Cuộc tranh luận về Trent Alexander-Arnold và câu hỏi dành cho Gareth Southgate
Trent Alexander-Arnold đã sa sút phong độ ở mùa giải này. Và HLV Gareth Southgate biết nó có thể xảy ra nếu anh thi đấu cho đội tuyển Anh.
Ảnh: Getty Images
Cuộc tranh luận về Alexander-Arnold đang cho thấy những dấu hiệu ban đầu rằng nó có thể trở thành một chủ đề kinh điển như kiểu tranh cãi về Lampard- Gerrard hay vấn đề ở hành lang trái của đội tuyển Anh.
Tất cả những gì Trent Alexander-Arnold làm ở thời điểm hiện tại đều được để ý kĩ, thậm chí là qua một lăng kính mang tên: anh có nên được gọi lên đội tuyển Anh hay không. Nếu nhìn tình huống Alexander-Arnold đánh đầu đưa bóng vào đường chạy của Marco Asensio, hẳn HLV Gareth Southgate đúng khi loại anh và ông sẽ được “minh oan” khi không triệu tập hậu vệ sinh năm 1998 lên tuyển. Nhưng nhìn bàn thắng ở phút cuối của anh vào lưới Aston Villa, có lẽ bạn sẽ tự hỏi Southgate đang nghĩ gì.
Các giải pháp cho cuộc tranh luận này rất nhiều ví dụ như Alexander-Arnold nên chuyển lên đá tiền vệ chẳng hạn. Một vài lời khuyên khá hữu ích, nhưng bản chất cuộc tranh luận này không hoàn toàn chỉ về Alexander-Arnold.
Huyền thoại Valeriy Lobanovskyi từng nói một đội bóng không phải là của 11 cá thể rời rạc mà là hệ thống bao gồm 11 chi tiết phụ thuộc lẫn nhau. Không có gì là tuyệt đối hết; mọi thứ đều có tính ngẫu nhiên trong đó nữa. Tất nhiên các cầu thủ là những cá thể, họ có đặc điểm, cảm xúc, phong độ và thể chất khác nhau. Và những điều đó thay đổi động lực của hệ thống, từ đó tác động ngược trở lại.
Video đang HOT
Sự tương tác liên tục giữa các cá nhân và cấu trúc là khá phức tạp và tinh tế. Đó là lý do nhiều thương vụ chuyển nhượng không mang đến thành công: vấn đề không phải là cầu thủ đó giỏi hay đội bóng anh ta gia nhập tốt đến mức nào. Ngay cả một thay đổi nhỏ về hệ thống cũng có thể tạo ra những hệ quả khó lường. Đặc biệt đây là vấn đề ở bóng đá cấp độ đội tuyển, nơi những cấu trúc thường lỏng lẻo và ít được mài giũa hơn do các cầu thủ ít thời gian thi đấu cùng nhau.
Có cảm giác tranh luận về danh sách tập trung đội tuyển quốc gia thường diễn ra không đúng cách. Chúng ta thường quá tập trung vào việc ai không được gọi, người hâm mộ hoặc một CLB cụ thể sẽ kể ra những phẩm chất của cầu thủ đó và khẳng định anh ta xứng đáng có tên trong danh sách. Nhưng họ lại ít khi đặt câu hỏi làm thế nào để một tập thể mạnh nhất có thể được hình thành và duy trì.
Từ đó, chúng ta hãy trở lại với Trent Alexander-Arnold. Anh là một hậu vệ biên tấn công xuất sắc. Anh đóng vai trò quan trọng trong thành công của Liverpool vài năm qua, mùa trước anh có 13 kiến tạo ở Premier League và mùa trước nữa là 12 kiến tạo. Những pha dâng cao bên cánh phải của anh cho phép Mohamed Salah bó vào trong, giúp bộ ba hàng công có điều kiện phối hợp ăn ý và đồng thời anh đóng góp vào khả năng gây áp lực từ trung lộ. Có thể còn những điều về chuyên môn Alexander-Arnold cần cải thiện (tất nhiên rồi, anh mới 22 tuổi) nhưng yêu cầu anh phòng thủ tốt hơn dường như không phải điều thực sự quan trọng. Giá trị của anh nằm ở khả năng tấn công, nguồn năng lượng, tốc độ và trên hết là khả năng tạt bóng.
Giai đoạn đầu mùa giải thực sự khó khăn với Alexander-Arnold. Phong độ của anh suốt một khoảng thời gian đã tụt khá thê thảm, nhưng gần đây anh đang dần lấy lại phong độ dù chưa phải hoàn toàn.
Điểm mạnh của Alexander-Arnold là khả năng tấn công và tạt bóng. Ảnh: Getty Images
Vậy chúng ta phải giải thích những gì đã xảy ra ở Madrid như thế nào? Chúng ta có lý do để lo lắng về cách hậu vệ phải của Liverpool bị Ferland Mendy vượt qua, nhưng đó không phải nguyên nhân dẫn đến hai bàn thua đầu tiên của Liverpool. Cả hai bàn thua ấy đều xuất phát từ những đường chuyền ở tuyến sau của Toni Kroos – và điều đó dẫn đến sự sụp đổ của cấu trúc đội hình.
Cả hai đường chuyền đều nhắm đến khu vực nách hàng phòng ngự giữa Alexander-Arnold và Nat Phillips, trung vệ lệch phải của “Lữ đoàn đỏ”. Ở đây tồn tại vấn đề về sự ăn ý, thấu hiểu nhau và chọn vị trí. Sau tất cả, Phillips và Ozan Kabak là cặp trung vệ thứ 18 của Liverpool ở mùa này, nói thế để thấy nhân sự ở hàng phòng ngự của đội bóng chủ sân Anfield quá nhiều biến động. Và trong những trường hợp như vậy, sự thiếu chắc chắn là điều khó tránh khỏi.
Nhưng vấn đề lớn hơn nằm ở những đường chuyền. Tất cả mọi người đều biết Alexander-Arnold tấn công rất tốt. Tất cả mọi người đều biết anh thường chọn vị trí khá cao bên cánh phải. Kể từ khi Alexander-Arnold trở thành hậu vệ phải số một của Liverpool, gần như các đối thủ đều cố gắng thực hiện những đường chuyền dài ra khoảng không gian phía sau lưng anh.
Lý do nó chỉ thực sự trở thành vấn đề thời gian gần đây là vì khả năng gây áp lực tầm cao của Liverpool mùa này không tốt (nguyên nhân là do những chấn thương, phong độ và sự tự tin đi xuống, lịch thi đấu dày đặc). Yêu cầu với một đội hình dâng cao là họ phải gây áp lực mạnh mẽ lên đối phương, nếu không gây áp lực để đoạt lại bóng thì họ có thể bị đối phương tung những đường chuyền ra phía sau hàng phòng ngự khá dễ dàng. Hay nói theo cách khác, một khía cạnh trong lối chơi của Alexander-Arnold vốn là điểm mạnh thì nay đã biến thành điểm yếu bởi những lỗi trong cấu trúc lối chơi ở các vị trí khác. Khi Liverpool gây áp lực tốt hơn ở lượt về, vấn đề đã bớt nghiêm trọng hơn nhiều.
Gareth Southgate, với rất nhiều hậu vệ phải chất lượng trong tay để lựa chọn, phải tự hỏi liệu đội tuyển Anh của ông có thể tổ chức đội hình và gây áp lực đối phương đủ tốt để cho phép Alexander-Arnold thi triển lối chơi tự nhiên của anh không. Nếu câu trả lời là không thì với những lý do không mấy liên quan đến năng lực nội tại của Alexander-Arnold, Southgate đưa ra một lựa chọn thận trọng hơn cũng là dễ hiểu.
Lược dịch từ bài viết của ký giả Jonathan Wilson trên The Guardian.
Liverpool tệ nhất trong 16 năm Champions League
Lần đầu từ 2005, Liverpool mới để thủng lưới hai bàn trong hiệp một ở Champions League, khi thua Real 1-3 tối 6/4.
Theo Opta , lần gần nhất Liverpool thua hai bàn ở hiệp một tại Champions League là trận chung kết năm 2005 với Milan. Ở trận tứ kết lượt đi Champions League trên sân Real tối 6/4, hàng công Liverpool không dứt điểm lần nào ở hiệp một. Họ chưa từng để xảy ra điều đó từ năm 2014, cũng ở trận gặp Real.
Salah có bàn thứ sáu ở Champions League mùa này nhưng không cứu được Liverpool khỏi thất bại. Ảnh: Goal .
Liverpool bị dẫn 0-2 sau 36 phút đầu vì những sai sót của hàng thủ. Phút 27, cặp trung vệ Ozan Kabak và Nathaniel Phillips để Vinicius Junior vượt qua dễ dàng, rồi hạ gục Alisson Becker ở tình huống đối mặt. Chưa đầy 10 phút sau, Trent Alexander-Arnold phá bóng lỗi, tạo điều kiện cho Marco Asensio tâng bóng qua đầu Becker ghi bàn.
Màn trình diễn tệ của học trò buộc HLV Jurgen Klopp phải điều chỉnh nhân sự ngay trong hiệp một. Ông đưa Thiago Alcantara vào thế chỗ Naby Keita ở phút 41. Trong lần thứ hai đá chính tại Champions League mùa này, Keita thi đấu mờ nhạt bên Fabinho và Georginio Wijnaldum.
Thay đổi của Klopp giúp Liverpool chơi tốt hơn ở hiệp hai. Họ dứt điểm bốn lần trong hiệp hai và có một bàn của Mohamed Salah. Tuy nhiên, sự chắp vá ở hàng thủ vẫn khiến Liverpool thua bàn thứ ba và rời sân với thất bại 1-3.
Bàn thắng của Salah thắp lên hy vọng cho đội bóng Anh trước lượt về ở Anfield tuần tới. Hai năm trước, Liverpool từng ngược dòng hạ Barca dù thua 0-3 ở lượt đi. Trước đó, trong trận chung kết Champions League 2005, Liverpool cũng bị dẫn 0-3 nhưng gỡ hòa 3-3 và đoạt chức vô địch sau loạt luân lưu.
Mùa giải bỏ đi của Liverpool Juergen Klopp mất 5 năm để xây dựng đế chế Liverpool hùng mạnh nhưng nó lại đứng trước nguy cơ sụp đổ. Trận thua 0-1 trước Fulham vào tối 7/3 (giờ Hà Nội) đánh dấu thất bại thứ 6 liên tiếp của Liverpool trên sân nhà Anfiled, nơi từng được coi là pháo đài bất khả xâm phạm với các đội khách. "Lữ...