Cuộc xâm lược Nga khiến đế chế Thụy Điển sụp đổ
Thụy Điển thế kỷ 17 là cường quốc quân sự vùng Baltic trước khi tấn công Nga vào mùa đông, sai lầm khiến họ phải trả giá bằng cả đế chế.
Ngày nay, Thụy Điển là nước theo đuổi chính sách ngoại giao trung lập. Tuy nhiên, quốc gia này từng là một đế chế và cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Nước này từng tung quân đánh chiếm nhiều vùng đất ở châu Âu, nhưng cuối cùng phải trả giá đắt khi xâm lược Nga.
Vốn là một nước nghèo với dân số thưa thớt, Thụy Điển thời Trung Cổ không thể sánh được với các đối thủ lớn lúc bấy giờ như Pháp và Nga về nguồn lực. Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi vào đầu thế kỷ 17, khi vua Gustavus Adolphus lên ngôi.
Ông nổi tiếng là chỉ huy quân sự thông minh và sáng tạo, theo đuổi phương thức tác chiến cơ động và linh hoạt phù hợp với Thụy Điển. Vào thời đó, quân đội các nước trên thế giới chủ yếu gồm nông dân và lính đánh thuê được trả lương thấp đến mức phải đi cướp bóc, trong khi Thụy Điển đã duy trì đội quân chính quy thường trực được huấn luyện bài bản.
Vua Gustavus Adolphus trong trận Breitenfeld. Ảnh: Wikipedia.
Lính Thụy Điển được triển khai theo đội hình chiến thuật cấp đại đội, bảo đảm tính linh hoạt thay vì các đội hình cồng kềnh của đối phương. Khi quân đội các nước mới chuyển từ kiếm và giáo sang súng hỏa mai, vua Gustavus đã tăng cường các vũ khí sử dụng thuốc súng cho quân đội.
Hầu hết pháo binh thời kỳ đó được bố trí cố định trên chiến trường, nhưng các trung đoàn bộ binh Thụy Điển đã sở hữu những loại khẩu pháo dã chiến nhẹ và có khả năng cơ động cao để yểm trợ binh sĩ trong suốt trận đánh.
Video đang HOT
Những kỹ chiến thuật này giúp quân đội Thụy Điển liên tiếp giành chiến thắng vang dội trên chiến trường. Trong Cuộc chiến 30 năm (1618-1648), quân đội Thụy Điển tiến như vũ bão về phía nam, gần như chiếm cả thành phố Prague và Vienna ở sâu trong vùng Trung Âu.
Đỉnh cao thắng lợi của Thụy Điển là trận Breitenfeld, vùng đất ngày nay ở gần thành phố Leipzig của Đức, vào tháng 9/1631. Đội quân gồm 23.000 lính Thụy Điển và 18.000 người Saxon gần như xóa sổ toàn bộ lực lượng gồm 35.000 binh sĩ Đế quốc La Mã Thần Thánh mà chỉ tổn thất 5.500 người.
Vua Gustavus Adolphus tử trận trong trận Lutzen năm 1632, nhưng đội quân của ông vẫn giành chiến thắng. Thắng lợi trong các trận đánh với quân Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan và Nga sau đó giúp Thụy Điển giành được lãnh thổ rộng lớn ở Ba Lan và phía đông nước Đức ngày nay, đồng thời trở thành một cường quốc ở khu vực Baltic.
Năm 1708, Thụy Điển xua quân xâm lược Nga, nhưng quyết định này khiến họ phải trả giá đắt. Đây là một phần trong Chiến tranh Phương Bắc Vĩ đại (1700-1721), cuộc đối đầu giữa hai liên minh do Thụy Điển và Nga dẫn đầu.
Quân đội Thụy Điển nằm dưới quyền chỉ huy của Charles XII, vị vua trẻ được mệnh danh là “Sư tử phương Bắc”. Đối thủ của ông là Peter Đại đế của nước Nga. Nếu thắng trận chiến này, Thụy Điển sẽ chiếm vị thế bá chủ vùng Baltic, kiểm soát cả Đông Âu và Trung Âu.
Charles XII tiến đánh Nga chỉ với 40.000 quân, lực lượng nhỏ hơn nhiều so với 500.000 binh sĩ của Napoleon năm 1812 và 3 triệu lính Đức trong chiến dịch Barbarossa năm 1941.
Quân Thụy Điển có khởi đầu thuận lợi khi loại bỏ liên quân Đan Mạch – Na Uy và đế chế Ba Lan – Litva khỏi cuộc chiến. Chiến thuật chia nhỏ đội hình của Thụy Điển vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả. Trong trận đánh năm 1700 ở vùng Narva thuộc Estonia ngày nay, 12.000 quân Thụy Điển gần như xóa sổ 37.000 lính Nga khi giao tranh trong bão tuyết.
Tuy nhiên, quân đội Nga sau đó áp dụng chiến thuật “tiêu thổ”, phá hủy mọi thứ trước khi lùi sâu vào trong lãnh thổ rộng lớn của mình, bỏ lại sau lưng những thứ đối phương không thể tận dụng. Các đơn vị lính Nga cũng tổ chức phục kích tiêu diệt lực lượng tăng viện và bổ sung hậu cần của Thụy Điển.
Trận đánh tại Poltava tháng 6/1709. Ảnh: Wikipedia.
Năm 1709, châu Âu trải qua mùa đông lạnh giá chưa từng có trong vòng 500 năm. Lúc này, quân Thụy Điển mắc kẹt trong khu vực bị tiêu thổ, không có thức ăn và nơi trú ẩn. Có thời điểm Thụy Điển mất hơn 2.000 lính vì giá rét chỉ trong một đêm.
Số phận đế chế Thụy Điển được định đoạt trong trận Poltava ở miền trung Ukraine tháng 6/1709. Đợt lạnh giá đầu năm khiến lực lượng tiêu hao nặng nề, Thụy Điển chỉ còn 20.000 binh sĩ và 34 khẩu pháo, nhưng vua Charles XII vẫn quyết định bao vây Poltava, khiến Peter Đại đế ra lệnh điều 80.000 quân tới giải vây.
Quân Nga chặn đứng cuộc tấn công của Thụy Điển, sau đó tổ chức phản công với lực lượng vượt trội và bao vây phong tỏa đối phương. Trong trận này, Thụy Điển tổn thất gần như toàn bộ lực lượng khi có tới 19.000 binh sĩ thương vong. Nga cũng chịu tổn thất lớn nhưng được tăng viện nhanh chóng, yếu tố mà đối phương không có.
Vua Charles XII rút khỏi Nga với 543 lính sống sót và phải sống lưu vong 5 năm. Thụy Điển mất hết lãnh thổ ở vùng Baltic, đế chế của họ cũng sụp đổ.
Cả Napoleon và Hitler sau này đều không rút ra được bài học từ thất bại cay đắng của Charles XII. Trong vòng 250 năm, ba thế lực thống trị châu Âu đều tấn công Nga trong mùa đông lạnh giá và đều hứng chịu thảm bại.
Dịch Covid-19: Khác biệt ở Nga và Mỹ dưới góc nhìn của 1 chuyên gia
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 do virus corona gây ra ở Nga và Mỹ có một số điểm khác biệt, nhà sử học người Mỹ Stephen Cohen phát biểu trong podcast của John Bachelor cho The Nation.
Khử khuẩn chống dịch Covid-19 ở Moscow, Nga.
"Nhiều vấn đề của Nga tương tự những gì chúng ta đang đối mặt. Hầu hết người Moscow ngồi nhà, người Mỹ ở New York và Los Angeles cũng ngồi ở nhà theo cách tương tự. Có mối quan tâm và lo lắng về lạm phát- điều này chúng ta cũng biết đến, đây là vấn đề của toàn thế giới", người dẫn podcast phát biểu.
Ông Cohen bày tỏ đồng ý và nói thêm rằng phản ứng của người dân bình thường ở Mỹ và Nga đối với tình hình hiện tại rất giống nhau. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có một số sự khác biệt.
"Người Nga, đặc biệt là người Moscow đã phải trải qua quá nhiều những tình huống khẩn cấp trong thế kỷ XX, đến nỗi ở mức độ di truyền dường như họ có sự chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa. Đó là điều khác biệt của họ với chúng ta", ông Cohen nói.
Giáo sư cũng chỉ ra sự khác biệt trong hành vi của chính quyền khu vực ở Nga và Mỹ. Đồng thời, ông Cohen bày tỏ hy vọng rằng tình hình hiện tại có thể góp phần giúp quan hệ giữa Moscow và Washington dần ấm lên.
"Đặc biệt vào thời điểm này, khi chúng ta cần giải tỏa căng thẳng giữa Mỹ và Nga, thậm chí là lập ra liên minh như trong thời kỳ Thế chiến II chống lại Hitler. Nguy cơ của virus khiến liên minh này lại trở nên cần thiết", giáo sư nói.
Người dẫn chương trình podcast bày tỏ ủng hộ ông, đồng thời lưu ý rằng Liên Xô đã hỗ trợ Mỹ trong Thế chiến II.
"Nga đã giúp chúng ta trong cuộc khủng hoảng Thế chiến II. Năm 1942, Roosevelt không có gì hay ho, tích cực để nói với người dân Mỹ. Tin tốt duy nhất đến từ Nga- Người Nga đã đánh bại Đức quốc xã trong những trận chiến lớn. Hóa ra chúng ta luôn chỉ cần Nga trong những thời khắc khủng hoảng nặng nề nhất", ông Bachelor nói.
'Áp lực từ Mỹ chỉ càng làm Nga và châu Âu xích lại gần nhau' Đó là nhận định của Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maksim Oreshkin, đề câp tới quyết định trừng phạt dự án đường ống dẫn dầu Dòng chảy Phương Bắc 2 và những động thái khác của Mỹ thời gian gần đây. Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maksim Oreshkin. Hãng tin RT của Nga mới đây dẫn lời Bộ trưởng...