi suất mới là 5,45%, tăng 0,05% so với mức cũ.
Trước Bản Việt, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng chính thức tăng lãi suất gửi tiền đồng thêm 0,2 0,3%/năm cho một số kỳ hạn ngắn kể từ ngày 23/12. Trong khi đó, mức lãi suất huy động kỳ hạn và các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn được giữ nguyên.
Nhiều ngân hàng thương mại đã mạnh tay tăng lãi suất huy động cho những kỳ hạn ngắn
Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đã tăng 0,2%/năm, từ mức 4,6%/năm lên 4,8%/năm; kỳ hạn 2 tháng được tăng từ 4,6%/năm lên 4,8%/năm và kỳ hạn 3 tháng được tăng từ 4,9%/năm lên 5,2%/năm (tăng 0,3%/năm).
Video đang HOT
Riêng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng vẫn được giữ nguyên ở mức 7,55%/năm mức lãi suất huy động cao nhất hiện nay của Sacombank. Tuy nhiên, mức này chỉ áp dụng cho các món huy động mới với mức gửi tối thiểu 500 tỷ đồng.
Hòa chung vào xu hướng tăng lãi suất huy động, vừa qua, Ngân hàng BIDV cũng đã cho tăng lãi suất ở các kỳ hạn ngắn, với mức từ 0,3 – 0,8%. Riêng mức lãi suất huy động không kỳ hạn và các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tiếp tục giữ nguyên.
Theo biểu lãi suất huy động đang áp dụng tại BIDV, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đã được tăng từ 4,0%/năm lên 4,8%/năm; kỳ hạn 2 tháng được tăng từ 4,3%/năm lên 5,0%/năm; kỳ hạn 3 tháng được tăng từ 4,7%/năm lên 5,0%/năm.
Liên quan đến câu chuyện điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã duy trì ổn định lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VND, kết hợp với điều chỉnh giảm trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND và lãi suất USD.
Để tạo điều kiện giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã giữ ổn định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND, các tổ chức tín dụng trên cơ sở nhu cầu vốn của thị trường cân đối điều chỉnh giảm lãi suất cho vay so với trần quy định, điều tiết thanh khoản của các tổ chức tín dụng hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất.
Bước sang năm 2016, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%).
Theo_VnMedia
Dòng tiền USD dịch chuyển sang VND: Có nhưng không mạnh
Lãi suất huy động USD xuống 0-0,25%/năm sẽ giúp dòng tiền USD dịch chuyển sang VND nhưng việc dịch chuyển này sẽ không mạnh. Tuy nhiên, động thái giảm lãi suất là bước tiến quan trọng trong trong lộ trình chống đô-la hóa.
Kể từ này 28/9, lãi suất tiền gửi USD được điều chỉnh giảm 0,25%-0,5%, xuống còn 0% đối với tổ chức và 0,25%/năm đối với cá nhân. Với động thái này, những người đang có USD sẽ phải tính toán kỹ sự thiệt hơn giữa việc gửi tiết kiệm bằng USD hay bằng VND bởi chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền này đã giãn rộng ra, lên đến 5%.
Đón nhận thông tin về giảm lãi suất tiền gửi USD, lãnh đạo một doanh nghiệp về ống đồng (vừa nhập khẩu vừa xuất nguyên vật liệu) cho biết, trước chính sách này, doanh nghiệp sẽ không găm giữ USD nữa mà sẽ tăng tính luân chuyển từ đồng USD sang VND, từ đó sẽ đẩy nhiều nguồn tiền Việt vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn bác Hoàng Thị Hiền (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, gia đình bác có người thân ở nước ngoài, mỗi năm 2 lần gửi tiền về, vừa để biếu vừa nhờ giữ hộ. Sau khi lãi suất tiền gửi USD giảm, bác đang tính chuyển số tiền người nhà mới gửi sang VND để hưởng lãi suất cao hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý định như hai trường hợp trên. Chị Nguyễn Thanh Hòa (quận Cầu Giấy) cho biết, từ lâu chị đã có thói quen tích trữ USD, dù lãi suất thấp nhưng chị vẫn được lợi qua các lần điều chỉnh tỷ giá. Đó là chưa kể USD còn giúp bảo toàn vốn khi lạm phát ở mức cao. Vì thế, tạm thời chị chưa có ý định chuyển USD sang VND.
(ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc giảm lãi suất huy động USD chủ yếu tác động đến người dân và tổ chức găm giữ USD để hưởng lãi suất và chờ khi tỷ giá biến động rút ra bán USD hưởng lợi, còn với những cá nhân và tổ chức kinh tế như công ty xuất nhập khẩu giữ USD tại tài khoản không phải để kiếm lời mà để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần, thì việc giảm lãi suất sẽ không tác động nhiều.
Đồng quan điểm trên, một chuyên gia kinh tế khác nhận định, lãi suất tiền gửi USD của tổ chức trước đó chỉ ở mức 0,25%/năm nên giờ giảm xuống 0% thì các tổ chức vẫn có xu hướng để USD trong tài khoản để thanh toán khi cần và tránh rủi ro tỷ giá. Vì vậy, sự dịch chuyển dòng tiền từ USD sang VND sẽ không nhiều.
Qua khảo sát của chúng tôi cho thấy, thị trường chưa có phản ứng mạnh sau khi lãi suất tiền gửi USD giảm, không xuất hiện nhiều hiện tượng người dân hay doanh nghiệp đến rút USD để chuyển sang VND hoặc đầu tư ở kênh khác.
Điều này cũng dễ hiểu khi mà suất huy động USD của cá nhận thời gian vừa qua đã thấp (0,75%/năm) nên giảm thêm không tác động nhiều đến tâm lý người dân. Bên cạnh đó, USD vẫn là đồng tiền mạnh trên thế giới, nhiều người gửi tiết kiệm USD để phòng ngừa lạm phát và giữ hộ là chính.
Ngoài ra, lãi suất tiền gửi USD mới giảm được hơn 2 ngày, theo tâm lý, người dân thường xem xét, nghe ngóng tình hình thực tế mới có động thái cụ thể chứ không hành động tức thì. Với những người có ý định rút USD để chuyển sang VND hoặc kênh đầu tư khác, họ đợi khi sổ đến ngày đáo hạn chứ không rút trước hạn nhằm tránh thiệt hại.
Có thể dòng tiền USD chuyển dịch sang VND không nhiều nhưng việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra động thái giảm lãi suất tiền gửi USD sẽ giúp giảm tâm lý găm giữ USD, giảm sức hấp dẫn của USD, giảm bớt áp lực tỷ giá nếu có, đặc biệt là nhằm thực hiện lộ trình chống đô-la hóa.
Được biết, theo lộ trình chống đô-la hóa của Chính phủ, hệ thống ngân hàng sẽ tiến tới không huy động bằng ngoại tệ và không cho vay bằng ngoại tệ. Việc giảm lãi suất tiền gửi USD của tổ chức về mức 0% là bước quan trọng trong lộ trình chống đô-la hóa của Ngân hàng Nhà nước.
Còn nhớ, Ngân hàng Nhà nước đã loại bỏ thành công vốn vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng khi mà tình trạng vàng hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế qua những cơn sốt giá. Nếu như trước đây, người dân gửi vàng tại ngân hàng được hưởng lãi suất đến 4%/năm thì hiện nay ngân hàng không còn huy động vàng, người dân phải trả phí nếu muốn nhà băng giữ hộ. Thị trường vàng đã đi vào ổn định, không còn bị "làm giá", không còn những đợt sốt giá kể từ khi vốn vàng được đưa ra khỏi hệ thống ngân hàng. Thanh Hương
Theo_Hà Nội Mới
Giảm lãi suất huy động USD về 0%: Ngân hàng, doanh nghiệp và chuyên gia nói gì? Sau quyết định giảm lãi suất huy động USD đối với các tổ chức xuống mức 0% và đối với cá nhân xuống 0,25%/năm, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng thương mại cũng như các chuyên gia đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này. Lãi suất huy động USD áp dụng đối với tổ...