Cuối năm, muốn đổi vận đừng quên trồng 4 loại cây này trong nhà
4 loại cây này sẽ làm sạch không khí nhà bạn, đặc biệt là gian bếp mang đến nhiều lợi ích cực tốt cho sức khỏe cũng như tiền tài của gia chủ.
- Trồng những cây thảo mộc
Bạn có thể lựa chọn một số loại cây thảo mộc có hương thơm dịu nhẹ để trồng trong phòng bếp. Loại cây này có tác dụng khử mùi vô cùng hiệu quả, mang đến hiệu quả tốt cho sức khỏe của gia chủ và tốt cho nguồn không khí trong nhà khiến cho tài lộc ùn ùn kéo về.
Trồng những cây có mùi thơm cũng là cách giúp bạn tăng vận khí trong ngôi nhà. Khi trồng loài cây này giúp hút mùi thức ăn, thanh lọc không gian sống của bạn.
Nếu bạn lựa chọn cây trong bếp thì nên chọn một số loài thực vật đặc biệt như cây lan ý, hoa nhài, bạc hà, dương xỉ,… Chúng sẽ làm sạch không khí trong nhà bếp của bạn một cách nhanh chóng.
- Trồng cây thanh lọc không khí
Phòng bếp ngột ngạt bởi bám đầy mùi thức ăn khiến bạn đau đầu mệt mỏi. Bạn muốn trồng một số loại cây để thanh lọc không khi để tốt cho sức khỏe cũng như điều tiết vận khí cho gia đình. Vậy những loại cây như lưỡi hổ, trầu bà,… là lựa chọn bạn không thể bỏ qua. Chúng không chỉ giúp sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn được cải thiện mà còn giúp tiền tài của gia chủ khởi sắc hơn.
- Trồng những cây có thể ăn được
Khi muốn thay đổi vận thì bạn hãy thử trồng những loại cây có thể ăn được như cây húng ta, cây tỏi, hành… Những loại cây này vô cùng ý nghĩa với không gian bếp và cuộc sống của bạn, đồng thời giúp kích hoạt tài lộc cho gia chủ khỏe mạnh hơn.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Cây trồng trong nhà chọn loại nào, cần lưu ý những gì?
Cây trồng trong nhà ngoài tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc thì còn giúp trang trí, làm đẹp cho không gian nội thất thêm ấm cúng.
Lưu ý khi chọn cây trồng trong nhà
Mặc dù có những cây bạn rất thích nhưng không phải loại cây nào cũng có thể trồng trong nhà, trước khi lựa chọn trồng cây gì trong nhà bạn cần lưu ý những yếu tố dưới đây.
- Những cây có nhựa gây ngộ độc hoặc kích ứng da, gây bỏng rát khi chạm phải hoặc khi ăn phải thì tuyệt đối không nên trồng, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.
- Những cây có lá hoặc thân chứa gai sắc nhọn không nên trồng hoặc nếu có trồng thì tránh đặt tại các vị trí thường xuyên đi lại, đặt xa tầm với của trẻ em để không gây sát thương khi chạm phải.
- Vì trong nhà thường có ánh sáng yếu nên chọn những cây ưa ánh sáng nhẹ, cây ưa bóng râm, ít rụng lá và ít bị nấm và sâu bệnh thích hợp trồng trong nhà.
- Những cây có tán lớn, rậm rạp trồng trong nhà sẽ ngăn ánh sáng tự nhiên khiến nhà u tối, khuất tầm nhìn, đồng thời tạo điều kiện cho các loài côn trùng, muỗi trú ngụ.
- Trong phong thủy, các loại cây thuộc họ Quyết và Cát Đằng là các loại cây không nên chọn, đây là các loại cây âm tính, nếu nó tốt tươi tất trong nhà phạm vào các sự "Bất Can Tịnh - Không sạch sẽ".
Những cây trồng trong nhà tốt nhất
1. Cây trường sinh
Video đang HOT
Ngay từ cái tên "trường sinh" đã có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp khi trồng loài cây này, sức khỏe dồi dào, bách niên giai lão, vạn vật sinh sôi nảy nở rất phát triển.
Tác dụng rất tốt của loài cây này khi trồng trong nhà sẽ giúp hấp thụ chất ô nhiễm như fomandehit, cacbon dioxit, hấp thụ sóng bức xạ điện từ do các thiết bị điện tử phát ra. Ngoài ra, lá cây mập mạp nhìn rất đáng yêu, màu xanh mướt giúp mắt thư giãn, giảm căng thẳng.
Cây có kích thước vừa nhỏ, dễ trồng và chăm sóc, ít sâu bệnh, tưới nước từ 1 đến 2 ngày một lần là được. Cách 2,3 ngày bạn mang cây ra tắm nắng buổi sáng rồi lại mang vào trong nhà để cây hấp thụ ánh sáng và khí trời tự nhiên.
Hình ảnh cây trường sinh
Vị trí thích hợp đặt cây trường sinh là bàn làm việc, bàn tiếp khách, trên bàn học, kệ bên cửa sổ, trang trí không gian quán cà phê, thư viện,...
2. Cây kim tiền
Đây là loài cây có độ chịu hạn rất tốt, không cần tưới nhiều, chỉ một tháng tưới 1 lần cũng được. Cây kim tiền có thân tròn màu xanh đen, lá xanh mướt hướng lên trên. Vì là cây mọc dạng khóm nên chỉ nên trồng từ 3 đến 4 cây một chậu, chúng sẽ mọc và đẻ thêm trong điều kiện thuận lợi.
Cây kim tiền để bàn làm việc
Kim tiền hay còn gọi là kim phát tài, thân mọc thẳng, lá tỏa ra 2 bên có ý nghĩa như bàn tay đón lấy lộc trời cho, mang lại tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ.
Đây là cây trồng trong nhà rất được ưa chuộng đặc biệt là dân văn phòng, kinh doanh tài chính. Cây kim tiền thường đặt cạnh bàn làm việc, ban thờ thần tài, sảnh tiếp đón, cửa ra vào đại sảnh để thu hút tài lộc.
Khi trồng cây này lưu ý không nên tưới nước thường xuyên vì là cây ưa khô hạn, thích hợp với bóng râm, ánh sáng yếu nên trồng trong nhà chúng phát triển rất tốt.
3. Cây lan ý
Loài cây thân nhỏ họ ráy với khả năng hấp thụ khí độc rất tốt (theo NASA) như benzen là loại hóa chất chất gây ung thư ở người có trong thuốc lá, nhựa, sơn; formaldehyde - có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt; trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô và toluene. Ngoài ra, loài cây này làm giảm lượng bức xạ sóng điện từ từ các thiết bị điện tử đối với con người.
Chậu cây lan ý
Đặt chậu cây lan ý tại phòng làm việc sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ trong thanh lọc không khí. Người mệnh Thổ, Hỏa khi trồng loài cây này theo phong thủy được cho là sẽ mang lại vạn sự như ý, công việc hanh thông thuận lợi.
Tuy nhiên, khi lượng cây sinh sôi quá nhiều sẽ rậm rạp, bạn cắt tỉa bớt để tạo sự thông thoáng cho cây, phòng tránh bọ và muỗi trú ẩn.
4. Cây trầu bà
Đây là dạng cây thân leo, chúng có thể leo cao đến hơn 2 mét nếu như có vật thể bám vào trong điều kiện thuận lợi. Cây thân dây, nhiều lá bản to, hình giống lá trầu màu xanh mượt thanh lọc không khí rất hiệu quả. Là giống cây chịu hạn tốt và ưa bóng râm nên thích hợp trồng trong nhà.
Hình ảnh cây trầu bà trồng trong chậu đặt tại phòng khách
Cây có thể trồng thủy sinh hoặc trồng trong chậu đều được. Đối với trồng thủy sinh như ở bể cá thì rễ của loài cây này còn có tác dụng hấp thụ nitrat, làm sạch nước ở bể cá cảnh giúp cho cá khỏe mạnh.
5. Cây tài lộc
Cây tài lộc có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây có kích thước nhỏ, cây trưởng thành cao khoảng 15 đến 30cm rất thích hợp để trồng trong chậu để phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ để trang trí không gian thêm xanh mát.
Vị trí đẹp để đặt cây tài lộc trong nhà là hướng Đông, Đông Nam hứng sáng vừa đủ cho cây phát triển.
Những người mệnh Mộc (1988, 1950, 1942,...) và người mệnh Hỏa (1949, 1934, 1978,...) theo phong thủy trồng cây này sẽ rất hợp. Người mệnh Thổ là xung khắc khi trồng cây tài lộc trong nhà.
Cây ưa ẩm và ít sâu bệnh. Nên tưới nước dạng phun sương khoảng 4 đến 5 ngày một lần đối với mùa lạnh và 2 ngày một lần với mùa nóng.
6. Cây thiết mộc lan
Khi trồng cây này trong nhà thì nên trồng từ 2 đến 5 gốc chung một chậu, gốc cao gốc thấp đan xen nhau tượng trưng cho sự thăng tiến. Không nên trồng một gốc trong một chậu vì theo phong thủy là không hay cùng với đó là không có tính thẩm mỹ.
Cây dạng thân gỗ mềm, các mầm nhánh mọc trực tiếp từ thân và có lá rất sum suê, xanh tốt quanh năm và rất ít khi rụng lá.
Chiều cao tính từ chậu cây đến ngọn khoảng 1 mét đến 1.7 mét
Vì cây to cao, trồng trong chậu có kích thước tương xứng sẽ rất đẹp. Các vị trí đẹp để đặt cây như đại sảnh tòa nhà, sảnh thang máy, gần lối ra vào để tạo cảnh quan đẹp, tài lộc luôn tấn tới, mong muốn vạn sự hanh thông.
7. Cây đuôi công
Tên khoa học là Calathea Makoyana có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ với khí hậu nhiệt đới. Thuộc cây thân thảo với chiều cao từ 25cm đến 70cm, lá hình bầu dục tròn hơi nhọn ở ngọn lá. Trên lá có các viền gân đối xứng màu trắng nhạt rất đẹp tựa như chiếc đuôi công đang xòe.
Cây được trồng trong chậu nhỏ thành từng khóm, chịu khô hạn tốt và ưa bóng râm. Tác dụng hữu hiệu của loài cây này là hấp thụ các khí độc như fomandehit, cacbon dioxit có trong không khí, đồng thời hấp thụ cả các tia bức xạ điện từ nên rất thích hợp để trên bàn làm việc, bàn lễ tân, cạnh máy tính để phát huy tác dụng.
Cây xanh tốt quanh năm có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe dồi dào, cuộc sống bình yên ít sóng gió.
8. Cây vạn lộc
Vạn lộc, tiền tài, của cải vào tràn trề như sông như suối là ý nghĩa phong thủy của loài cây này khi trồng trong nhà làm cảnh. Ngoài ra cây còn có tác dụng làm sạch không khí, cung cấp oxi trong lành cho ngôi nhà của bạn.
Cây có lá màu hồng đỏ tượng trưng cho mệnh Hỏa, thân và viền lá màu xanh tượng trưng cho mệnh Mộc. Những người thuộc hai mệnh này rất hợp khi sở hữu cây vạn lộc trong nhà.
Màu hồng đẹp mắt của cây vạn lộc
Với màu sắc bắt mắt, cây có thể được đặt tại các vị trí trang trọng, bàn làm việc, bàn lễ tân, bàn phòng khách để làm đẹp cho cảnh quan nội thất ngôi nhà, tòa nhà văn phòng.
Khi trồng cây này lưu ý về tránh nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng cường độ mạnh và tưới nước mỗi ngày 1 lần dạng phun sương.
9. Cây lan chi
Đặc điểm nổi bật của loài cây này là khả năng thanh lọc không khí cực tốt, đặt vài chậu cây lan chi trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ sẽ giúp không khí sạch sẽ và thông thoáng hơn. Chúng hấp thụ khí Aldehyde formic thành đường và amino acid.
Cây cỏ lan chi trồng trong vỏ dừa được treo cao
Đây là loài cây có sức sống dẻo dai, kiên cường, trong phong thủy thì cây cỏ lan chi được coi là bùa hộ mệnh đem lại may mắn cho gia chủ.
Tuy nhiên vì là cây mọc thân thảo, mọc thành bụi có nhiều lá tuôn dài nên phần mặt chậu nên rải lớp sỏi nhỏ để hạn chế độ ẩm và vi khuẩn phát triển, tạo sự thông thoáng không có muỗi trú ngụ.
Thường xuyên để ý, cắt tỉa các lá già, lá bị sâu bệnh để không ảnh hưởng tới cây. Tạo độ thông thoáng.
Cây có thể trồng trong chậu thân cao hoặc treo trên giá để trước cửa sổ để phát huy khả năng thanh lọc không khí.
10. Cây ngọc bích
Loại cây có hình dáng rất ưa nhìn, thân và lá cây mập mạp rất thích mắt. Ưu điểm của cây ngọc bích giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng, suy nghĩ yêu đời hơn.
Cũng giống như những cây trồng trong nhà, cây ngọc bích có tác dụng hấp thu các bức xạ điện tử, cung cấp oxi thanh lọc không khí. Vì là cây có kích thước nhỏ nên bạn có thể trồng ghép 2 đến 3 nhánh cây vào chung một chậu, để chúng tại bàn làm việc, bàn học, bàn đọc sách, cạnh cửa sổ để phát huy tác dụng của cây.
Cây ngọc bích đặt cạnh cửa sổ
Màu xanh ngọc bích rất phù hợp với người mệnh Mộc theo phong thủy, ngoài ra người mệnh Thủy và Hỏa cũng có thể lựa chọn trồng trong nhà mà không lo lắng về xung khắc trong phong thủy. Những người không theo phong thủy thì có thể trồng và để đâu tùy thích.
Cây ưa sáng, nhưng không sáng chói như ánh nắng mặt trời lúc giữa trưa. Cây chịu khô hạn tốt mà ít cần tưới nước, ít mắc các loại sâu bệnh.
11. Cây kim ngân
Cây kim ngân trồng trong nhà có nhiều tác dụng như đuổi muỗi, trang trí cảnh quan, tăng cường oxy thanh lọc không khí, kết hợp với tiểu cảnh non bộ,...
Thân cây hình trụ, khi trồng trong chậu thì thường trồng một gốc to hoặc được ghép từ 3 đến 4 thân nhỏ lại với nhau thành hình bím tóc với ngụ ý tạo sự bền chặt, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau trong cuộc sống, gia đình thuận hòa, vợ chồng yêu thương nhau suốt đời.
Cây trồng trong nhà kim ngân
Lá màu xanh, gồm 5 lá chung một cuống tượng trưng cho bàn tay nắm giữ của cải, tiền bạc giống như tên của loài cây này.
Cây trồng trong nhà khoảng 2 đến 3 tuần nên đưa ra ngoài một lần để hấp thụ không khí và ánh sáng tự nhiên như vậy cây sẽ phát triển tốt mà không bị vàng lá hay thối rễ.
Các vị trí nên đặt cây trong nhà như đại sảnh, phòng khách, sảnh tầng, sảnh thang, cạnh lối ra vào, cạnh bàn làm việc, bàn tiếp tân để sinh tài lộc cho gia chủ.
Cách chăm sóc cây trồng trong nhà
- Ánh sáng: Đa số những cây trồng trong nhà là cây ưa bóng, ánh sáng nhẹ, ít rụng lá. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, màu sắc tươi tắn thì mỗi tuần nên mang cây ra tắm nắng từ 1 đến 2 tiếng lúc sáng sớm hoặc chiều tối để cây hấp thụ khí trời tự nhiên.
- Đất: Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón thích hợp như phân NPK. Thay đất cho cây từ 6 tháng đến một năm để tăng cường dinh dưỡng cho cây phát triển đồng thời loại bỏ các mầm bệnh tích tụ lâu ngày trong đất.
- Nước: Cũng giống như ánh sáng, những cây trong nhà đa phần là cây ưa khô hạn, không cần tưới nhiều nước, không mất nhiều công chăm sóc. Nếu tưới nước nên dùng bình phun sương, phun ướt lá và hơi ẩm đất là được, tránh phun nhiều quá cây bị úng nước dẫn tới chết cây, chết cây là điều không hay.
- Sâu bệnh: Các loại cây trồng trong nhà nếu mắc bệnh thì đa phần là bệnh phấn trắng, nấm do độ ẩm thấp và không có ánh nắng mặt trời chiếu xuống phần gốc. Diệt trừ bằng cách dùng khăn tẩm cồn 70 lau sạch, đặc biệt không phun thuốc trừ sâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Cắt tỉa, vệ sinh: Khoảng vài tháng bạn nên cắt tỉa các cành già, khô, tỉa bớt lá nếu quá dày, làm sạch phần đất để tránh vi khuẩn và sâu bệnh hại cây sinh sôi. Đồng thời giúp tăng cường dinh dưỡng nuôi các nhóm cây chính, tạo dáng đẹp cho cây.
15+ Cây trồng trong nhà theo phong thủy và thanh lọc không khí tốt nhất Các loại cây trồng trong nhà không chỉ giúp tô điểm vẻ đẹp mà còn mang lại nguồn không khí trong lành cũng như tốt cho tài lộc về mặt phong thủy. Cùng tìm hiểu những loại cây nào nên trồng trong nhà trong bài viết sau đây. Các loại cây trồng trong nhà theo phong thủy 1. Cây Kim Tiền Đây là...