Cuộc tranh giành nảy lửa gia tài “khủng” của các hậu duệ hoàng gia Ấn Độ
Dù không còn vai trò chính thức trong xã hội Ấn Độ, nhưng các gia đình hoàng gia ở nước này vẫn sở hữu khối tài sản khổng lồ và điều đó đang châm ngòi cho cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các hậu duệ.
Rambagh Palace, một cung điện hoàng gia Ấn Độ, nay đã trở thành khách sạn 5 sao (Ảnh: Instagram).
Tuần trước, cuộc chiến pháp lý giữa hậu duệ của gia đình hoàng gia từng cầm quyền tại bang Jaipur đã khép lại nhờ một dàn xếp ngoài tòa án. Cuộc đối đầu giữa này gay gắt tới mức phía chính quyền phải dàn xếp một bên trung gian hòa giải để tháo gỡ mâu thuẫn giữa các thành viên thuộc gia tộc 900 tuổi, và là một trong những gia đình hoàng gia giàu nhất Ấn Độ.
Tổng tài sản của gia tộc trên rơi vào khoảng 2,8 tỷ USD. Trong vụ kiện tụng, các tài sản được dư luận chú ý là 2 cung điện được cải tạo thành các khách sạn 5 sao. Hai bất động sản này được định giá hơn một tỷ USD vào thời điểm hiện tại.
Theo thỏa thuận, Devraj Singh và chị gái Lalitya Kumari – cháu của Maharani Gayatri Devi, cựu nữ hoàng của Jaipur từ năm 1940-1949 – sẽ lấy lại khách sạn Jai Mahal Palace từ những người chú của họ và họ sẽ phải trả lại cổ phần ở khách sạn Rambagh Palace.
Trong một vụ kiện tụng căng thẳng khác, Ambalika Devi – em gái của Mandhatasinh Jadeja, “vua” thứ 17 của bang Rajkot trước đây thuộc bang Gujarat, miền tây Ấn Độ – nộp đơn kiện vào tháng 9 để nhằm phản đối di chúc của cha bà về các bất động sản trị giá 3 tỷ USD. Trong khi anh trai của Devi nói rằng, bà đã nhận được phần chia gia tài công bằng, Devi cáo buộc di chúc của cha đã bị giả mạo để giảm phần của bà.
Hàng thập niên sau khi mất đi vai trò chính thức trong xã hội Ấn Độ, nhiều các hậu duệ từ các gia đình hoàng gia nước này, giờ đang vướng vào những cuộc chiến tranh giành gay gắt khối tài sản khổng lồ.
Năm 1972, chính phủ Ấn Độ bỏ lương hưu nhà nước tài trợ cho các thành viên hoàng gia. Các hậu duệ chính thức trở thành thường dân sau khi việc sử dụng tước hiệu cũng dừng lại
Tuy nhiên, việc bị xói mòn quyền lực trong xã hội đã gây nên tâm lý bất an trong các hậu duệ gia đình hoàng gia. Nó cũng làm phát sinh hàng loạt yêu cầu và phản đối liên qua tới những tài sản còn lại cho tới nay, từ cung điện, nông trại, cho tới kim cương, xe ngựa, tranh quý…
Một khẩu đại bác dát vàng của một gia đình hoàng gia Ấn Độ (Ảnh: Twitter).
Nhiều các vụ việc đã thu hút sự chú ý trong suốt thập niên vừa qua, khi con cái, cháu chắt, họ hàng, cha mẹ đưa nhau ra tòa.
Video đang HOT
Năm 2013, các thành viên của gia đình Gaekwad – người cai trị công quốc Baroda ở Gujarat từ thế kỷ 18 đến năm 1947 đã xử lý thành công lùm xùm pháp lý kéo dài 20 năm. Vụ việc này đã thu hút sự chú ý của toàn cầu vì gia sản của họ gồm một cung điện lớn gấp 4 lần điện Buckingham của Hoàng gia Anh, nhiều viên kim cương kích thước lớn, xe ngựa, đại bác dát vàng nặng hơn 100 kg, đồ dùng vàng bạc, và nhiều bất động sản khác.
Ngọn nguồn căng thẳng
Giới quan sát cho biết, những tranh chấp bùng phát trong nội bộ các gia đình hoàng gia là một phần là do giá bất động sản tăng. “Không giống như những năm 1970 khi giá đất không quá cao, giờ đây các vụ kiện tụng trong gia đình hoàng gia liên quan tới việc giá trị bất động sản tăng vọt”, Pratibha Gokhle, luật sư về quyền dân sự tại New Delhi, cho biết.
Ngoài ra, các tranh chấp về gia tài cũng liên quan tới luật phân chia tài sản, quy định về quyền kế vị trong các gia đình hoàng gia. “Khác với các gia đình bình thường khi tài sản thường được chia cho các con, tại gia đình hoàng gia, người con cả sẽ thừa kế toàn bộ tài sản. Điều này gây ra bất mãn từ những người con khác trong gia đình”, luật Gokhle nói.
Với sự thay đổi của trong quan điểm xã hội, việc loại hậu duệ nữ ra khỏi danh sách thừa kế cũng được xem là phân biệt đối xử và bất công. Vì vậy, phụ nữ bắt đầu đâm đơn kiện để đòi quyền lợi.
Ví dụ, 3 người con gái của Harinder Singh Brar, cựu vương trị vì bang Faridkot trong lịch sử vào năm 2013 từng thắng cuộc chiến pháp lý kéo dài 2 thập niên để thừa kế gia tài hơn 4 tỷ USD, sau khi một tòa án ở Chandigarh, bang Punjab ra phán quyết rằng bản di chúc của cha họ đã bị giả mạo.
Khác với thế hệ trước, khi di chúc để lại hiếm khi bị phản đối, thế hệ hậu duệ ngày nay – những người đã được đi học ở nước ngoài và giao tiếp với thế giới bên ngoài – dễ nảy sinh bất mãn với những điều mà họ cho rằng bất công và sẽ đấu cho tới cùng để bảo vệ quyền lợi của họ.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 11.000 ca tử vong vì Covid-19
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 11.000 ca tử vong, trong đó riêng Ấn Độ là trên 4.000 ca, đưa tổng ca tử vong ở nước này vượt 270.000 người.
Tính đến 6 giờ ngày 16/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 163.148.673 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 3.382.491 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 614.066 và 11.466 ca tử vong mới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 14/5/2021.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 142.547.916 người, 17.213.361 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 103.221 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (307.665 ca), Brazil (65.221 ca) và Mỹ (24.973); Ấn Độ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 4.025 ca), tiếp theo là Brazil (1.930 ca) và Colombia (530 ca)
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 33.695.247 triệu người, trong đó có 599.839 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 24.679.908 ca nhiễm, bao gồm 270.254 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 15.586.534 ca bệnh và 434.715 ca tử vong.
Ấn Độ vượt 270.000 ca tử vong
Ấn Độ có thêm 307.665 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua - con số thống kê ghi nhận theo ngày thấp nhất trong gần 3 tuần qua, nâng tổng số người mắc Covid-19 ở nước này lên 24,67 triệu ca. Trong khi đó, danh sách những người không qua khỏi đại dịch cũng tăng thêm trên 4.000 trường hợp, nâng tổng số lên 270.254 người.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia cho rằng sự sụt giảm trong con số thống kê theo ngày nêu trên chủ yếu là do tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 tại Ấn Độ hiện đang ở mức thấp nhất kể từ ngày 9/5 vừa qua.
Mỹ: Nhiều tranh cãi về quyết định nới lỏng yêu cầu đeo khẩu trang
Tại Mỹ, các quy định đeo khẩu trang đang được nới lỏng với những người đã tiêm phòng đầy đủ, một biện pháp được công bố trong hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nước này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần được giải đáp xung quanh hướng dẫn mới như cách thức triển khai hay định nghĩa thế nào là tiêm phòng đầy đủ.
Lại một lần nữa nội bộ Mỹ rơi vào cảnh "mạnh ai nấy làm", thiếu một chính sách nhất quán, vốn từng đẩy quốc gia này vào "chảo lửa" Covid-19 hồi đầu năm 2020. Một số bang tại Mỹ ngay từ đầu đã không áp dụng quy định đeo khẩu trang bắt buộc, một số bang lại dỡ bỏ quy định trước cả khi CDC Mỹ có hướng dẫn mới và một số bang khác vẫn đang đánh giá số liệu trong khi Maryland và Virginia lập tức làm theo hướng dẫn mới của cơ quan chức năng.
Nhiều công ty lớn cũng đưa ra những lựa chọn khác nhau, trong đó hãng bán lẻ hàng đầu Mỹ Walmart ngày 14/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang với những nhân viên và khách hàng đã tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, nghiệp đoàn công nhân ngành thực phẩm và thương mại, đại diện cho khoảng 1,3 triệu lao động, lại dứt khoát phản đối và cho rằng vẫn còn nguy cơ từ những người chưa tiêm phòng và không tuân thủ những quy định an toàn phòng dịch. Hơn 580.000 người Mỹ tử vong vì Covid-19 nhưng cũng đã có khoảng 60% dân số nước này được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng bệnh trong khi số ca mắc mới có chiều hướng giảm nhanh, đối tượng tiêm phòng được mở rộng ra cả nhóm trẻ em.
Về vấn đề này, ngày 14/5, WHO cũng cho rằng những người đã tiêm phòng vẫn nên đeo khẩu trang tại những khu vực vẫn còn tình trạng lây nhiễm. Các quan chức của WHO đều cho rằng các nước cần cân nhắc kỹ về việc dỡ bỏ các biện pháp nhằm kiểm soát lây nhiễm, như đeo khẩu trang, đồng thời cảnh báo nguy cơ xuất hiện thêm những biến thể mới của virus.
Nhật Bản: Áp lực đè nặng trước Olympic
Tại Nhật Bản, không khí đang đè nặng khi chính phủ nước này phải mở rộng tình trạng khẩn cấp vì đại dịch ra 3 vùng khác trên cả nước. Như vậy, trong bối cảnh chỉ còn 10 tuần nữa là khai mạc Đại hội Thể thao thế giới Olympic, tình hình dịch bệnh tại nước chủ nhà vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Trong khi thủ đô Tokyo và một số khu vực đã áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp tới hết tháng 5/2021 thì 3 tỉnh khác cũng có các địa điểm thi đấu là Hiroshima, Okayama và Bắc Hokkaido tiếp tục bị đưa vào danh sách áp dụng biện pháp này.
Anh lo ngại "biến thể Ấn Độ"
Ở châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, biến thể B1.617.2, vốn được cho là một phần nguyên nhân chính dẫn tới làn sóng dịch bệnh tồi tệ tại quốc gia này. Thủ tướng Johnson không loại trừ khả năng việc B1.617.2 xâm nhập vào Anh sẽ khiến quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế và xã hội tại nước này bị gián đoạn một cách nghiêm trọng. Bộ Y tế Anh đã phát hiện ra biến thể trên tại vùng Tây Bắc xứ England và ở thủ đô London.
Thủ tướng Johnson cho biết chính phủ sẽ dựa vào những dữ liệu đánh giá chính thức về mức độ nguy hiểm của biến thể này để đưa ra quyết định về các bước tiếp theo trong tiến trình mở cửa trở lại. Hiện giới khoa học tin rằng biến thể B1.617.2 lây lan nhanh hơn nhưng chưa xác định được cụ thể nhanh hơn bao nhiều lần so với virus gốc. Trong khi đó, một số quốc gia trong châu lục như Hy Lạp, Pháp và Tây Ban Nha đã khởi động mùa du lịch Hè với hy vọng bù đắp cho một năm 2020 ảm đạm.
Campuchia: Số ca nhiễm mới liên tiếp giảm
Bộ Y tế Campuchia đã ghi nhận ngày thứ tư liên tiếp có số ca mắc mới bệnh Covid-19 giảm, trong bối cảnh chính quyền thủ đô nước này quyết định tiếp tục đóng cửa các khu chợ trong thành phố thêm một tuần để đề phòng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Thông báo của Bộ Y tế Campuchia ngày 15/5 xác nhận nước này có thêm 335 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh tại Campuchia lên 21.834 người, trong đó 10.940 trường hợp đã bình phục. Tổng số ca tử vong do dịch Covid-19 tại Campuchia hiện vẫn là 147 ca, do không có thêm trường hợp tử vong.
Tối 14/5, Đô trưởng Phnom Penh xác nhận tiếp tục đóng cửa các khu chợ do nhà nước quản lý và chợ cóc trên địa bàn thành phố thêm một tuần, từ ngày 15-21/5. Theo số liệu của Ủy ban tiêm chủng quốc gia Campuchia, tính đến ngày 13/5, nước này đã tiêm chủng cho 2.064.833 người, bằng 3 loại vaccine Sinopharm, Sinovac và AstraZeneca (Covishield) - tương đương 12,5% dân số cả nước.
Nhằm tăng cường lực lượng y tế chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Công dân Campuchia Prum Sokha đã quyết định lập nhóm chuyên trách, có nhiệm vụ tuyển dụng 3.000 nhân sự bổ sung cho lực lượng y tế công trong năm nay. Theo chỉ đạo của ông Sokha, các bệnh viện tại Campuchia đang thiếu nhân viên y tế trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan mạnh trong cộng đồng, Quốc vụ khanh Bộ Dịch vụ Công dân Youk Bunna sẽ đứng đầu nhóm chuyên trách với sự phụ tá của 27 quan chức khác. Nhóm sẽ giám sát quá trình tuyển dụng để đảm bảo các nhân sự mới có thể đáp ứng tất cả yêu cầu công việc.
Malaysia: Ca tử vong mới cao nhất từ trước đến nay
Giới chức y tế Malaysia ngày 15/5 thông báo nước này có thêm 44 trường hợp tử vong do Covid-19 - số ca tử vong ghi nhận theo ngày cao nhất từ trước đến nay.
Số các ca mắc mới vẫn duy trì ở mức trên 4.000 trường hợp trong ngày thứ tư liên tiếp. Cụ thể, Malaysia có thêm 4.140 ca bệnh mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 ở nước này lên 466.000 trường hợp, trong khi tổng số ca tử vong hiện là 1.866 ca - cao thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.
Lào sẽ tiêm vaccine cho 50% dân số trong năm 2021
Bộ Y tế Lào ngày 15/5 thông báo đã ghi nhận thêm 72 ca mắc Covid-19 mới trong vòng 24 giờ qua, bao gồm 51 ca cộng đồng, số còn lại là các ca nhập cảnh và được cách ly ngay.
Sau 1 ngày chỉ ghi nhận duy nhất 1 ca nhiễm cộng đồng, Lào tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm cộng đồng ở mức hai con số tại tỉnh Bokeo và thủ đô Viêng Chăn, lần lượt là 37 và 14 ca. Bên cạnh đó, việc số lao động Lào về từ Thái Lan ngày một đông và có tỷ lệ phát hiện mắc Covid -19 ngày càng cao cho thấy dù các chính sách mạnh mẽ và quyết liệt của chính phủ đã bước đầu đem lại hiệu quả, nhưng tình hình dịch Covid -19 tại Lào vẫn còn nhiều yếu tố phức tạp và khó lường.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Lào đã quyết định nâng mục tiêu tiêm chủng lên 50% dân số trong độ tuổi trong năm 2021, thay cho mục tiêu ban đầu là 22%. Tính tới hết ngày 14/5, nước này đã tiêm vaccine ngừa Covid- 19 được cho 582.647 người, trong đó có 89.166 người đã tiêm đủ hai mũi.
Bước đi chiến lược của EU Bô trương Ngoại giao 27 nước thành viên Liên hiêp châu Âu (EU) gân đây đã thông qua Chiến lược hợp tác của EU tại khu vực Ấn ộ Dương - Thái Bình Dương. Các nước EU viện trợ vật tư y tế cho Ấn Độ. Bản chiên lươc này phản ánh sự công nhận vê tầm quan trọng của khu vực Ân...