Cuối năm, đi chợ “eng éc”
Chợ lợn xã An Nội (huyện Bình Lục, Hà Nam) là chợ đầu mối chuyên lợn duy nhất miền Bắc nằm cách Quốc lộ 21 khoảng 3km.
Có thể nói, chợ lợn xã An Nội (huyện Bình Lục, Hà Nam) là chợ đầu mối chuyên lợn duy nhất miền Bắc nằm cách Quốc lộ 21 khoảng 3km. Chợ họp từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều là vãn.
Họp trưa vì lý do lái lợn trong vùng còn đi gom lợn từ các nhà dân vào buổi sáng, đến trưa mang ra chợ là vừa.
Gọi là chợ, nhưng thật ra là khoảng 14 – 15 nhà mặt đường có đất xây chuồng, cho thuê, kéo dài khoảng 1km. Lái lợn mang lợn ra thả, trả mỗi ngày 3.000đ/con, chủ vựa mất công dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại. Trước kia, chợ họp khuất trong làng, 4 năm nay mới ra mặt đường thế này.
Mỗi ngày, trung bình chợ xuất đi các tỉnh khoảng 70 – 80 tấn, giáp Tết có thể tới 100 tấn. Ngày đông, xe tải kìn kìn về đổ lợn, xuất lợn tắc cả đường. Đến chợ thấy bẩn có, hôi hám có, nhưng vui và “điếc” tai về tiếng eng éc rất đặc trưng.
Khách mua lợn thường véo vào bụng lợn để xem mỡ hay nạc nhiều.
Lợn được đưa vào chuồng ngay sát lề đường. Vệt sơn màu xanh là dấu kiểm định của “trung ương”, màu đỏ là của “tỉnh”.
Anh Lê Đình Văn, gần 20 năm trong nghề lái lợn đang thử “phi nước kiệu” trên lưng chú lợn tạ.
Video đang HOT
Anh Cù Văn Thành – chủ một vựa lợn ở An Nội phấn khởi vì hôm nay xuất được kha khá.
Bốc ngược lợn vào khung sắt để cân.
Lợn được chuyển lên xe. Từ chợ đầu mối An Nội, lợn sẽ đi khắp các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội…
Mỗi ngày lái buôn lớn thường mua hàng vài chục tấn. Xe tải ken nhau tắc cả đường.
Thồ lợn về lò mổ bằng xe máy.
Theo Giáo Dục VN
Phố người Hoa ở Sài Gòn đỏ rực đón Tết
Câu đối đỏ, phong bao lì xì, mai đào giả và hàng trăm vật phẩm trang trí Tết được bày bán tại con đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, khiến khu phố người Hoa ở Chợ Lớn mang không khí Tết sớm nhất tại TP HCM.
Có mặt từ hơn 30 năm nay, phố vật phẩm trang trí Tết trên đường Hải Thượng Lãn Ông như một nét văn hóa của người Hoa kiều Chợ Lớn.
Ước tính có đến hàng nghìn món vật phẩm trang trí cho ngày Tết.
Từ phong bao lì xì đủ loại, được in màu đỏ đính chữ "Lộc" vàng óng ánh.
Đến những cành mai, nhánh đào giả vàng rực, hồng thắm được làm bằng sợi ni lông trông như thật.
Cá chép, biểu tượng của sự may mắn cũng được nhiều người Sài Gòn chọn mua làm vật phẩm trang trí hoặc tặng nhau ngày Tết.
Hàng triệu đồng tiền vàng, ngân lượng với màu sắc sặc sỡ khiến góc phố rực rỡ hơn.
Các vật phẩm được trưng bày từ Tết dương lịch kéo dài đến Tết Nguyên đán.
Người qua đường có thể đến mua hoặc chỉ ngắm mà không bị bất cứ lời phàn nàn nào.
Chủ một cửa hàng cho biết, người kinh doanh mặt hàng này chủ yếu do yêu thích và đam mê: "Trong một tháng giáp Tết, bán không xong thì chỉ có cách mang về mà trang trí, nhất là những sản phẩm đã có in ấn dòng chữ Nhâm Thìn".
Song lượng người tham quan và mua sắm luôn tấp nập dần từ trung tuần tháng Chạp đến giáp Tết, nên ít khi hàng ở con phố này bị ế.
Ông Hải, một người dân sống tại đây cho rằng, chợ vật phẩm Tết không đơn thuần là nơi mua bán, mà đó chính đã trở thành cái hồn của khu phố. "Tôi tự hào vì từ mấy chục năm nay, Tết nào nơi tôi ở cũng rực rỡ nhất Sài Gòn".
Từ quận 1, quận 3, khách tham quan có thể đến khu phố này theo đường An Dương Vương, Hùng Vương, đại lộ Võ Văn Kiệt. Đến đường Châu Văn Liêm hoặc Hồng Bàng, hỏi khu bán đèn lồng treo ngày Tết, người dân nơi đây ai cũng có thể hướng dẫn đường. Phố chỉ lộng lẫy khi lên đèn.
Theo VNExpress
Vịt tiềm ở đâu ngon? Trước năm 1975 mì vịt tiềm gần như là một món riêng của khu Chợ Lớn và của các đầu bếp người Hoa. Nhưng ngay cả ở đây cũng chỉ có vài ba nơi bán món mì được xem là cao cấp, hiếm người biết cách nấu. Đến thời mở cửa, kinh tế phát triển món mì vịt tiềm dần dần được hồi...