Cuối đời…gặp lan, chơi luôn với cả lan VIP
Về Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), tìm nhà Lê Viết Đơn, nhiều người có cùng chung câu hỏi, ông “Đơn lan” đó hả, rồi đều tọ vẹ chân tình; lại nhắc, dọc theo đường Nguyễn Văn Chư, thấy nhà nào có cái vườn lan đẹp thì cứ vào.
Tìm được Mokara
Chưa thấy vườn lan đã thấy Đơn, một mình một bình trà, ngồi ngay trước sân nhà, bảo rằng đợi khách. Không để khách sốt ruột, Đơn đã tỏ ra tiếc nuối, đợi mãi không thấy nhà báo về, mình vừa mới “gả” nguyên cả một giàn lan trước sân nhà có tới 350 giò, giá trên 200 triệu đồng đó. Rồi Đơn giục, thôi thì ra phía sau nhà ngắm tạm cái nhà Mokara cũng được.
Ông Đơn bên cạnh vườn lan Mokara
Trước mắt tôi là nhà lan rộng tới 300 mét vuông. Nhìn từ xa đã thấy điểm xuyết những bông lan sắc đỏ, vàng thật đã con mắt. Đơn bảo, mình mê mai và cây cảnh từ mấy chục năm nay và cũng nhờ đó mà nên cửa, nên nhà, rồi lo chuyện học hành đến nơi đến chốn cho cả 3 đứa con. Thế nhưng, tậu được cái nhà lan này thì chỉ mới 4 năm thôi, khi đã ngoài tuổi 50.
Dạo ấy, Đơn vô Sài Gòn thăm con, tiện thể lang thang. Mê quá nên nghe mô có hoa, có lan là tìm tới, qua Gò Vấp, lên Củ Chi và sang tận Trảng Bàng (Tây Ninh). Cuối cùng gặp lan và Đơn nghĩ, phải có ngay có trong vườn mình ở Thủy Phương một nhà lan Mokara.
Video đang HOT
Thích là làm nhưng cũng phải ra vô Sài Gòn đến 6 lần, Đơn mới quyết định đầu tư. Tháng 5/2015, Đơn bàn bạc với vợ, rồi quyết định đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới phun sương đặt mua từ Trảng Bàng 1.000 cây giống. Anh chọn mua giống ở đây bởi tính toán, nơi này khí hậu nắng nóng như Huế nên khả năng thích tốt.
Giống lan Mokara có nguồn gốc từ Thái Lan, chưa từng trồng ở Huế. Vậy nên, không còn cách khác với ông già đã ngót nghét 60 này là phải vừa học, vừa làm. Ông Đơn bảo, phải chăm lan như chăm con mọn. Lan Mokara cần nước nhưng cũng cần sự thông thoáng, cần bón phân đúng cách, cần ánh sáng và cần cả con mắt tinh đời cùng sự tận tụy nên người trồng phải thức khuya dậy sớm cùng lan. Nào phun tưới liên tục, nào bơm kích rễ (lúc đầu 3 ngày một lần), nào bón lót, nào phun thuốc trừ sâu… Khó nhất là mưa, mưa nhiều làm thối nhũ, hỏng đọt, giảm năng suất.
Khác với các thứ “lan nhà”, lan Mokara ra hoa quanh năm nên người trồng phải tính đến chuyện bán hoa. Ông Đơn cho biết, sau 6 tháng đã thấy có hoa bói (mừng), hơn năm đã có thể thu hoạch. Bây chừ thì đều đặn mỗi tháng 2 lần vợ chồng Đơn lo chuyện cắt lan Mokara. Đơn tính, một nhành 7 – 10 ngàn đồng, một lần cắt được chừng 80 nhành, cũng là khoản thu khá lớn. Hoa bỏ bán ở chợ và các shop, không lo chi chuyện… ế. Lan Mokara có nhiều màu, điểm mặt nhà lan của Đơn cũng có tới 6 màu, trong đó có nhiều màu đẹp và được chuộng, như vàng chanh (Ful Moon), vàng mai (Chao Praya), vàng đồng (Luen)…
Làm ăn lớn với “lan VIP”
Cái giàn lan mà Đơn khoe vừa bán, có giá trên 200 triệu đồng. Cách bán cũng thiệt lạ. Khách là đại gia ghé thăm nhà, thấy giàn lan mê quá, vậy là hỏi mua “xôn” và Đơn cũng tính nhanh, rồi bán ngay. Cả thảy có tới 350 giò, chủ yếu toàn loại giả hạc (còn gọi là phi điệp tím) quý hiếm, không suy suyển trong suốt 3 năm ròng.
Chẳng còn mới mẻ gì với người trồng lan nhưng không phải những ai mới chơi lan điều biết cách trồng lan giả hạc, một trong những loài lan đẹp, có hương thơm nồng nàn và là giống lan quý của rừng nhiệt đới.
Lan giả hạc 5 cánh trắng Phú Thọ đã có mặt tại vườn lan của ông Đơn
Lần này, Đơn bật mí, quyết làm ăn lớn với lan. Một là, đầu tư thay giàn lan vừa bán bằng giàn lan VIP. Cách nay 1 năm, Đơn đã mua giống giả hạc 5 cánh trắng Phú Thọ, giả hạc 5 cánh trắng HO và đã ươm trồng 56 lẵng các loại lan quý này. 5 cánh trắng là dòng giả hạc đột biến nổi tiếng.
Như lan 5 cánh trắng Phú Thọ chẳng hạn, luôn gọi dậy sự thèm khát của bao kẻ người sưu tầm. Mặt và khuôn hoa rất đẹp, 5 cánh trắng tinh khiết và 2 mắt tím hồng. Hương thơm nồng nàn, độ bền của hoa kéo dài. Giá được tính bằng cm (mỗi cm giống, Đơn phải mua với giá 400 ngàn đồng). So với 5 năm trước, giá bán hiện gấp 5 – 6 lần là ước mơ của bao kẻ chơi lan và muốn làm giàu nhờ lan. Giàn lan VIP của Đơn đang phát triển đầy hứa hẹn và sang năm sẽ cho thu hoạch.
Còn với lan Mokara, ông chủ Đơn đang có kế hoạch đầu tư thêm một nhà lưới với diện tích tương tự. Chuyện trò với tôi bên chén trà buổi sáng, Đơn cứ thế say sưa khi nói về lan. Lan nhiều và lại là lan quý nên việc chăm giữ rồi đây sẽ vất vả hơn nhiều. Không chỉ lo chăm, lo trồng, lo thu hoạch mà còn phải lo giữ.
Đơn đang triển khai làm lại bờ rào nhưng vẫn chưa thể yên tâm. Còn nữa là cái tuổi già đang ập tới mà con cái thì đi xa, lo cho tấm thân già đã khổ lại còn đèo bòng thêm lan. Là nói thế thôi chứ Đơn thì thiệt lòng, mình mê lan quá rồi ông ơi, bao giờ cũng nghĩ tới lan, làm sao bỏ được. Mà nì, cũng nhờ lan mà mình có được cơ ngơi như hôm nay đó. Đúng là cuối đời gặp… lan. Đơn cười, khuôn mặt vui nhưng nhưng đã đầy những vết nhăn.
Theo Đan Duy (Báo Thừa Thiên Huế)
Làm giàu khác người: Biến đất rẫy thành vườn lan bạc tỷ
Xuất phát từ đam mê, chị Trương Thị Thu nay đã có vườn lan mokara và ngọc điểm trị giá tiền tỷ tại thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu). Vườn lan này cũng cho gia đình chị Thu mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Điểm chú ý, vườn lan bạc tỷ được chị Thu gây dựng từ khu đất rẫy.
Chị Thu cho biết, gia đình chị ở phố Nguyễn Tất Thành, phường Phước Trung, TP.Bà Rịa. Chị có niềm đam mê đặc biệt với hoa lan, nhất là mokara và ngọc điểm. Trước đây, làm thợ may công việc rất bận rộn, nhưng trong nhà chị luôn có những chậu lan mokara, ngọc điểm đẹp được chăm sóc tỉ mỉ. Khi có tiền mua được 1,5ha đất rẫy ở huyện Châu Đức, ngoài phần đất trồng cây ăn trái (bưởi, cam, sầu riêng), chị Thu dành 3 sào để trồng lan.
Với lan ngọc điểm, chị Thu đã ươm trồng được hơn 4.000 chậu.
"Từ trồng chơi, đến trồng để kinh doanh là cả một câu chuyện khác", chị Thu chia sẻ. Mình phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu kỹ thuật cho từng loại lan, phải lên tận các nhà vườn TP.Hồ Chí Minh để học hỏi kinh nghiệm...", chị Thu thổ lộ.
"Đầu năm 2017, chị Thu dốc vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng làm nhà lưới, lắp giàn, hệ thống tưới tự động với diện tích khoảng 2 sào đất để trồng lan mokara. Sau đó, chị dành thêm 1 sào nữa để trồng lan ngọc điểm. "Trồng lan lúc đầu nghĩ chơi cho vui, vậy mà nay lại mang đến nguồn thu nhập chính cho gia đình", chị Thu phấn khởi chia sẻ.
Theo chị Thu, mỗi tuần chị cắt khoảng 800 cành lan mokara thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Lan được bỏ sỉ cho các shop hoa tươi tại TP.Bà Rịa, huyện Châu Đức và bán lẻ tại nhà. Còn với lan ngọc điểm (loài lan chỉ nở vào dịp Tết), chị Thu cho biết, Tết vừa rồi cũng bán được hơn 100 chậu, giá từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng mỗi chậu.
Theo Đinh Hùng (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Gia Lai : Rừng thông hơn 40 năm tuổi bị kẻ xấu cạo vỏ chết đứng Hàng trăm cây thông có tuổi thọ trên 40 năm tuổi nằm ở vùng ven khu vực TP.Pleiku (Gia Lai) liên tục bị kẻ xấu xâm hại, bị tróc vỏ từ 2-3m làm cho cây thông chết đứng. Đây là khu vực khá nhạy cảm, là "lá phổi xanh" bảo vệ cho TP.Pleiku và giá đất rất cao trong thời gian qua. Mới...