Cuối cùng mẹ chồng ghê gớm cũng phải nể tôi một phép
Đã có lúc tôi những tưởng mình muốn nổ tung ra bởi những căng thẳng vì cuộc sống chung trong ngôi nhà chồng ba thế hệ. Nhưng dần dà tôi đã tìm ra giải pháp cho mình.
Mỏi mệt lắm, sống chung
Ngày quyết định về làm dâu và sống chung với một đại gia đình ba thế hệ, tôi chỉ nghĩ giản đơn, mình không làm điều gì xấu thì mọi việc sẽ tốt. Song càng sống, tôi càng nhận ra rằng, cuộc sống phức tạp và bức bách hơn những gì tôi tưởng.
Vợ chồng tôi cùng ưa thích sự giản đơn và lấy sự tiện dụng lên hàng đầu. Hôm nào rảnh rang, đi làm về sớm thì nấu cơm, không thì tôi lại mua đồ ăn sẵn, tối về chỉ nhoáng một cái đã xong bữa, lại chẳng phải dọn dẹp gì nhiều. Thời gian còn lại dành để vợ chồng nghỉ ngơi, thư giãn.
Tôi đã khiến mẹ chồng ghê gớm phải nể phục. Ảnh minh họa
Nhưng điều này không được bố mẹ chồng ủng hộ. Bố mẹ chồng tôi luôn yêu cầu tôi phải dậy sớm, đi chợ “mua đồ sáng cho tươi” như các cô con dâu đảm đang khác.
Tối thức khuya để làm việc hoặc trò chuyện với chồng, sáng lại phải dậy sớm đi chợ, tôi mệt mỏi vô cùng nên nhiều hôm mới sáng đến cơ quan mà đã phờ phạc.
Dù tôi đã cố gắng đến hết mức để làm bố mẹ chồng và bà nội chồng hài lòng.
Tôi luôn dọp dẹp chăm sóc nhà cửa sạch sẽ, cắm hoa, giặt rũ quần áo cho cả nhà (mẹ chồng không cho giặt máy vì kêu hỏng vải lại không sạch), chăm lo quần áo cho bố mẹ theo mùa, đánh rửa ấm chén thường xuyên để cụ uống trà…
Ấy vậy nhưng dường như vẫn là chưa đủ. Gần như ngày nào tôi cũng bị ai đó trách cứ. Khi thì mẹ chồng than phiền: con dâu thấy bố mẹ về mà không ra mở cửa, hoặc ra chào ngay (dù có khi ông bà về mình còn đang tắm).
Khi thì bà nội góp ý đặt chậu mạnh khi có bà ở đó. Khi thì các cụ giả bộ bàn luận chuyện đời nhưng thực ra là ngầm đánh tiếng con dâu: “Dâu giờ toàn là dâu tây. Ai lại ngủ đến tận 6h30 mới thèm dậy chứ”…
Tôi làm trong ngành dịch vụ, phải giao tiếp nhiều nên mặc đẹp và hợp thời là điều không thể thiếu. Ấy vậy nhưng tôi lại luôn phải làm hài lòng và ăn mặc theo quan điểm của bà nội, người đã ở tuổi thất thập cổ lai hy.
Sáng nào bà cũng dậy sớm, ngồi dưới phòng khách và không ngại ngùng phán, thậm chí bắt cháu dâu phải thay đồ khác dù đó có khi chỉ là kiểu quần legging bó sát, áo cổ hơi trễ chút…
Còn với váy ngắn, dài gì đều bị bà cấm cản cả. Vậy nên mỗi ngày đi làm tôi thường xuyên phải bỏ váy áo vào túi để mang đến cơ quan dấm dúi thay ra.
Có lần tôi rụt rè lôi kéo đồng minh từ phía bố mẹ chồng thì nhận được ngay mệnh lệnh của bố chồng: “Sống cùng mái nhà thì con cái phải nghe lời ông bà, bố mẹ.” Uất ức lắm nhưng chẳng biết làm sao.
Nhưng căng thẳng nhất là ngày tôi sinh em bé. Tôi muốn thuê ô sin cho đỡ mỏi mệt nhưng mẹ chồng tôi nhất định phản đối. Bà đưa ra ti tỉ lý do: nào là có người lạ ở nhà thì hay ho gì, nào là ngày xưa bà đẻ 5 đứa con trong lúc ông đi bộ đội cũng chỉ có một mình, ráng sức là được hết; nào là phụ nữ sau đẻ ít vận động thì sau này yếu, thậm chí bà còn mỉa mai: “có tí tiền là bày đặt giúp việc”…
Không có ô sin, hiển nhiên tôi phải trông nhờ vào sự giúp đỡ của bà. Nhưng ôi thôi, chính từ đây rắc rối mới gọi là khủng khiếp. Cách chăm cháu của bà khác hẳn với tôi.
Khi con bé ốm, tôi mời bác sỹ đến nhà khám xét trong khi bà lại chỉ muốn dùng kinh nghiệm dân gian, chữa mẹo nên tìm cách cản trở, nói gần nói xa rằng tôi thừa tiền và đừng tưởng uống thuốc Tây là tốt, có khi hại nhiều hơn lợi…
Video đang HOT
Khi bé ăn không hết suất, bà bắt tôi ăn bằng được cháo thừa của bé vì lý do:”Để bé hay ăn chóng lớn”. Rồi thì sữa công thức pha không đúng theo hướng dẫn, bỉm không được dùng….
Xót con, tôi nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình. Bà vì thế mà không hài lòng, lúc đầu còn chỉ tỏ ý giận dỗi nhưng sau đó nói thẳng: “Con của chị là cháu đích tôn của tôi vì thế nên tôi có quyền can thiệp vào cách chăm cháu.
Nuôi con theo cách chị có ngày cháu tôi chết oan à?”. Con mình đẻ thật mà nhiều lúc tôi không có quyền quyết định.
Bức xúc, nhưng tôi không dám than phiền quá nhiều với chồng hay kêu gọi anh bảo vệ mình.
Bởi lẽ, rút kinh nghiệm hồi mới về chung sống, thở than với chồng, anh bật lại các cụ và thế là phe già gồm ba người ở nhà hợp sức để đồng thanh: Nó coi vợ là nhất. Và hậu quả là cô con dâu lại càng bị “củ hành”.
Cứ chỉ những chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày ấy thôi nhưng khiến cho cuộc sống vợ chồng của chúng tôi cứ rối như mớ bòng bong.
Duy trì “hòa bình” với cuộc sống chung
Sau rất nhiều lần đấu tranh để được ra ở riêng nhưng bất lực (vì chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà), tôi đành cam chịu và bắt đầu học cách làm dịu những căng thẳng của cuộc sống chung với gia đình nhiều thế hệ.
Và một lần bố mẹ thấy ý kiến mình là hay thì hẳn lần hai, lần ba sẽ được bố mẹ tín nhiệm. Ảnh minh họa
Trước hết, để tránh những phiền phức, tôi tuân thủ trọn vẹn nguyên tắc hỏi ý kiến bố mẹ chồng trước khi làm. Tất tật mọi việc liên quan đến sinh hoạt chung của gia đình, từ chuyện nhỏ như muốn lắp thêm cái điều hòa nhiệt độ, thay đổi tivi ở phòng khách đến những chuyện lớn hơn như việc thay đổi thói quen cả nhà cùng tập trung ăn bữa sáng tại nhà, tôi đều hỏi ý kiến bố mẹ chồng.
Nếu thấy ý kiến nào của bố mẹ là hợp lý, tôi làm theo. Còn ngược lại, điều gì không hợp lý tôi sẽ cố gắng nhẹ nhàng đưa ra ý kiến, phân tích điều hơn thiệt và chỉ khi nào thuyết phục được bố mẹ thì tôi mới làm. Và một lần bố mẹ thấy ý kiến mình là hay thì hẳn lần hai, lần ba sẽ được bố mẹ tín nhiệm.
Bằng chứng là tôi đã thay đổi được khá nhiều thói quen của bố mẹ. Chẳng hạn, tôi không còn phải đi chợ từ sáng sớm nữa vì khi đã nhận nấu bữa cơm chiều thì bằng mọi cách sẽ lo được bữa cơm trọn vẹn. Tôi cũng thuyết phục được mẹ chồng rằng khi cháu ốm thì an toàn nhất là đưa đi khám…
Sống chung, để nhẹ lòng, thay vì cứ ấm ức vì các câu bóng gió xa xôi của bố mẹ, tôi luôn tặc lưỡi “người già lẩm cẩm”. Khi đã nghĩ vậy thì tự nhiên tôi không còn thấy ấm ức hay nặng lòng vì sự khó tính của bố mẹ nữa.
Tôi có thể hùa theo ý của bố mẹ chồng nhiều chuyện nhưng có những chuyện tôi cương quyết là người cầm trịch và nhận lãnh trách nhiệm về mình. Chẳng hạn như chuyện chăm con, tôi luôn đưa ra nguyên tắc và thống nhất với bố mẹ chồng. Tôi luôn “có lời” trước rằng ông bà đừng bênh bé khi mẹ giơ roi vọt hay quyết định cho cháu ăn gì, ăn bao nhiêu là đều do tôi quyết…
Có cương thì cũng phải có nhu. Ngoài những chuyện ảnh hưởng nghiêm trọng nếu làm theo ý bố mẹ, tôi hay chiều theo ý bố mẹ. Bà muốn kê lại bàn bếp, tôi làm theo, ông thích bỏ bớt vài chậu cảnh, tôi tuân thủ…
Và đã sống chung, để êm ấm chỉ có cách những người chung sống phải quan tâm, cởi mở và chân thành với nhau. Tôi chân thành với bố mẹ chồng nên các cụ dần dà cũng xem tôi như là thành viên thực sự trong gia đình, quan tâm, lo lắng.
Trên đà đó, tình cảm nàng dâu với bố mẹ chồng ngày một tốt hơn và cuộc sống chung bớt căng thẳng hơn.
Theo Tintuc
Đàn bà đi tỉnh
Đàn bà quanh năm đi tỉnh rồi về, tuổi xuân và những phút giây êm ấm bên gia đình có khi nào còn quay trở lại thêm lần nữa hay không?
Quá giữa năm là mùa cao điểm đi công tác của cơ quan chị. Có khi, đầu tuần chị ở Bạc Liêu, tối muộn ngày thứ Tư mới về đến nhà, chỉ kịp tắm rửa, lôi quần áo dơ trong ba lô ra bỏ máy giặt, ngủ với con một đêm, rồi sớm tinh mơ lê cái vali kéo ra sân bay, đi Hà Nội.
Cảm giác chỉ trong vòng ba nốt nhạc đã ở hai đầu đất nước ấy thật là khó tả. Với một người ít di chuyển, quanh năm quen núp mình trong văn phòng rù rì máy lạnh, sẽ dễ cho rằng cuộc sống kiểu ấy chắc hẳn nhiều thú vị.
Chị cũng ưa đi đó đi đây lắm, vừa thay đổi không khí, biết được nhiều điều hay, có thêm nhiều mối quan hệ hữu ích. Nếu như...
Mấy năm trước, chị là nhân viên bàn giấy, đứng trước cơ hội đổi việc, chồng đã bảo, cứ qua bộ phận mới đi em, đừng lần chần, anh ủng hộ. Chị e dè nêu rõ nguy cơ phải đi tỉnh thường xuyên, chồng mạnh dạn nói: không thành vấn đề.
Chị yên tâm gật đầu, bước vào một công việc có phần năng động hơn, quen với các khái niệm về trễ, tiếp khách, bia bọt, xã giao này nọ.
Tửu lượng chị vốn kém, có lần đi miền Tây, đơn vị chủ nhà mời khách rượu trắng, từng chén từng chén trăm phần trăm... Chị ực vội vài lần vì sợ thất lễ, rồi chân nam đá chân chiêu lần về khách sạn. Đêm hôm ấy, chị hầu như thức trắng vì... sợ chết.
Cái ý nghĩ phải "bỏ xác nơi quê người" làm chị kinh hoàng, dù chồng đã liên tục nhắn tin trấn an là không sao đâu, chỉ là em quá say mà thôi, ngày mai sẽ ổn.
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet
Nhưng chị không dám nhắm mắt lại, bởi sợ cảm giác bồng bềnh chông chênh kia sẽ đưa hồn mình đi luôn không kềm giữ được. Mà chị thì còn yêu đời, muốn gặp lại chồng con vô cùng, nên chẳng dám liều mà ngủ trong một cơn say tràn như thế...
Trận rượu ấy khiến chị biết khôn mà né tránh những lần tương tự. Thế nhưng, không ít dịp chỉ ngà ngà say thôi, chị cũng vô cùng mệt mỏi trên chuyến xe về lại thành phố.
Những lần về nhà khuya lắc khuya lơ không đếm được, chỉ còn cách gọi cho chồng, nhờ anh ra đón về. Rồi cũng không hiếm bận tài xế được điều đi việc khác, chị và đồng nghiệp phải nhảy xe đò liên tỉnh về, thấp thỏm lo âu thân gái dặm trường.
tất nhiên đừng nói tới khái niệm say xe, ói mửa, nhức đầu... vì nghe "tiểu thư" không chịu được. thẳng tưng hỏi giá phòng, kèm thêm cái giường kê thêm là bao nhiêu, để túm tụm với nhau mà ở cho đỡ tốn tiền công tác phí.
Thế nhưng, cũng có người thích tận hưởng tiện nghi ba sao, bốn sao, sẵn sàng tiêu hết sạch những đồng bạc theo chế độ riêng của cơ quan. Tiết kiệm được bao nhiêu đâu mà phải cực!
Rồi chê ỏng chê eo giường không đủ rộng, chẳng đủ các vật dụng quen thuộc vẫn dùng... Ừ thì phụ nữ đi làm, bon chen ngoài xã hội cũng đã vất vả lắm rồi, đàn bà lặn lội đi công tác còn đáng thương hơn, nên ưu ái bản thân đôi chút, cũng là chuyện nên làm.
Thế nhưng, đàn bà đi cùng nhau thì lại không nghĩ vậy. Khi tôi tranh thủ mua ít khô cá, mắm sặc, vài thứ hoa trái địa phương giá hời mang về, thì chị hà cớ gì lại được thong dong gội đầu ở tiệm, vung vinh ăn nhà hàng với bao đặc sản cơ chứ!
Ảng mang tính minh họa - Shutterstock
Cho nên, cái chuyện đàn bà đi tỉnh về tới văn phòng lại tranh thủ... nói xấu nhau là ky bo hoặc chảnh chọe, cũng là chuyện dễ hiểu...
Đồng nghiệp của chị hay tán nhảm với nhau rằng, nếu là một cô nàng đang yêu, chỉ sau vài chuyến lăn lộn, bạn có nguy cơ trở lại thời cô lẻ. Đơn giản, chả có gã đàn ông nào chịu nổi cảnh cô bồ cứ ăn rồi đi xa biền biệt, dẫu là với lý do thăng tiến hay tính chất công việc đòi hỏi thế.
Nếu bạn đang sống cảnh gái ế, biết đâu thần may mắn mỉm cười, bạn sẽ sắm được tay đàn ông bá vơ nào đó dưới tỉnh để mang về "khè" thiên hạ! Còn nếu là mẫu đàn bà gái mẹ thông thường, khả năng chị giúp việc sẽ quản lý luôn cái giường ngủ của bạn ở nhà.
Chuyện bà ngoại bất ngờ qua thăm cháu, thấy người giúp việc nhà con gái đang chễm chệ trong phòng ngủ của gia đình, cũng không phải là cảnh hiếm gặp. Bà ngoại đám nhóc vội vàng gọi điện nhắc nhở kiêm cảnh báo nguy cơ cho con mình, nhận lại được câu hỏi như một lời than: Thì con biết làm sao bây giờ, mẹ ơi!
08:10 20/09/2015
Ừ cuộc sống là thế, giữa thời người đông của khó, đành phải chấp nhận bươn bả để có thể bảo toàn nồi cơm mà nuôi con. Tìm kiếm được sự đồng thuận của một ông chồng dễ tính như chồng chị, thật không phải đơn giản. Tin tưởng và an tâm rời khỏi nhà như chị, càng chẳng phải dễ dàng.
Huống hồ, đàn bà luôn có muôn vàn mối lo ngong ngóng về cái tổ ấm vắng bàn tay mình. Nhớ con. Thèm một sự ổn định. Mơ một giấc bình yên không chập chờn hơi xe, hơi người.
Chị vẫn nhớ cô bạn đồng hành trong một chuyến đi dài gần cả tuần. Đêm về, người phụ nữ ấy liên tục trở mình trên giường vì khó ngủ.
Còn gì gần gũi với một bà mẹ đơn thân hơn là đứa trẻ con mình, nguồn vui sống của cô. Làm sao chịu nổi sự thiếu vắng hơi thở, mùi tóc, làn da quen thuộc của đứa trẻ quan trọng nhất đời mình.
Camera hành trình của một người đàn bà đi tỉnh đôi khi đủ khiến người ngoài cuộc phát hoảng. 5g sáng, điện thoại báo thức, mở nước ấm, vùi người vào đấy, ướt từ tóc đến chân mà vẫn không sao tỉnh hồn được.
6g, ngồi hứng gió ngay cổng bảo vệ, chờ tài xế và chuyến đi thần thánh của mình. 7g, anh tài xế cao to lịch lãm như diễn viên Hàn Quốc, ga lăng xách dùm ba lô liệng vào chiếc xe năm chỗ. Xe vun vút rời thành phố, trực chỉ một thị xã.
bắt đầu lôi son phấn ra đánh dặm, nhìn vẻ mặt ơ hờ thiếu ngủ của mình trong gương mà cảm thấy thật là... oải. 8g, đứng trước mấy chục đôi mắt soi ngó của đơn vị đối tác, cái tập tin trình chiếu mang theo lạnh lùng báo lỗi một câu đại ý rằng "không tương thích với máy tính".
Loay hoay một hồi đành phải cầu cứu anh kỹ thuật ở dưới đó. May mà... không phải bật khóc vì quá hớp! 12g, sau cả buổi sáng làm việc như lên đồng, đàn bà hỏi vóng xuống hội trường là, mấy anh chị ngồi nghe có thấy mệt hông, sao mà tui mệt quá xá vầy nè, thèm nghỉ trưa rồi nhen.
Thiên hạ cười nghiêng ngả dễ chịu, dường như chẳng ai thèm chấp "con bé" tội nghiệp đã lặn lội đường xa xuống tận đây... 13g, được đãi bia và mấy món gỏi sầu đâu cá sặc cho bữa trưa miệt tỉnh.
17g, xe bon bon trở về, kết thúc hành trình một ngày của đàn bà đi tỉnh. 18g30, tới cửa ngõ thành phố, nhưng kẹt xe. Bác tài vui vẻ bảo, có lần tôi chở hai chị đi tỉnh A nhớ không, lúc về chứng kiến tai nạn giao thông, chị này khóc vì thương bà nạn nhân đi chợ về thì gặp hạn, chồng con chẳng có được bữa cơm hàng ngày...
Cả bọn lặng đi vì lời nhắc nhớ ấy. Năm tháng vùn vụt, đàn bà quanh năm đi tỉnh rồi về, tuổi xuân và những phút giây êm ấm được tận hưởng bên gia đình có khi nào còn quay trở lại thêm lần nữa hay không?
Hay là mặc kệ sự đời, cứ xách ba lô lên và đi...
Theo Hoangmy/Afamily
Câu chuyện về việc một câu nói có thể cứu vãn cả một cuộc hôn nhân Đi đâu về đâu.. gia đình vẫn là tất cả Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng hạnh phúc và êm ấm. Theo quan điểm của tác giả người Mĩ Richard Paul Evans không phải ai cũng có đủ sức mạnh để vượt qua những thời điểm khó khăn trong hôn nhân. Ắt hẳn bạn sẽ đồng tình hơn với quan...